Sau kỳ nghỉ lễ, nhiều người dân bị sập bẫy trước những thủ đoạn lừa đảo tinh vi

Thời điểm giáp Tết Nguyên đán 2024, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã liên tục đưa ra cảnh báo cùng với các biện pháp nhận diện và phòng tránh những hình thức lừa đảo trên không gian mạng. Tuy nhiên, trong thời điểm Tết Nguyên đán diễn ra và đặc biệt là khoảng thời gian sau kỳ nghỉ lễ, tình hình lừa đảo trực tuyến vẫn diễn ra khá phức tạp khi nhiều người dân bị sập bẫy trước những thủ đoạn ngày càng tinh vi của đối tượng lừa đảo, nhắm vào một bộ phận người dân cả tin, thiếu hiểu biết.

Sau kỳ nghỉ lễ, nhiều người dân bị sập bẫy trước những thủ đoạn lừa đảo tinh vi -0

Mới đây, Meta – tập đoàn công nghệ đang quản lý 2 nền tảng mạng xã hội có đông đảo người dùng nhất là Facebook và Instagram – tại Việt Nam đã cảnh báo đến người dùng một số chiêu trò lừa đảo trực tuyến phổ biến dịp Tết. Trong đó có hình thức "nhận lì xì" điện tử.

Lợi dụng dịp Tết Nguyên đán, trong những ngày đầu năm gần đây lại xuất hiện các hình thức chúc Tết, lì xì điện tử ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt trong dịp lễ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi thì tính năng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị các đối tượng xấu lợi dụng để giăng bẫy người dùng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đối với lì xì điện tử, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng hình thức mừng tuổi này để giả mạo người quen của nạn nhân và gửi những chiếc lì xì điện tử ảo qua mạng xã hội hoặc nền tảng nhắn tin (thông thường sẽ là các đường dẫn liên kết). Nếu người dùng nhấp vào các liên kết, họ có thể vô tình cung cấp thông tin cá nhân và trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo.

Ngoài ra, các đối tượng dùng thủ đoạn nhắn tin thông báo nhận tiền lì xì đầu năm của ngân hàng nhưng thực chất là các tin nhắn giả mạo, lừa đảo. Trong nội dung các tin nhắn có kèm đường dẫn đến các trang web giả mạo (có tên gần giống với các trang web chính thức của ngân hàng). Nhiều người cả tin muốn nhận quà “lì xì” nên đã nhanh chóng làm theo chỉ dẫn, truy cập vào đường dẫn trong nội dung tin nhắn. Lúc này, hệ thống sẽ tự động hiển thị trang web giả mạo, có giao diện, logo tương tự của ngân hàng và yêu cầu điền các thông tin như số điện thoại, mật khẩu. Khi nhập các thông tin, các đối tượng sẽ kiểm soát được tài khoản ngân hàng của người dân.

Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dùng nên xác thực danh tính của người gửi trước khi nhận những phong bao lì xì điện tử. Cẩn trọng và tỉnh táo để nhận biết những dấu hiệu đáng ngờ trong tin nhắn như lỗi chính tả, giả mạo thương hiệu hoặc những ưu đãi quá lớn. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu VNeID, mã OTP, thông tin CCCD, tài khoản ngân hàng... cho bất kỳ cá nhân, tổ chức thông qua bất kỳ hình thức nào. Không làm theo bất kỳ hướng dẫn nào từ số điện thoại lạ gọi đến.

Bên cạnh đó, Meta khuyến cáo người dùng thiết lập xác thực 2 yếu tố để bảo vệ cho tài khoản trực tuyến, giảm nguy cơ truy cập tài khoản trái phép.

Sau kỳ nghỉ lễ, nhiều người dân bị sập bẫy trước những thủ đoạn lừa đảo tinh vi

Thời gian gần đây, nhiều người đã trở thành nạn nhân của các cuộc lừa đảo tài chính sử dụng Deepfake và có sự tham gia của trí tuệ nhân tạo (AI). Ngay cả khi bạn thực hiện một cuộc gọi video và thấy mặt người thân hay bạn bè, nghe đúng giọng nói của họ thì cũng không hẳn bạn đang nói chuyện với chính người đó.

Mới đây, một nạn nhân của chiêu trò, Nguyễn Thanh H. là nhân viên văn phòng tại Hà Nội đã kể lại. Trong một lần trò chuyện với bạn qua Facebook Messenger, người bạn của H. đã chào và kết thúc câu chuyện nhưng đột nhiên quay lại nhắn tin, hỏi vay tiền và đề nghị chuyển tiền vào một tài khoản ngân hàng. Dù tên tài khoản trùng khớp với tên bạn mình, H. vẫn thoáng nghi ngờ nên yêu cầu gọi video để xác thực. Người bạn đồng ý ngay nhưng cuộc gọi chỉ kéo dài vài giây do "mạng chập chờn", theo giải thích của người bạn. Khi đã thấy mặt bạn mình trong cuộc gọi video, giọng nói cũng đúng của người này, H. không còn nghi ngờ và chuyển tiền. Tuy nhiên, chỉ sau khi chuyển tiền thành công, H. mới biết mình đã mắc bẫy của hacker. Không chỉ H., nhiều nạn nhân khác là bạn bè, người thân của người bạn H. cũng bị lừa theo cách tương tự. Số tiền kẻ xấu lừa được từ tài khoản Facebook đó lên tới hàng chục triệu đồng.

Theo các chuyên gia của Bkav, trong trường hợp của H., các đối tượng xấu đã kiểm soát được tài khoản Facebook nhưng không lập tức chiếm đoạt hoàn toàn mà âm thầm theo dõi, chờ cơ hội giả làm nạn nhân để hỏi vay tiền bạn bè, người thân của họ. Các đối tượng sử dụng AI để tạo sẵn một đoạn video giả mạo gương mặt và giọng nói của chủ tài khoản Facebook (Deepfake). Khi được yêu cầu gọi điện video call để chứng thực, đối tượng đồng ý nhận cuộc gọi nhưng sau đó nhanh chóng ngắt kết nối để tránh bị phát hiện.

Để ngăn chặn tình trạng trên tiếp tục tái diễn, Cục An toàn thông tin đã liên tục đưa ra những cảnh báo. Người dùng cần đặc biệt nâng cao cảnh giác, không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân (CCCD, tài khoản ngân hàng, mã OTP…) cho bất kỳ đối tượng nào thông qua nhiều hình thức khác nhau. Tuyệt đối không chuyển tiền cho người lạ qua điện thoại, mạng xã hội, các trang web có dấu hiệu lừa đảo. Khi có yêu cầu vay/chuyển tiền vào tài khoản qua mạng xã hội, người dùng nên thực hiện các phương thức xác thực khác như gọi điện thoại hay sử dụng các kênh liên lạc khác để xác nhận lại.

Sau kỳ nghỉ lễ, nhiều người dân bị sập bẫy trước những thủ đoạn lừa đảo tinh vi

Tâm linh là một giá trị văn hoá được nhiều cha ông giữ gìn đến ngày nay nhưng trong xã hội hiện nay, nhiều đối tượng đã lợi dụng tín ngưỡng của người dân để trục lợi, giả mạo các dịch vụ tâm linh để chiếm đoạt tài sản của người dân. Nhiều người dân có tâm lý tiễn trừ vận xui của năm cũ, cầu vận may trong năm mới thì cũng là lúc các dịch vụ tâm linh trực tuyến bùng phát. 

Trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok hay các website, hàng loạt các cá nhân giả mạo sư thầy, thầy bói,... xuất hiện tạo một “thị trường tâm linh” phủ đầy trên không gian mạng. Mỗi hội nhóm có thể lên tới hàng trăm ngàn thành viên tham gia. 

Mê tín dị đoan là khái niệm chỉ việc đặt niềm tin vào những điều mơ hồ, không phù hợp với lẽ tự nhiên, không có cơ sở khoa học, như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép, thỉnh bùa cầu may. Không ít người đã tự biến mình thành nạn nhân của những trò lừa đảo tâm linh trên mạng vì tin theo lời bói toán vô căn cứ, dẫn tới hậu quả xấu cho bản thân và gia đình, mất thời gian tiền của, mua về sự lo lắng, hoang mang.

Khi nhiều người dân tin tưởng một cách mù quáng vào vận may rủi, tạo ra nhiều cơ hội cho những đối tượng lợi dụng hình thức tâm linh online trục lợi, lừa đảo, vô hình trung đã khiến giá trị của tâm linh cũng bị biến tướng theo. 

Để ngăn chặn tình trạng trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân không nên quá xa đà vào hình thức tâm linh trên mạng xã hội. Người dân nên lựa chọn và tìm đến những địa chỉ uy tín, không nên quá tin tưởng vào những hình thức biến tướng của hình thức xem tâm linh trên không gian mạng. Người dùng cần tìm hiểu kỹ và xác minh chính xác đối tượng trước khi thực hiện bất kỳ một giao dịch nào trên mạng xã hội.

Sau kỳ nghỉ lễ, nhiều người dân bị sập bẫy trước những thủ đoạn lừa đảo tinh vi

Không ít người dùng đã bị lừa đến hàng trăm triệu đồng chỉ vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận trùng với tên người quen của mình.

Mới đây, một nạn nhân của chiêu trò trên, anh T.H. (số điện thoại 091696xxxx) cho biết bị các đối tượng lừa đảo đã hack Facebook và dùng tài khoản của anh để nhắn tin mượn tiền bạn bè với tài khoản ngân hàng trùng với tên của anh và trùng luôn cả ngân hàng anh đang sử dụng, chỉ khác số tài khoản.

Cách thức lừa đảo của đối tượng được tiến hành ngược lại với suy đoán của nhiều người bị hại. Đầu tiên, đối tượng sẽ tìm cách sở hữu các tài khoản ngân hàng với người đứng tên bất kỳ thông qua đi thuê lại các tài khoản ngân hàng của sinh viên hoặc của người ở quê. Hoặc, đối tượng sử dụng CMND, CCCD của người khác để đăng ký mở tài khoản ngân hàng online từ xa. Nguồn CMND, CCCD có thể thu thập từ giấy tờ bị mất, đánh cắp hoặc mua bán thông tin cá nhân trên mạng.

Tiếp đó, đối tượng sẽ đi tìm người có tên trùng với tài khoản trên mạng xã hội, thực hiện hành vi hack thẳng tài khoản Facebook, gửi link vào tin nhắn để cài cắm mã độc, gửi email chứa link dẫn đến web cướp tài khoản… Khi nạn nhân chẳng may sập bẫy, đối tượng sẽ nhanh chóng cướp tài khoản Facebook và nhắn tin mượn tiền hoặc tung tiếp các đường dẫn dụ dỗ thêm các nạn nhân khác bằng Facebook của người bị hại.

Trước tình trạng tên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nên cẩn trọng trước khi thực hiện bất kỳ một giao dịch nào thông qua mạng xã hội. Người dùng nên thực hiện xác minh danh tính chính xác của đối tượng trước khi thực hiện giao dịch. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng, mã OTP… cho đối tượng lạ hay trên bất kỳ một trang web không rõ uy tín.

Sau kỳ nghỉ lễ, nhiều người dân bị sập bẫy trước những thủ đoạn lừa đảo tinh vi

Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng cho biết, tại nhiều địa bàn xuất hiện hình thức lừa đảo trực tuyến với thủ đoạn mới: mạo danh, giả danh quân nhân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Theo Cục Chính trị Quân khu 7, tính từ tháng 7.2023 đến nay, trên địa bàn đã phát hiện 75 vụ việc mạo danh, giả danh cán bộ, nhân viên quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ông N.D.S (chủ cửa hàng phân bón Duy Sáu, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) cho biết, chỉ trong một tháng, có đến 3 lần ông bị các đối tượng mạo danh sĩ quan quân đội gọi điện thoại đặt mua gần 10 tấn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho đơn vị. Ngoài gọi điện thoại, các đối tượng còn mặc quân phục để gọi video khiến nạn nhân tin tưởng, mất cảnh giác. Bên cạnh đó, một số đối tượng gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn cho người dân, tự xưng là “chỉ huy, quản lý” của con em đang công tác trong quân đội để thông báo liên quan đến hành vi vi phạm kỷ luật và đề nghị người dân chuyển tiền đền bù thiệt hại, khắc phục hậu quả do con em mình gây ra. 

Trên thực tế, các cơ quan, đơn vị không làm việc qua điện thoại như những tình huống trên, bởi vậy người dân cần bình tĩnh, cảnh giác, tuyệt đối không chuyển tiền theo yêu cầu, đồng thời cần kịp thời thông báo với cơ quan chức năng để có hướng giải quyết, tránh rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo.

Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác và  đề phòng trước những chiêu trò trên. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu VNeID, mã OTP, thông tin CCCD, tài khoản ngân hàng... cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào không có trách nhiệm, không làm theo bất kỳ hướng dẫn nào từ số điện thoại lạ gọi đến. Các cơ quan địa phương cần tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chức năng ngành tuyên giáo, thông tin và truyền thông... cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự, công an cùng cấp, thống nhất các nội dung thông tin tuyên truyền trực tiếp đến người dân nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, hiểu biết và tinh thần cảnh giác của nhân dân. Cùng với đó, cần điều tra, xử lý nghiêm minh các đối tượng lừa đảo để tạo sự răn đe.

Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để giải quyết vụ việc theo quy định.

Đời sống

Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư
Đời sống

Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư

Ngày 18.4, quận Ba Đình tổ chức tập huấn triển khai thực hiện cao điểm tuyên truyền, hướng dẫn an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở, khu dân cư trên địa bàn. Buổi tập huấn diễn ra theo phương thức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu phường trên địa bàn quận.

Hơn 22 tỷ đồng ủng hộ Quỹ hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam
Đời sống

Hơn 22 tỷ đồng ủng hộ Quỹ hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam

Ngày 18.4 hàng năm được chọn là Ngày Người khuyết tật Việt Nam, không chỉ để nhắc nhở toàn xã hội nâng cao ý thức trong việc tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật (NKT) mà còn là sự thừa nhận về khả năng đóng góp cho xã hội của NKT. Tính đến ngày 17.4, Trung ương Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi (TMC) Việt Nam đã ghi nhận 22 tỷ đồng cho phong trào ý nghĩa này.

Vietcombank: Cho vay ứng trước dành cho người lao động theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP
Đời sống

Vietcombank: Cho vay ứng trước dành cho người lao động theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP

Từ ngày 16.4, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) triển khai cho vay ứng trước giai đoạn chuyển đổi dành cho người lao động theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31.12.2024 của Chính phủ. Sản phẩm mang đến giải pháp tài chính thiết thực, đồng hành cùng khách hàng vững tâm bước vào giai đoạn mới và tiếp tục phát triển.

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại
Đời sống

Bài 1: Tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày chiến tranh lùi xa, nhưng những vết thương âm ỉ vẫn còn đó, lặng lẽ ăn sâu vào ký ức của hàng nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính tại tỉnh Hà Nam. Trong những ngày tháng Tư lịch sử của đất nước, công an tỉnh Hà Nam tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thu nhận mẫu sinh phẩm ADN để xác định danh tính liệt sĩ.

Lễ chào cờ trên đảo Trường Sa Lớn.
Xã hội

50 năm Giải phóng Trường Sa - Thành trì bất khuất giữa biển Đông

Cùng với 5 cánh quân trên bộ thần tốc tiến về Sài Gòn thì một cánh quân âm thầm vượt biển giải phóng các quần đảo ở Trường Sa. Ngày lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên các đảo Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca... cũng là ngày đất nước thống nhất, giang sơn, biển trời thu về một mối. 50 năm trôi qua, không khí oai hùng của những ngày tháng 4 lịch sử dội về trên những con sóng, vỗ về bờ cõi phía Đông của tổ quốc. Nối tiếp thế hệ cha anh, những người lính Trường Sa hôm nay vẫn kiên cường bám đảo, giữ vững từng tấc đất, biển trời thiêng liêng của Tổ quốc. Họ như những cây phong ba vững vàng trước sóng, gió, bão bùng.

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
Đời sống

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với tinh thần "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", tuổi trẻ Công an tỉnh Đắk Nông đã không quản ngại nắng, mưa tích cực phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ ngày công, đồng hành cùng người dân xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà, góp phần chung tay cùng cả nước thực hiện hiệu quả chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
Xã hội

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, thanh niên cả nước đã tổ chức tập huấn về nông thôn mới cho gần 60 nghìn lượt cán bộ Đoàn và bạn trẻ; trồng mới hơn 82 triệu cây xanh, sửa chữa hơn 80.000km đường giao thông nông thôn, triển khai gần 9.000km tuyến “thắp sáng đường quê”, xây mới gần 1.500 cầu; hỗ trợ vốn vay, kỹ thuật hơn 6.200 mô hình kinh tế cho thanh niên...

Hà Tĩnh: Thực hiện tốt công tác giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp
Đời sống

Hà Tĩnh: Thực hiện tốt công tác giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thông tin từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh cho biết, nhờ thực hiện tốt công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp nên đã góp phần duy trì việc làm, ổn định sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Tuổi trẻ Thái Bình với phong trào "Bình dân học vụ số"
Xã hội

Tuổi trẻ Thái Bình với phong trào "Bình dân học vụ số"

Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên trong thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua, tuổi trẻ tỉnh Thái Bình đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả như: ra mắt, tập huấn cho 686 đội hình thanh niên xung kích “Bình dân học vụ số” để hỗ trợ người dân tiếp cận, tận dụng công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội việc làm mới và hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số...