10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW tại thị xã Hoài Nhơn, Bình Định

Bài 2: Chuyển từ bị động sang chủ động

Nếu 10 năm trước ở Hoài Nhơn, việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách chỉ là phần việc của NHCSXH, tín dụng chính sách cũng chỉ là một chính sách hỗ trợ có điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách; thì nay, nó đã trở thành trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và là công cụ đắc lực của cấp ủy chính quyền trong giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Đây chính là sự thay đổi quan trọng nhất của Chỉ thị số 40: Biến từ thế bị động thành chủ động!

Nguồn vốn ủy thác tăng gấp 55 lần

Nhìn lại những ngày đầu triển khai các chương trình tín dụng chính sách sẽ thấy, đâu đó vẫn còn có những tổ chức, đơn vị chưa thực sự quyết liệt. Một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội; một số nhiệm vụ đề ra chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời và triệt để. Ở thị xã Hoài Nhơn cũng không ngoại lệ!

Đơn cử, việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH thực hiện chương trình tín dụng chính sách xã hội có lúc, có nơi chưa kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng tín dụng tuy đã được nâng cao, nhưng chưa đồng đều giữa các vùng, địa phương; thiếu cơ chế cụ thể lồng ghép, phối hợp hiệu quả giữa các chương trình, dự án kinh tế - xã hội với tín dụng chính sách xã hội. Năng lực, trách nhiệm của một số tổ chức nhận ủy thác của NHCSXH tại cơ sở còn hạn chế; công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện tín dụng chính sách xã hội có lúc, có nơi chưa thật chặt chẽ, hiệu quả.

Ảnh: Niềm vui của vợ chồng anh Sang, chị Thùy khi gây dựng thành công giống nấm mới. Ảnh: Đức Kiên
Niềm vui của vợ chồng anh Sang, chị Thùy khi gây dựng thành công giống nấm mới. Ảnh: Đức Kiên

Nhưng sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Chỉ thị số 40 đã làm thay đổi sâu sắc nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị -xã hội trong việc đẩy mạnh thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động tín dụng chính sách xã hội, Ban Thường vụ Thị ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã.

Có thể thấy rõ sự chuyển biến qua kết quả tăng trưởng nguồn vốn và chất lượng tín dụng của toàn thị xã Hoài Nhơn. Đến 30.4.2024, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 100,659 tỷ đồng, tăng 98,860 tỷ đồng, gấp 55 lần so với trước khi thực hiện Chỉ thị số 40, chiếm 12,97% tổng nguồn vốn. Trong đó, nguồn vốn ngân sách thị xã ủy thác là 27,641 tỷ đồng, tăng 27,641 tỷ đồng so với thời điểm trước khi thực hiện Chỉ thị số 40. Nợ quá hạn là 223 triệu đồng, giảm 471 triệu đồng so với năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần từ 0,27% (năm 2014) xuống còn 0,03%.

Tiếp sức người dân vượt qua khó khăn

Sự thay đổi trong cách nghĩ, cách làm không chỉ từ cấp ủy chính quyền mà mỗi người dân Hoài Nhơn cũng đang nỗ lực hết mình. Bà con hiểu rằng, đây là cơ hội tốt để họ đoạn tuyệt với cái nghèo, vươn lên làm chủ cuộc sống.

Vợ chồng anh Trần Văn Sang và chị Trần Thị Thùy ở khu phố Cửu Lợi Nam, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn đã gắn bó với NHCSXH từ khi là hộ nghèo, cận nghèo. Đến nay, từ hai bàn tay trắng, anh chị đã gây dựng được 3 ngôi nhà trồng nấm; 1 xe tải nhỏ chuyên thu mua, vận chuyển nấm.

"Hiện chúng tôi đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đang tận dụng thời cơ từ 150 triệu đồng vốn chương trình Giải quyết việc làm mà NHCSXH Hoài Nhơn cho vay để mở rộng sản xuất nấm, xây dựng cuộc sống sung túc hơn" - anh Sang chia sẻ.

Nói về sự nỗ lực của các hội viên, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Tam Quan Nam - Trương Thị Cúc cho biết, các chị em ở địa phương rất tần tảo, chịu thương, chịu khó. Tuy nhiên, khí hậu và thời tiết miền Trung vô cùng khắc nghiệt, bão lũ liên tiếp xảy ra, khiến mọi thứ không kịp hồi phục nói gì đến tích lũy, làm giàu. Rất may, khi Đảng, Nhà nước có chính sách hỗ trợ tín dụng, đã giúp địa phương cũng như người dân có thêm trợ lực để vực dậy.

Hiện, Hội Phụ nữ do chị Cúc quản lý có 2.941 hội viên, trong đó có hơn 400 hội viên đang còn dư nợ với tổng dư nợ là trên 19 tỷ đồng; riêng dư nợ chương trình giải quyết việc đạt trên 5 tỷ đồng. "Nguồn vốn đã tạo việc làm cho chị em có thu nhập ổn định. Đồng thời, đây cũng là yếu tố để chúng tôi phấn đấu đến hết năm 2024 đưa 80 hộ nghèo hiện tại của toàn phường (chiếm tỷ lệ 1,33% dân số) thoát nghèo" - chị Trương Thị Cúc khẳng định.

Sự quyết liệt của cấp ủy chính quyền cũng như NHCSXH thị xã Hoài Nhơn đã tạo thêm nhiều cơ hội cho dân chài trên địa bàn phường Tam Quan Bắc đánh bắt an toàn và hiệu quả hơn. Tuy không thấm tháp so với mỗi chuyến biển của bà con, song, ít nhất nguồn vốn của NHCSXH cũng đủ để ngư dân mua sắm nhiên liệu cho một chuyến biển.

Phó Chủ tịch UBND phường Tam Quan Bắc Huỳnh Thị Tường Vy - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường, cho hay, Tam Quan Bắc là nơi thành lập Nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên, duy nhất của tỉnh Bình Định cho đến thời điểm hiện tại. Toàn phường có hơn 1.000 tàu cá, trong đó có 135 tàu tham gia Nghiệp đoàn. Một trong những cái hay khi tham gia nghiệp đoàn là người dân được bảo vệ quyền lợi khi có va chạm xảy ra trên biển; được hỗ trợ trong các thủ tục đi biển; được cập nhật thường xuyên các chính sách mới, trong đó có chính sách tín dụng…

"Nhất là, từ nguồn vốn tín dụng chính sách, chúng tôi đã vận dụng, lồng ghép các chính sách và nguồn vốn khác cho ngư dân, giúp ngư dân có thêm nguồn lực an tâm vươn khơi, bám biển" - bà Huỳnh Thị Tường Vy khẳng định.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…