Gia Lai: Phát triển cây ăn quả tăng trưởng từ tiềm lực địa phương

Tỉnh Gia Lai đã tận dụng các tiềm lực tại địa phương, hỗ trợ phát triển cây ăn quả cho hộ dân, doanh nghiệp, nhờ vậy thúc đẩy phát triển sản phẩm xuất khẩu để đem lại giá trị kinh tế cao.

Tăng trưởng nông nghiệp theo thế mạnh địa phương

Năm 2022, tỉnh Gia Lai đã có bước phát triển mạnh mẽ về diện tích và sản lượng cây ăn quả, đồng thời đã chú trọng áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh, tổng diện tích cây ăn quả đã tăng lên 29.016,5ha. Nhiều loại cây như chuối, chanh dây, sầu riêng, bơ, mít… dần phát triển mạnh về quy mô diện tích và hình thành các vùng chuyên canh. Số liệu cho thấy, diện tích cây ăn quả canh tác theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt tăng lên 19.565,4ha, trong đó có 9.185,9ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Cụ thể, Gia Lai đã có 865,8ha sầu riêng, 446ha bơ, 2.850,6ha chuối, 2.961ha chanh dây, 541ha xoài, 210ha mít, 351,1ha thanh long, 739ha dứa, 102,3ha bưởi, 29,6ha cam, 12ha na, 5ha nhãn và 72,5ha các loại cây ăn quả khác.

Gia Lai: Phát triển cây ăn quả tăng trưởng từ tiềm lực địa phương -0
Gia đình ông Vũ Xuân Hệ (xã Đak Pơ Pho, huyện Kông Chro) chăm sóc vườn nhãn của gia đình. (Ảnh: Minh Nguyễn)

Việc ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cũng được tỉnh chú trọng với diện tích cây ăn quả ứng dụng công nghệ hiện lên đến 12.988,5ha. Trong đó, 6.679,5ha do người dân đầu tư (3.831,6ha chanh dây và 2.847,9ha cây ăn quả các loại), 6.300,5ha do doanh nghiệp đầu tư (3.287,1ha chuối, 739ha dứa, 410ha bơ, 581,9ha sầu riêng, 533,6ha xoài, 257ha mít, 383,1ha thanh long, 108,8 ha bưởi) và 8,5ha do Nhà nước đầu tư xây dựng mô hình trình diễn để người dân học tập, nhân rộng trong sản xuất.

Theo thống kê, hiện Gia Lai tăng sản lượng trái cây lên 417.192 tấn, tăng bình quân 46,41%/năm. Các mô hình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt và ứng dụng công nghệ cao đã được triển khai và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Tỉnh cũng chú trọng đến việc xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trái cây xuất khẩu và xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý để tăng giá trị sản phẩm.

Toàn tỉnh hiện đã được cấp 74 mã số vùng trồng với tổng diện tích 6.362,75ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu. Trong đó, chanh dây có 19 mã số với tổng diện tích 586,83ha; dưa hấu 9 mã số với tổng diện tích 735ha; chuối 22 mã số với tổng diện tích 2.899,63ha; xoài 6 mã số với tổng diện tích 308,88ha; thanh long 8 mã số với tổng diện tích 547,19ha; mít 10 mã số với tổng diện tích 1.285,22ha. Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã được cấp 22 mã số cơ sở đóng gói trái cây xuất khẩu với tổng công suất khoảng 655-795 tấn quả tươi/ngày.

Đặc biệt, một số sản phẩm cây ăn quả đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu chứng nhận như: chôm chôm Ia Grai, chanh dây Gia Lai.

Cần giải pháp đồng bộ

Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, những năm gần đây, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã triển khai thực hiện nhiều mô hình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt, ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại xã Ia Tiêm, Ia Glai (huyện Chư Sê) và Ia Băng (huyện Đak Đoa), Công ty cổ phần Gia súc Lơ Pang đầu tư liên kết phát triển 658,2ha chuối già hương Nam Mỹ ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tại xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh), Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đại Ngàn đầu tư trồng 29,2ha sầu riêng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và sản phẩm được tỉnh chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 50 doanh nghiệp và 32 hợp tác xã đầu tư phát triển cây ăn quả với diện tích 9.144,4ha. Đồng thời, thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm rau quả như: Nhà máy chế biến rau quả của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao với công suất 52.000 tấn sản phẩm/năm; Nhà máy sơ chế, chế biến, đóng gói trái cây tươi và trái cây cấp đông IQF của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai với công suất 36.500 tấn sản phẩm/năm…

Các chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và kinh doanh trái cây. Tỉnh đã áp dụng nhiều chính sách, cụ thể như hỗ trợ giống cây ăn quả cho hộ dân, doanh nghiệp; hỗ trợ cung cấp vật tư, giống, thuốc bảo vệ thực vật; hỗ trợ xây dựng hệ thống tưới, lưới điện cho vùng trồng cây; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trái cây; đào tạo, nâng cao năng lực, kiến thức cho người dân về kỹ thuật canh tác, chăm sóc, bảo quản trái cây.

Mặt khác, tỉnh cũng đã xây dựng được một số thương hiệu nổi tiếng như chuối xanh Gia Lai, sầu riêng Gia Lai, chanh dây Gia Lai, bưởi da xanh Đức Long, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và địa phương.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành trồng cây ăn quả tại Gia Lai còn đối mặt với một số thách thức như khó khăn trong quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; giá trị sản phẩm chưa được cao và ổn định; còn nhiều hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ mới, tự động hóa sản xuất, tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.

Để vượt qua các thách thức này, cần phải tiếp tục nâng cao năng lực kỹ thuật cho người dân, đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng, tăng cường quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm. Ngoài ra, cần thúc đẩy quảng bá thương hiệu, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và phát triển sản phẩm xuất khẩu để đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân và địa phương.

Địa phương

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao

Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn các địa bàn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt...

Trên con đường thoát nghèo của người dân Mộc Châu luôn có cán bộ NHCSXH đồng hành.
Trên đường phát triển

Mộc Châu sẽ là đô thị xanh hiện đại

Mộc Châu nay đã khác! Những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng đang được đồng bào các dân tộc trên địa bàn nâng niu và chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, góp phần xây dựng đời sống ngày một sung túc, đầm ấm hơn. Trên hành trình ấy, luôn có các chính sách tín dụng xã hội - như một chất "dẫn", một bệ đỡ vững chắc hỗ trợ cho bà con trên chặng đường trở thành đô thị xanh, hiện đại.

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN
Địa phương

Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk
Trên đường phát triển

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia 1719.