"dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)"

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 30.8, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 22 Hùng Vương, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tổ chức phiên họp mở rộng, thẩm tra sơ bộ dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hóa chất

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) chiều nay, 23.11, có ý kiến đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển. Điều này sẽ góp phần làm rõ trách nhiệm pháp lý, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan và tăng cường an toàn trong vận chuyển hóa chất.

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai Bùi Xuân Thống kiến nghị bổ sung trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Ảnh: Khánh Duy
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính thống nhất với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Thảo luận ở Tổ 7, chiều 8.11 về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi), Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực từ thực tiễn.

Hai “sứ mệnh” của Luật Quảng cáo (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Hai “sứ mệnh” của Luật Quảng cáo (sửa đổi)

Chiều 8.11, các đại biểu Tổ 18 (Gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Thảo luận tại tổ, ĐBQH Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) thì cho rằng, sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo lần này phải có "sứ mệnh" quản lý chặt chẽ việc quảng cáo trên nền tảng số và mạng xã hội và dẹp loạn những quảng cáo nhếch nhác ngoài trời, gây phản cảm, làm xấu hình ảnh mỹ quan đô thị.

toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Có chính sách đầu tư chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm phát triển công nghiệp hóa chất

Theo Báo cáo thẩm tra dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày, có ý kiến đề nghị làm rõ chính sách do Nhà nước ưu đãi và do Nhà nước đầu tư; có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm để phát triển công nghiệp hóa chất.