Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang

Sáng 9.4, Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang.

Tham dự có Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân; đại diện Ủy ban Tài chính - Ngân sách, các Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh; đại diện lãnh đạo Thanh tra Cục Đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải, Cục Cảnh sát giao thông, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang; Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành, đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Kiên Giang...

Cần xác định nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông

Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, có địa hình đa dạng, diện tích tự nhiên hơn 6.3km2, dân số hơn 1,8 triệu người; tỉnh có 12 huyện, 3 thành phố, với mạng lưới giao thông thủy, bộ và hàng không. Kiên Giang có hơn 12.200km đường bộ, có 5 quốc lộ; đường thủy dài hơn 1.500km, hơn 200km đường biển.

Thời gian qua, UBND tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh kịp thời triển khai các nhiệm vụ, giải pháp; đồng thời có sơ kết, tổng kết để phân tích, đánh giá những mặt làm được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân, từ đó đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc trên tinh thần trách nhiệm cao trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.

Tuy nhiên, từ tháng 7.2009 đến năm 2023, toàn tỉnh xảy ra đã xảy ra 3.124 vụ, làm chết 1.663 người, làm bị thương 2.625 người. Đặc biệt giai đoạn năm 2014 đến 2018, số người chết do tai nạn giao thông hàng năm trên 100 người; nhưng với những giải pháp phù hợp, thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, Kiên Giang đã kéo giảm số người chết dưới 100 người giai đoạn từ năm 2019 đến nay.

Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các lỗi vi phạm, nhằm răn đe và giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, trường hợp vi phạm giao thông vẫn còn cao, ý thức chấp hành luật khi tham gia giao thông của một bộ phận người dân chưa chuyển biến.

Cụ thể, lĩnh vực đường bộ, Cảnh sát giao thông toàn tỉnh lập biên bản 424.115 trường hợp, tạm giữ 242.389 phương tiện, tước 44.744 Giấy phép lái xe, nộp Kho bạc nhà nước 498,156 tỷ đồng; Thanh tra sở giao thông vận tải lập biên bản 7.044 trường hợp, tước 2.275 Giấy phép lái xe, số tiền xử phạt 20,286 tỷ đồng.

Lĩnh vực đường thủy nội địa, Cảnh sát giao thông toàn tỉnh lập biên bản 2.645 trường hợp, nộp Kho bạc nhà nước 3 tỷ đồng; Thanh tra Sở Giao thông Vận tải lập biên bản 2.043 trường hợp, đình chỉ phương tiện thủy 34 trường hợp, đình chỉ bến thủy 18 trường hợp, số tiền xử phạt 5,438 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh cho rằng, nguyên nhân dẫn đến số vụ tai nạn giao thông còn cao là do các tuyến quốc lộ qua địa bàn còn nhỏ, hẹp, quy mô chưa đạt chuẩn; việc ứng dụng công nghệ trong xử lý vi phạm còn hạn chế. Đặc biệt là ý thức chấp hành luật về giao thông đường bộ của một số tổ chức, cá nhân còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhìn nhận, một số địa phương chưa kiên quyết trong xử lý lấn chiếm hàng lang an toàn giao thông, nhất là các điểm họp chợ trên đường, cầu và cổng khu công nghiệp.

Nâng cao nhận thức của người dân khi tham gia giao thông

Tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân cho rằng, Kiên Giang cần quan tâm hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đến người dân hiệu quả hơn nữa; phát huy vai trò của Ban an toàn giao thông, đồng thời cần đầu tư hạ tầng giao thông; ứng dụng công nghệ trong quản lý và xử phạt, nhất là việc hệ thống giám sát hành trình đang được kết nối với những cơ quan nào và phát huy hiệu quả ra sao, cần có giám sát, đánh giá để góp phần kéo giảm tai nạn giao thông tại địa phương.

Nhiều thành viên Đoàn giám sát cùng quan tâm đến việc địa phương cần phân tích, tìm ra nguyên nhân những vụ tai nạn giao thông xảy ra, nhất là những vụ tai nạn nghiêm trọng hoặc những tuyến đường, “điểm đen” thường xuyên xảy ra tai nạn để có giải pháp hiệu quả trên tinh thần tính mạng con người là trên hết. Đồng thời có những giải pháp hiệu quả ngăn chặn hành vi lấn chiếm hành lang đường, hành lang đường thủy, họp chợ trên cầu, khu công nghiệp,…

Là địa phương có địa hình đặc biệt, Kiên Giang cần có kế hoạch bài bản đầu tư hạ tầng giao thông cũng như công tác quản lý về trật tự an toàn giao thông tại những thành phố phát triển nhanh, như: TP. Phú Quốc, TP. Hà Tiên, TP. Rạch Giá.

Tiếp thu các ý kiến đóng góp của Đoàn giám sát, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành cho rằng, thời gian qua địa phương rất quan tâm đến hạ tầng giao thông, tuy nhiên do nguồn lực tài chính địa phương, trung ương có hạn nên khoảng 5-10 năm nay mới được đầu tư, nhưng thực tại vẫn còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, theo truyền thống, người dân tập trung sống ven sông, ven đường nên việc xử lý hành vi bao chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường thủy khó khăn.

Thời gian tới, địa phương tiếp tục quan tâm hơn nữa đến đầu tư hạ tầng giao thông, hoàn thiện gắn biển báo, biển cấm; đặt hệ thống giám sát giao thông, tăng cường công tác tuyên truyền về an toàn giao thông đến người dân thực chất, hiệu quả; từng bước nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông cho người dân, đơn vị kinh doanh vận tải để kéo giảm số vụ, số người tử vong vì tai nạn giao thông; song song đó là tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật an toàn giao thông.

Kết luận cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới ghi nhận và đánh giá cao những mặt làm được của Kiên Giang trong công tác thực thi pháp luật về bảo đảm an toàn, trật tự giao thông giai đoạn 2009 đến 2023. Để công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tốt hơn nữa, Kiên Giang cần tập trung rà soát các văn bản thực hiện để có những kiến nghị phù hợp với địa hình, văn hóa của địa phương; đặc biệt chú tâm phân tích số liệu, nguyên nhân xảy ra tai nạn, từ đó có những giải pháp phù hợp, hiệu quả, kéo giảm tình trạng xảy ra tai nạn giao thông. Chú tâm vào công tác giao thông nông thôn, giao thông biên giới; công tác phối hợp giữa các lực lượng, ngành chức năng trong công tác quản lý về trật tự an toàn giao thông; quan tâm hơn nữa công tác tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhấn mạnh Đoàn ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của Kiên Giang và sẽ có tổng hợp, phản ánh đầy đủ đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương để có giải pháp về những vấn đề này. Đồng thời, mong muốn Kiên Giang tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao cho; thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhằm phục vụ tốt nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh trong thời gian tới.

Nhân dịp Quốc hội đang xem xét dự án Luật Đường bộ (sửa đổi) và dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang kiến nghị Chính phủ xem xét bổ sung quy định cho lực lượng Cảnh sát giao thông được xử phạt vi phạm hành chính về pháp luật trật tự, an toàn giao thông qua thiết bị giám sát hành trình trên thương tiện đường bộ và đường thủy nội địa.

Với địa hình đặc thù của Kiên Giang, địa phương kiến nghị Bộ Bộ Giao thông Vận tải quy định cụ thể vùng nước thủy nội địa khu vực ven bờ, quanh các đảo trong phạm vi từ 10 đến 12 hải lý; đồng thời cần phân định rõ chức năng nhiệm vụ của lực lượng Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa để tránh chồng chéo trong công tác quản lý hoạt động vận tải tuyến từ bờ ra đảo.

Chính trị

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển

Lời Tòa soạn: Bài học lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua khẳng định, sau khi có đường lối đúng đắn, động lực căn bản quyết định thành công của mọi sự phát triển chính là con người và thể chế. Nói cách khác, để phát triển, trước hết và trung tâm chính là kiến tạo thể chế tương dung và phù hợp. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Thể chế và phát triển”.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hoà
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 19.9, tại tỉnh Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Biên Hòa.

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão
Theo dòng sự kiện

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão

Chiều 19.9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài có các hoạt động ủng hộ người dân vùng bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) ở Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho các nạn nhân của cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua là vô cùng quý giá.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại TP. Biên Hoà, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sáng 19.9, tại Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, bảo đảm đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu khai mạc Hội nghị.