Phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Dự án Luật Đường bộ: Rà soát kỹ phạm vi điều chỉnh để tránh trùng lắp

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 24, sáng nay, 13.7, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Đường bộ.

Dự án Luật Đường bộ: Rà soát kỹ phạm vi điều chỉnh để tránh trùng lắp -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Dự án Luật Đường bộ: Rà soát kỹ phạm vi điều chỉnh để tránh trùng lắp -0
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Dự án Luật Đường bộ: Rà soát kỹ phạm vi điều chỉnh để tránh trùng lắp -0
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Trình bày Tờ trình dự án Luật Đường bộ, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thắng nêu rõ, dự thảo Luật Đường bộ gồm 6 chương, 95 điều, trong đó, giữ nguyên 1 điều (Điều 2 về đối tượng áp dụng); sửa đổi 40 điều; bổ sung mới 54 điều.

So với Luật Giao thông đường bộ năm 2008, dự thảo Luật đã có sự thay đổi về phạm vi điều chỉnh và bổ sung các khái niệm mới như: đường giao thông nông thôn, đường địa phương, phương tiện công nghệ mới, phương tiện đa tính năng (Điều 3); đồng thời, bổ sung quy định về áp dụng Luật Đường bộ và các luật khác (Điều 4), bổ sung quy định về cơ sở dữ liệu đường bộ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính (Điều 8), bổ sung các chính sách phát triển giao thông đường bộ trên cơ sở các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước (Điều 9).

Về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, dự thảo Luật có các điểm mới như: bổ sung hệ thống đường thôn xóm vào mạng lưới đường bộ; bổ sung quy định việc phân kỳ đầu tư trong việc cho phép đường địa phương, đường chuyên dùng được quy hoạch thành quốc lộ (Điều 10); bổ sung quy định cụ thể đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Điều 14), phạm vi bảo vệ trên không và phía dưới đường bộ (Điều 18)…

Ngoài ra, dự thảo Luật còn bổ sung nhiều điểm mới đối với phương tiện giao thông đường bộ; vận tải đường bộ; quy định rõ hơn trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ…

Dự án Luật Đường bộ: Rà soát kỹ phạm vi điều chỉnh để tránh trùng lắp -0
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới. Ảnh: Hồ Long

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới cho biết, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản tán thành phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, cho rằng có một số nội dung giao thoa cần được quy định trong cả Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; đề nghị tiếp tục rà soát để tránh lỗ hổng pháp luật và tránh chồng chéo quy định trong 2 dự thảo Luật này. 

Dự án Luật Đường bộ: Rà soát kỹ phạm vi điều chỉnh để tránh trùng lắp -0
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Đa số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành sự cần thiết ban hành Luật Đường bộ nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện giao thông đường bộ; tăng cường quản lý nhà nước, thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế; khắc phục những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai pháp luật về giao thông đường bộ.

Về phạm vi điều chỉnh, đa số ý kiến cho rằng, đây là nội dung quan trọng nên cần tiếp tục rà soát kỹ để tránh trùng lắp với dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, trong phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Đường bộ có một chương dễ trùng lẫn với dự thảo Luật Trật tự, an toàn, an toàn giao thông đường bộ, cụ thể là chương về phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị làm rõ nội dung nào quy định tại dự thảo Luật này và nội dung nào quy định ở dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, còn một số quy định cũng dễ dẫn đến trùng lắp, như: báo hiệu đường bộ; tổ chức giao thông; bảo đảm an toàn giao thông…

Dự án Luật Đường bộ: Rà soát kỹ phạm vi điều chỉnh để tránh trùng lắp -0
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, đây là dự án Luật khó, đòi hỏi công tác chuẩn bị phải công phu, kỹ lưỡng, chu đáo, tỉ mỉ. Do đó, cần làm lại toàn bộ hồ sơ mới để trình Quốc hội Khóa XV và tập hợp nội dung giải trình đại biểu Quốc hội Khóa XIV đưa vào tài liệu tham khảo.

Dự án Luật Đường bộ: Rà soát kỹ phạm vi điều chỉnh để tránh trùng lắp -0
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ, các bộ, ngành và các cơ quan của Quốc hội cần vào cuộc một cách quyết liệt hơn. Sau phiên họp này, Ban soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến phát biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, nhất là phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ để hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật Đường bộ gửi đến Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội thẩm tra chính thức. Ủy ban Quốc phòng và An ninh tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội để phân công cụ thể các cơ quan tham gia thẩm tra theo lĩnh vực phụ trách và Ủy ban Quốc phòng và An ninh sẽ chủ trì tổ chức phiên họp thẩm tra chính thức, tổng hợp báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng văn bản.

Chính trị

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, bảo đảm đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu khai mạc Hội nghị.

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB

Chiều 17.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng, thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Chiều 17.9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Học viện (9.1949 - 9.2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; trực tuyến tới các điểm cầu của các Học viện trực thuộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công

Chiều 17.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo nhằm rà soát các công việc sau phiên họp lần thứ 13 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khó đến đâu gỡ đến đó, phải làm đến nơi đến chốn, kịp thời phục vụ nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ đặc biệt quan tâm 6 dự án Luật dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám theo quy trình tại một kỳ họp; các Bộ trưởng phải trực tiếp xem xét dự thảo Luật để bảo đảm chất lượng. Chúng ta xác định khó đến đâu gỡ đến đó, tắc đến đâu thông đến đó, phải làm đến nơi đến chốn để kịp thời phục vụ cho nhiệm vụ quý 4.2024 và năm 2025.