Dự án đường Vành đai 3: Cần thu thập thông tin khu vực lân cận để cân đối hệ số giá đất

Luật sư Lê Bá Thường cho rằng, việc áp dụng hệ số giá đất (hệ số K) để tính giá đất trong bồi thường, hỗ trợ đối với đất bị thu hồi triển khai dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP Thủ Đức cần lấy ý kiến người dân có đất bị thu hồi và thu thập thông tin tại khu vực lân cận… để cân đối hệ số K.

Điều chỉnh lại phương án bồi thường, hỗ trợ?

Dự án Vành đai 3: Người dân chưa đồng đồng thuận chính sách bồi thường, hỗ trợ kiến nghị gì? -0
Khu nhà đất của ông Bùi Thanh Tuấn (đất trồng cây lâu năm) nằm ngay mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh nhưng chỉ có giá bồi thường hơn 7,6 triệu đồng/m2. Ảnh: Quang Phương.

Ông Bùi Thanh Tuấn, hộ dân có hơn 800m2 đất giáp mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh cùng nhà xưởng trên đất bị thu hồi bởi dự án đường Vành đai 3 kiến nghị: Xem xét, điều chỉnh lại mức bồi thường hỗ trợ cho gia đình trên phần đất bị thu hồi để làm dự án. Đồng thời, hàng tháng, ông bị mất đi một khoảng từ nguồn thu nhập từ việc cho thuê nhà xưởng nên kiến nghị phải có chính sách hỗ trợ di dời và tái định cư hợp lý để gia đình ổn định cuộc sống, tiếp tục ủng hộ chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Ông Lê Minh Thắng (người có hơn 3.600m2 đất tại địa chỉ số 200 Nguyễn Xiển, phường Trường Thạnh) ý kiến, TP Thủ Đức là đơn vị hành chính đặc biệt (thành phố trong thành phố) nên cũng cần phải có cơ chế thỏa đáng trong chính sách đền bù giải phóng mặt bằng. Do vây, không nên sử dụng bảng giá đất nông nghiệp theo quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16.1.2020 nhân với hệ số giá đất. Bởi tính theo phương pháp này sẽ không sát giá thị trường nên chưa tạo sự đồng thuận trong dân.

Dự án Vành đai 3: Người dân chưa đồng đồng thuận chính sách bồi thường, hỗ trợ kiến nghị gì? -0
Bên trong khu đất hơn 3.600m2 nằm ngay mặt tiền đường Nguyễn Xiển của ông Lê Minh Thắng, đất trồng cây lâu năm cũng chỉ có giá bồi thường hơn 7,6 triệu đồng/m2. Ảnh: Quang Phương. 

Tương tự ông Tuấn, ông Thắng và các hộ dân khác như Ông Đoàn Văn Hoàng (SN 1972), hộ dân có 42m2 đất thuộc thửa đất số 26, tờ bản đồ 36 tài liệu địa chính 2003; Bà Lê Thị Thanh Tú – người có hơn 5.700m2 bị thu hồi, cùng phường Trường Thạnh cũng kiến nghị các cơ quan chức năng, ban ngành xem xét lại giá đền bù, hỗ trợ.

Đơn giá đền bù đất nông nghiệp có thể tính bằng đơn giá đất đền bù thổ cư trong cùng khu vực sau khi trừ đi tiền thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lên thổ cư. Phương pháp này tương tự nhưng chính quyền tỉnh Bình Dương đã thực hiện. Nếu thực hiện như thế sẽ đưa giá đền bù đất nông nghiệp có quy hoạch đất thổ cư về sát giá thị trường, tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng.

Cân đối hệ số K

Dự án Vành đai 3: Người dân chưa đồng đồng thuận chính sách bồi thường, hỗ trợ kiến nghị gì? -0
Giá bồi thường, hỗ trợ thấp, gia đình ông Đoàn Văn Hoàng lo lắng sắp tới bị giải tỏa không biết phải đi đâu về đâu.

Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân về giá bồi thường như hiện tại, ông Trần Đình Na, Phó Trưởng phòng nghiệp vụ 3 – Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng TP Thủ Đức, cho biết: "Theo quy định thì UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm quyết định về giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn địa phương mình quản lý. Hệ số K thấp hay cao như trong chính sách bồi thường là do lấy giá thị trường đã khảo sát chia lại đơn giá đất theo Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16.1.2020 của UBND TP. Hồ Chí Minh thì ra hệ số K".

"Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 16.1.2020 của UBND TP. Hồ Chí Minh quy định hệ số K đất nông nghiệp tại TP Thủ Đức từ 15-25, thì hệ số K của đất nông nghiệp tại TP Thủ Đức nằm trong khung đó, không thấp hơn và cao hơn; Lấy giá thẩm định chia cho đơn giá đất hàng năm, làm sao thì làm miễn nằm trong khu hệ số K từ 15-25 là được”, ông Na giải thích.

Dự án đường Vành đai 3: Người dân chưa đồng đồng thuận chính sách bồi thường, hỗ trợ kiến nghị gì? -0
Khu đất bà Lê Thị Thanh Tú nằm trong diện bị thu hồi để thực hiện dự án đường Vành đai 3. Ảnh: Quang Phương.

Nhìn nhận về ý kiến trên, Luật sư Lê Bá Thường, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh nhận định, theo quy định hiện nay giá đất được tính theo các phương pháp khác nhau, gồm có: Phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chiết trừ, phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư, phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.

Theo đó, phương pháp hệ số điều chỉnh hệ số K do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy định và ban hành dựa theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP: “Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất là phương pháp định giá đất bằng cách sử dụng hệ số điều chỉnh giá đất nhân (x) với giá đất trong bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.”.

Cụ thể: mức giá đất của thửa đất = Giá đất trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K). Đồng thời, giá đất tính theo hệ số K được áp dụng trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều 114, khoản 2 Điều 172 và khoản 3 Điều 189 Luật Đất đai 2013.

Dự án đường Vành đai 3: Cần thu thập thông tin khu vực lân cận để cân đối hệ số giá đất -0
Luật sư Lê Bá Thường

Luật sư Lê Bá Thường phân tích, theo quyết định 28/2022/QĐ-UBND ngày 15.8.2022 của UBND tại TP. Hồ Chí Minh, giá đất tại TP Thủ Đức như sau: Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở: Nếu đất thương mại, dịch vụ tính bằng 80% giá đất ở liền kề; Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; Đất sử dụng vào các mục đích công cộng có mục đích kinh doanh; Đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất công trình sự nghiệp: tính bằng 60% giá đất ở liền kề; Đất nghĩa trang, nghĩa địa, Đất giáo dục, y tế: Đất tôn giáo, tín ngưỡng dân gian: tính bằng 60% giá đất ở liền kề. Đất nông nghiệp tại TP Thủ Đức có hệ số k từ 15-25.

Tại Điều 3, 28/2022/QĐ-UBND ngày 15.8.2022 nói trên cũng quy định rõ: Việc áp dụng hệ số K phải lấy ý kiến người dân có đất bị thu hồi và thu thập thông tin tại khu vực (quận, huyện) lân cận có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật tương đồng để cân đối với hệ số điều chỉnh (hệ số K).

Địa phương

Phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đúng đắn để cải thiện năng suất, chất lượng, từ đó cải thiện thu nhập cho người dân
Trên đường phát triển

Đầu tư xây dựng thương hiệu

Tại Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích gieo trồng hữu cơ và hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 4.400ha, chiếm 2,13% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh.

Đồng Nai đạt nhiều kết quả nổi bật trong phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ.
Địa phương

Nhiệm vụ đột phá

Phát triển nông nghiệp hữu cơ là một trong những nhiệm vụ đột phá được Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt ra. Theo đó, tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, phê duyệt đề án và các chương trình hành động phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Tỉnh Hòa Bình dự kiến tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh năm 2024 với nhiều hoạt động đặc sắc
Địa phương

Tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch bền vững

Để tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch, ngay trung tuần tháng 11 (từ 15 - 23.11), tỉnh Hòa Bình tổ chức sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024 tại thành phố Hòa Bình. Đây là sự kiện quan trọng được chuẩn bị chu đáo để giới thiệu các hoạt động văn hóa phong phú và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nhằm phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua 4 nội dung đột phá đã được tỉnh đề ra từ đầu nhiệm kỳ.

Lãnh đạo tỉnh Nam Định trao quyết định cho nhà đầu tư. Ảnh: Trung Hà
Hoạt động chính quyền

Công bố khu công nghiệp hỗ trợ đầu tiên tại Nam Định

UBND tỉnh Nam Định vừa công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Trung Thành tại tỉnh; trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty Cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng Nam Định - doanh nghiệp dự án do Công ty Cổ phần bất động sản Capella (Capella Land) lập để thực hiện dự án.

Khánh Hòa dẫn đầu tăng trưởng mức độ quan tâm, khởi động chu kỳ mới của thị trường
Địa phương

Khánh Hòa dẫn đầu tăng trưởng mức độ quan tâm, khởi động chu kỳ mới của thị trường

Trong 9 tháng đầu năm 2024, mức độ quan tâm đối với bất động sản tại các tỉnh ven biển đã tăng trưởng tích cực so với năm 2023 trên tất cả các thị trường, trong đó Khánh Hòa dẫn đầu với mức tăng đáng kể. Đây là kết quả từ dữ liệu big data của batdongsan.com.vn, được công bố trong buổi báo cáo giữa tháng 10 vừa qua.

Long An tăng cường thu hút đầu tư những dự án chuyển đổi xanh, công nghệ cao
Địa phương

Long An: Tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại châu Âu

Thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024, tỉnh Long An tổ chức Đoàn công tác do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được làm Trưởng đoàn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư tại Pháp, Bỉ, Đức từ ngày 11 – 21.11.2024 theo lời mời của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Khắc Toàn phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: THẾ ANH
Địa phương

Phát huy tinh thần “Đồng khởi” xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Ghi nhớ chiến công sáng ngời, vẻ vang của phong trào Đồng khởi giải phóng một phần nông thôn, đồng bằng tỉnh Khánh Hòa, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Diên Khánh cần tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần “đồng khởi”, truyền thống quê hương anh hùng, quyết tâm chính trị cao, ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

Sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây ăn trái mang thương hiệu của Huyện Krông Pắc
Địa phương

Sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất cây ăn trái mang thương hiệu của Huyện Krông Pắc

Chiều 8.11, UBND huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2025; gặp mặt các cơ quan báo chí và cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp trong sản xuất, tiêu thụ sầu riêng huyện Krông Pắc.

Tôm nuôi dưới tán rừng được thị trường thế giới đánh giá cao
Trên đường phát triển

Cà Mau phát triển bền vững nuôi tôm rừng sinh thái

Tôm rừng Cà Mau được nuôi theo phương pháp sinh thái, không sử dụng hóa chất và kháng sinh, tạo ra sản phẩm sạch và an toàn. Mô hình này giúp bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn, góp phần ngăn chặn xói lở và bảo vệ đa dạng sinh học, với chi phí sản xuất và quy trình kiểm soát nghiêm ngặt nên tôm rừng sinh thái được thị trường châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều nước đánh giá cao, mang lại giá trị kinh tế rất lớn không chỉ với kinh tế Cà Mau, mà còn với thị trường thế giới.

Nguy cơ mất an toàn từ xe đạp điện
Xã hội

Nguy cơ mất an toàn từ xe đạp điện

Chưa đầy 2 tháng, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, làm 8 người chết. Việc tham gia giao thông bằng xe đạp điện đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, đặc biệt là các em học sinh chưa thực sự hiểu rõ về Luật Giao thông đường bộ.

Đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 10 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng diện tích đất quy hoạch hơn 2.464ha. Trong đó, 8 KCN hiện đã đi vào hoạt động và thu hút các dự án đầu tư thứ cấp.

Kỳ vọng bước chuyển mạnh trong phát triển các ngành dịch vụ
Trên đường phát triển

Kỳ vọng bước chuyển mạnh trong phát triển các ngành dịch vụ

Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết về phát triển một số ngành dịch vụ trọng tâm, giai đoạn 2024 - 2030. Nghị quyết này được kỳ vọng tạo bước chuyển mạnh đưa dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của tỉnh.

Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc
Trên đường phát triển

Cà Mau: Huyện Ngọc Hiển xây dựng nông thôn mới với quyết tâm cao nhất

Là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Cà Mau, Ngọc Hiển bắt tay xây dựng nông thôn mới từ xuất phát điểm thấp, song với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong huyện, đến nay diện mạo nông thôn mới của huyện đã bừng sáng, vị thế ngày càng được nâng cao. Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc đã chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về những khó khăn cũng như quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện trong quá trình xây dựng nông thôn mới thời gian qua.

Đắk Lắk: Triển lãm 150 tác phẩm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa
Xã hội

Đắk Lắk: Triển lãm 150 tác phẩm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa

Sáng 7.11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp Sở VHTTDL tỉnh tổ chức triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa và chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024).

TP. Cần Thơ có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh
Trên đường phát triển

Cần Thơ - Đô thị sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước

Là thành phố trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ nổi bật với cảnh quan sông nước, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh, sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước. Để đạt mục tiêu đó, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án xây dựng, chỉnh trang đô thị, kết hợp hài hòa giữa kinh tế, môi trường và cộng đồng.