Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Nam Định

Sáng 3.5, thực hiện Chương trình giám sát năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Kế hoạch số 41/KH-BDN của Ban Dân nguyện về tổ chức giám sát việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024, tại Nam Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình chủ trì cuộc làm việc với UBND tỉnh Nam Định.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Nam Định -0
Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình chủ trì cuộc làm việc

Cùng tham dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc; Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển; đại diện Thường trực Ủy ban Pháp luật, Ban Dân nguyện, Ban Công tác đại biểu; đại diện Thanh tra Chính phủ; đại diện Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định và các sở, ngành…

Báo cáo về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo năm 2024, đại diện UBND tỉnh Nam Định cho biết, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tiếp tục được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo và luôn xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của mỗi cơ quan, đơn vị. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung giải quyết các vụ việc tồn đọng, góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự và phát triển kinh tế - xã hội.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Nam Định -0
Bí thư tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc giải trình ý kiến các thành viên Đoàn giám sát

Do vậy, từ ngày 1.8.2023 đến 31.3.2024, tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Nam Định giảm so với những năm trước. Tổng số đơn tiếp nhận là 2.609 đơn (trong đó có 118 đơn khiếu nại, 326 đơn tố cáo, 1.560 đơn kiến nghị, phản ánh); số đơn đủ điều kiện xử lý là 2.004 đơn, số vụ việc đủ điều kiện xử lý là 1.862 vụ. Đến nay, đã có 26 vụ việc khiếu nại/32 vụ việc phải giải quyết đã được giải quyết, đạt 81%; có 19 vụ việc tố cáo/23 vụ việc phải giải quyết đã được giải quyết, đạt 83%.

Trong thời gian từ 1.8.2023 đến 31.3.2024, toàn tỉnh đã tiếp 1.906 lượt người. Trong đó, tiếp dân thường xuyên là 543 lượt; tiếp định kỳ và đột xuất của người đứng đầu là 1.360 lượt người; số đoàn đông người được tiếp là 12 đoàn, với 95 lượt người; trong kỳ báo cáo phát sinh một vụ việc phức tạp, đông người. Nội dung đơn thư khiếu nại chủ yếu liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường, cưỡng chế, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng; khiếu nại kết luận điều tra, quyết định truy tố của cơ quan tiến hành tố tụng…

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Nam Định -3
Đại diện UBND tỉnh Nam Định trình bày báo cáo

Báo cáo của UBND tỉnh Nam Định cũng nêu rõ, việc phân loại đơn thư ở một số ít cơ quan, đơn vị, nhất là cấp xã chưa chính xác, còn lúng túng trong phân loại đơn, xác định thẩm quyền giải quyết. Một số nơi, cán bộ giải quyết chưa thực sự giải quyết thấu tình, đạt lý để người dân hiểu rõ chủ trương, chính sách, pháp luật nên còn một số vụ việc người dân khiếu kiện vượt cấp…

UBND tỉnh Nam Định kiến nghị, Luật Tiếp công dân nên quy định rõ số lượng công chức tối thiểu tại Ban Tiếp công dân cấp tỉnh, cấp huyện để có sự thống nhất khi xây dựng cơ cấu, tổ chức của cơ quan này; bổ sung quy định về ủy quyền cho cấp phó tiếp thay cấp trưởng trong tiếp công dân định kỳ. Ngoài ra, cần rà soát, nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 64/2014/NĐ-CP, trong đó quy định Ban Tiếp công dân cấp huyện có một phó trưởng ban.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Nam Định -1
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển phát biểu
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Nam Định -0
Phó Trưởng Ban Dân nguyện Hoàng Anh Công phát biểu

Các thành viên Đoàn giám sát đánh giá cao những kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Nam Định, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy trên địa bàn với công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo. Thực tế cho thấy, ở địa phương nào đạt kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tốt, thì nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất là có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của người đứng đầu các cấp.

Nhiều ý kiến cũng đánh giá cao sự phối hợp giữa UBND tỉnh Nam Định với các cơ quan Trung ương; các cơ quan, đơn vị trên địa bàn rất cầu thị, trọng dân, quan tâm giải quyết tốt đơn thư khiếu nại, tố cáo cho người dân. Điều này thể hiện qua việc có một số vụ việc được các cơ quan, đơn vị tổ chức nhiều cuộc tiếp công dân trong một thời gian ngắn, qua đó góp phần giải quyết tốt nhất cho người dân trong một số vụ việc khiếu nại, tố cáo.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Nam Định -2
Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Trần Thị Kim Nhung phát biểu
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Nam Định -0
Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh phát biểu

Qua phân tích kết quả giải quyết đối với các vụ việc tố cáo trên địa bàn, nhiều thành viên Đoàn giám sát nhận thấy, số lượng vụ tố cáo đúng, có đúng, có sai trên địa bàn khá nhiều, đòi hỏi các cơ quan, đơn vị cần chú ý giải quyết những đơn, thư này, bảo đảm thấu tình, đạt lý, đáp ứng mong mỏi, kỳ vọng của người dân.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình ghi nhận và đánh giá cao lãnh đạo tỉnh Nam Định đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đến các cấp, các ngành chức năng của tỉnh.

Đồng thời, công tác kiểm tra, rà soát và giải quyết đối với những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, đông người, kéo dài theo thẩm quyền địa phương được các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ. Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được bảo đảm, qua đó kịp thời kiến nghị, chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém trong công tác này.

Trưởng Ban Dân nguyện cũng lưu ý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn còn chưa thường xuyên, kịp thời; năng lực, kinh nghiệm của một số cán bộ cấp xã chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đặt ra và số lượng biên chế nên ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả của công tác tiếp công dân, tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại địa phương; ở một số địa phương, công tác hòa giải ở cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức...

Trên cơ sở kết quả cuộc làm việc này, Trưởng Ban Dân nguyện đề nghị, lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng khẩn trương bổ sung, làm rõ những nội dung trên; hoàn thiện báo cáo, gửi đến Đoàn giám sát (qua Ban Dân nguyện) trước ngày 17.5 tới để tổng hợp, xây dựng báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Tại cuộc làm việc, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và UBND tỉnh Nam Định đã thảo luận, cho ý kiến về một số vụ việc cụ thể.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Nam Định -1
Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình và Đoàn giám sát khảo sát tại Trụ sở tiếp công dân của UBND thành phố Nam Định
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Nam Định -0
Thành viên Đoàn giám sát rà soát sổ ghi chép, báo cáo của Trung tâm tiếp công dân của UBND thành phố Nam Định

Trước đó, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đến khảo sát công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của UBND thành phố Nam Định.

Thời sự Quốc hội

Cần quy định chi tiết với việc nâng tuổi nghỉ hưu
Thời sự Quốc hội

Cần quy định chi tiết với việc nâng tuổi nghỉ hưu

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm các Đoàn Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đa số các ĐBQH cho rằng, việc nâng tuổi nghỉ hưu cần có các quy định chi tiết, bảo đảm áp dụng đúng đối tượng và đáp ứng điều kiện về sức khỏe, năng lực. Điều này sẽ vừa giúp sĩ quan đảm bảo quyền lợi, vừa không ảnh hưởng đến chất lượng công tác và nhu cầu trẻ hóa lực lượng quân đội.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 6
Thời sự Quốc hội

Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ là cần thiết

Chiều 28.10, thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, các ĐBQH Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đều thống nhất với tờ trình của Chính phủ và thẩm tra báo cáo về dự án luật. Song, các đại biểu đề nghị xem xét điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của sĩ quan nữ cấp bậc quân hàm Đại tá để phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Chỉ quy định những vấn đề lớn trong luật

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) chiều nay, 28.10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay các vấn đề chuyển đổi rất nhanh, nếu quy định chi tiết quá thì sẽ rất vướng. Do đó, dự thảo Luật sửa đổi một số điều của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam là dự luật đầu tiên đánh dấu tư tưởng, tư duy đổi mới, tức là trong luật chỉ quy định những vấn đề lớn, còn lại giao Chính phủ và cấp có thẩm quyền phù hợp quy định.

Làm rõ chính sách hỗ trợ nhà ở với sĩ quan quân đội
Thời sự Quốc hội

Làm rõ chính sách hỗ trợ nhà ở với sĩ quan quân đội

Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 2014 quy định sĩ quan tại ngũ được hưởng phụ cấp nhà ở và chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo đảm nhà ở công vụ, nhưng hiện vẫn chưa có quy định cụ thể. Do vậy, ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, trong lần sửa đổi này, cần quy định cụ thể theo từng đối tượng được hưởng chính sách này. 

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội phù hợp tính chất "là ngành lao động đặc biệt"
Thời sự Quốc hội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội phù hợp tính chất "là ngành lao động đặc biệt"

Chiều 28.10, thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các ĐBQH Tổ 11 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Long An, Tây Ninh, Đà Nẵng, Sơn La) đều nhất trí rằng, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của đội ngũ sĩ quan nhằm phát huy năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, góp phần giảm áp lực đào tạo cán bộ và phù hợp tính chất, nhiệm vụ của Quân đội "là ngành lao động đặc biệt".

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ đối với sĩ quan quân đội là phù hợp

Chiều 28.10, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của đội ngũ sĩ quan quân đội giúp phát huy năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, góp phần giảm áp lực đào tạo cán bộ và phù hợp tính chất, nhiệm vụ của Quân đội “là ngành lao động đặc biệt”.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Đáp ứng yêu cầu đến 2025 cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An và Quảng Ngãi) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tại phiên họp chiều nay, 28.10, các đại biểu Quốc hội thống nhất với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này, nhằm xây dựng đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đến năm 2025 cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh; tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp Tổ chiều 28.10
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Linh hoạt, ủy quyền, phân cấp cho Bộ Quốc phòng

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tinh thần đổi mới cách thức xây dựng pháp luật của Quốc hội: đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì Quốc hội quy định, còn lại sẽ giao cho Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xem xét. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Khắc phục việc chậm ban hành văn bản cụ thể hóa Luật Đất đai và các luật có liên quan

Đây là yêu cầu được Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh trong phát biểu kết luận phiên thảo luận tại Hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 chiều nay, 28.10. 

ĐBQH Trần Thị Thanh Hương (An Giang) phát biểu
Thời sự Quốc hội

Cần chính sách cụ thể với phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp

Tiếp tục thảo luận chuyên đề giám sát tối cao về thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, chiều nay, 28.10, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc phân bổ và xác định chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội cần được nghiên cứu, đánh giá xây dựng trên cơ sở căn cứ khoa học thực tiễn sao cho thực sự phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế tại các địa phương. 

ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang)
Thời sự Quốc hội

Khẩn trương hoàn thiện văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản

Tiếp tục phiên họp sáng nay, 28.10, các đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bảo đảm khắc phục các hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội. Đây là vấn đề mà các cấp, các ngành ở địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đang rất mong mỏi, chờ đợi.

ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Cần có quỹ dành riêng cho đầu tư phát triển nhà cho thuê

Để phát triển nhà ở xã hội, giúp người thu nhập thấp có chỗ ở, các đại biểu Quốc hội cho rằng, không thể trông chờ doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà cho thuê mà phải có một quỹ dành riêng cho đầu tư phát triển nhà cho thuê, theo đó, có thể hình thành quỹ này từ tiền thu 2% tiền sử dụng đất nhà ở xã hội của các dự án nhà ở thương mại.