Bảo đảm an toàn thực phẩm từ bếp ăn tập thể

Việc kiểm soát bếp ăn tập thể tại các cơ quan, trường học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay của Bộ Y tế. Vấn đề ngộ độc thực phẩm luôn rình rập nếu không được quản lý chặt chẽ, đặc biệt là khâu kiểm soát nguồn gốc và chất lượng thực phẩm. Một trong những băn khoăn của các chuyên gia là cần những giải pháp gì để bếp ăn tập thể hoạt động hiệu quả, an toàn cũng như có được niềm tin đối với người lao động và học sinh, sinh viên.

Nhiều vụ việc đáng tiếc

Thời gian qua, tại nhiều địa phương đã xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học khiến hàng trăm trẻ phải nhập viện. Mới đây nhất, vào ngày 14.11, Trường Mầm non Xuân Nộn, Huyện Đông Anh, Hà Nội đã tổ chức liên hoan buffet cho cô và trò nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11. Sau bữa ăn, một số trẻ của Trường Mầm non Xuân Nộn được nhập viện với các biểu hiện sốt cao, nôn nhiều, đi ngoài...

Kết quả cấy vi khuẩn trên bệnh phẩm của bệnh nhân tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho thấy, bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Salmonella type 2. Đây là loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột, nóng, sốt, đau bụng tiêu chảy... Nguyên nhân ban đầu khiến các bệnh nhân nhập viện là do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do nhiễm khuẩn thức ăn.

Bếp ăn tập thể không cần quá hiện đại nhưng phải đáp ứng đủ yêu cầu về vệ sinh. Nguồn: ITN
Bếp ăn tập thể không cần quá hiện đại nhưng phải đáp ứng đủ yêu cầu về vệ sinh.
Nguồn: ITN 

Trước đó ngày 3.10.2018, 150 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm ở tỉnh Hà Giang. 2 ngày sau, 352 học sinh ở tỉnh Ninh Bình bị ngộ độc thực phẩm. Còn rất nhiều vụ việc khác xảy ra từ các bếp ăn trường học.

Theo Phó trưởng Phòng giám sát ngộ độc thực phẩm và Thông tin truyền Thông, Cục An toàn thực phẩm Cao Văn Trung, số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại trường học chỉ chiếm khoảng 3,7% tổng số các vụ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, ở các vụ ngộ độc tại trường học, số trẻ bị mắc khá đông, hơn nữa, các em còn nhỏ, sức đề kháng yếu, nếu bị ngộ độc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe nên đã gây lo lắng, bức xúc cho nhiều người.

Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) Nguyễn Thanh Phong cho rằng, nguyên nhân là do chủ doanh nghiệp, nhà trường chưa thực sự quan tâm đến việc bảo đảm ATTP tại bếp ăn tập thể. Có tổ chức đã giao cho bộ phận nhân sự quản lý, nhưng bộ phận này lại ít khi kiểm tra hoặc nếu có cũng chỉ là hình thức. Một số đơn vị liên kết nhà thầu kinh doanh dịch vụ ăn uống nấu tại chỗ nhưng lại chưa chủ động cùng nhà thầu khắc phục ngay các điều kiện về cơ sở vật chất không bảo đảm tại bếp của đơn vị mình. 

“Người đứng đầu các đơn vị cần quan tâm định kỳ kiểm tra hoạt động bếp ăn tập thể, phân định rõ và phối hợp với nhà thầu để kịp sửa chữa, nâng cấp cơ sở, trang thiết bị, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, chủ doanh nghiệp nên tiến hành kiểm tra định kỳ nguồn gốc thực phẩm”, ông Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh.

Các giải pháp cần thiết

 Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, hình thức đơn vị có bữa ăn tập thể ký hợp đồng cung cấp dịch vụ suất ăn công nghiệp với các công ty có giấy phép kinh doanh loại hình dịch vụ ăn uống chiếm tới 80% và do đơn vị tự nấu phục vụ nhân viên chỉ chiếm 20%.

Nói về giải pháp cho vấn đề mất an toàn ở các bữa ăn tập thể hiện nay, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho rằng, chúng ta không thể đưa ra một giải pháp mà giải quyết được tất cả các vấn đề mà cần có bộ giải pháp đi sâu vào từng khía cạnh, giải quyết triệt để những tồn tại hiện nay.

Vấn đề đầu tiên cần giải quyết là nguyên liệu chế biến sản phẩm. Ai cũng biết thực phẩm sạch là tốt nhưng sản phẩm sạch của các cơ sở cung cấp lại có giá thành cao hơn nhiều so với thực phẩm ở chợ. Những bữa ăn tập thể với phần cơm chỉ 20, 30 nghìn đồng sẽ không thể nhập thực phẩm với giá quá cao được. Ông Phong cho rằng, cần có cơ chế đặc biệt để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm sạch, bởi chi phí giảm thì giá thành mới giảm. Như vậy thực phẩm sạch mới tới được mọi tầng lớp trong xã hội và các bữa ăn tập thể chứ không chỉ phục vụ xuất khẩu và một bộ phận người tiêu dùng.

Một vấn đề cần khắc phục nữa là quá trình vận chuyển đồ ăn. Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Hoàng Thị Minh Thu cho biết, khi cơ sở cung ứng ở xa bữa ăn tập thể, thời gian vận chuyển thức ăn từ nơi nấu đến nơi sử dụng dài, nếu phương tiện vận chuyển không bảo đảm rất dễ ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm, thậm chí gây hư hỏng, thực phẩm nhiễm vi sinh vật.

 Qua khảo sát các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra tại các khu công nghiệp, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã nhận định, khoảng 70% số vụ ngộ độc thực phẩm là sử dụng suất ăn từ nơi khác vận chuyển đến phục vụ công nhân. Đại diện Cục An toàn thực phẩm cho rằng, cần ban hành chế tài xử phạt thật nặng đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống vi phạm các quy định về ATTP, có thể tước giấy phép kinh doanh nếu cần thiết. Chỉ như vậy mới giải quyết được triệt để ngộ độc thực phẩm.

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cũng đề cao vai trò của người đứng đầu các đơn vị có bếp ăn tập thể, theo đó, người đứng đầu tổ chức cần chăm lo cho bữa ăn của công nhân, tăng cao định mức khẩu phần suất ăn, coi sức khỏe của người lao động là tài sản của doanh nghiệp. Đặc biệt, chính mỗi công nhân cần nhìn nhận vấn đề “sức khỏe là vốn quý” và nói không với những suất ăn giá rẻ mà mất an toàn.

Xã hội

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.