Đoàn giám sát của Ủy ban Đối ngoại làm việc với Đồn biên phòng cửa khẩu Thanh Thủy, Nghệ An

Ngày 10.1, Đoàn giám sát của Ủy ban Đối ngoại do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Vũ Hải Hà làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Đồn biên phòng cửa khẩu Thanh Thủy, Nghệ An về tình hình thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ trên đất liền giữa Việt Nam và Lào.

Cùng đi có: đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, các đại biểu Quốc hội và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà nêu rõ, chuyến giám sát nhằm nắm bắt tình hình triển khai việc thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ trên đất liền giữa Việt Nam - Lào; từ đó có những đề xuất, kiến nghị và trao đổi với phía bạn nhằm bảo đảm việc thực hiện các điều ước quốc tế giữa hai bên về vấn đề này đạt hiệu quả tốt hơn, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa khi Việt Nam và Lào có mối quan hệ đặc biệt gắn bó, được hình thành từ trong lịch sử giữa hai nước láng giềng, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn, có những điểm tương đồng và sự giao thoa về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị. Đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa hai nước vì sự trường tồn và phát triển phồn vinh của hai dân tộc.

Báo cáo với Đoàn giám sát, Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Thanh Thủy, Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng cho biết, Đồn biên phòng quản lý, bảo vệ đường biên giới dài hơn 13 km gồm 6 mốc quốc giới và 2 cọc dấu, tiếp giáp với huyện Xaychampon của Lào; có 1 cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy - Nậm On. Địa bàn đơn vị quản lý gồm 1 xã biên giới là Thanh Thủy); có đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn và trục đường Quốc lộ 46 chạy từ Cảng Cửa Lò vào khu vực biên giới đến Cửa khẩu Thanh Thủy. Trong thời qua, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới huyện Thanh Chương nói chung và xã Thanh Thủy nói riêng cơ bản ổn định, chủ quyền lãnh thổ được giữ vững.

Về tình hình đường biên, mốc quốc giới, cọc dấu biên giới, sự kiện biên giới, Đồn trưởng cho biết, đường biên giới, cột mốc quốc giới và cọc dấu do đơn vị quản lý, bảo vệ hiện tại được được giữ vững và nguyên trạng. Tuy nhiên, do thời gian, tác động của thời tiết, khí hậu, khuôn viên cột mốc 460 đã bị hư hỏng nhẹ chưa triển khai khắc phục, sữa chữa.

Về kết quả thực hiện các điều ước quốc tế, Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng nêu rõ, Đồn biên phòng thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Lào trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên đoạn biên giới phụ trách; phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới của bạn duy trì thường xuyên, nề nếp công tác phối hợp, trao đổi thông tin, tình hình liên quan công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; sẵn sàng phối hợp xử lý, giải quyết tốt các vụ việc xảy ra trên biên giới theo đúng quy định của Hiệp định và pháp luật của mỗi bên.

Đồn biên phòng luôn cố gắng làm tốt công tác tham mưu cho huyện ủy, UBND huyện Thanh Chương, ban hành các văn bản lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và hai văn kiện pháp lý về biên giới Việt Nam - Lào; phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương tuyên truyền sâu rộng cho quần chúng nhân dân hiểu rõ về nội dung của 2 văn kiện pháp lý về biên giới Việt Nam - Lào; phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới của bạn và dân quân, công an xã tổ chức tốt các hoạt động tuần tra bảo vệ an toàn đường biên, hệ thống mốc quốc giới; ký thỏa thuận về giấy phép cho cư dân biên giới; thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua các cửa khẩu phụ; phối hợp công tác quản lý, kiểm soát cửa khẩu đơn vị đã quán triệt, triển khai thực hiện, duy trì nghiêm túc các nội dung quy định tại Hiệp định về quản lý, kiểm soát tại cửa khẩu…

Đồn trưởng kiến nghị, Chính phủ hướng dẫn, chỉ đạo việc ký thỏa thuận loại giấy tờ xuất, nhập cảnh cho cư dân biên giới theo điểm c, khoản 3, Điều 23 Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam và Lào, để cư dân biên giới được đi lại thuận lợi.

Ủy ban Đối ngoại quan tâm thúc đẩy hội đàm, thống nhất với bạn việc thực hiện các thủ tục nâng cấp cửa khẩu Thanh Thủy lên cửa khẩu chính để có đủ cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ xuất nhập cảnh qua cửa khẩu theo quy định của Nghị định thư tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Việt Nam và Lào ký ngày 15.9.2010; thúc đẩy lộ trình nâng cấp cửa khẩu Thanh Thủy thành cửa khẩu quốc tế.

+ Tại Đồn biên phòng cửa khẩu Thanh Thủy, Đoàn giám sát đã khảo sát khu vực biên giới cửa khẩu Thanh Thủy; tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng.

Nhân dịp này, Đoàn giám sát cũng đã thăm, tặng quà cho 40 hộ nghèo trên địa xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương; dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn.  

Thời sự Quốc hội

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Mở không gian phát triển kinh tế mới

Tại phiên thảo luận Tổ 12 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn, các ĐBQH nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đồng thời cho rằng, việc thực hiện Dự án sẽ giúp phát huy hành lang kinh tế Bắc Nam, rút ngắn khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn hiện nay.

Toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao: Đặt niềm tin vào doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển giao và làm chủ công nghệ

Cho rằng đây là thời điểm chín muồi để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) nhấn mạnh: cần đặt niềm tin vào các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp quốc gia của Việt Nam trong việc nắm bắt, nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ.

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang)
Thời sự Quốc hội

Phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện

Sáng 13.11, thảo luận tại tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi, các đại biểu khẳng định sự cần thiết đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện, góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng nay, 13.11.
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Bước đi táo bạo, đòn bẩy để nền kinh tế Việt Nam vươn tầm

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 13.11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất và chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Hậu Giang, Đắk Lắk, Bắc Ninh và Lạng Sơn. 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về Chương trình Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Về Chương trình Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(Tháng 11.2024) Theo dự kiến, Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15.11 ( dự phòng sáng 19.11.2024) tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng giữa các địa phương, không tạo cơ chế “xin – cho”

Sáng 13.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Sáng 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 (trong đó, có một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước), với 428/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,35% tổng số đại biểu Quốc hội.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 12.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 12.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 12.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh, Hà Nội; Ngày làm việc thứ mười chín, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà chủ trì phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Đối ngoại; Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Belarus họp trực tuyến với Nhóm công tác của Quốc hội Cộng hòa Belarus.

Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Belarus Nguyễn Tuấn Anh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Belarus họp trực tuyến với Nhóm công tác của Quốc hội Cộng hòa Belarus

Chiều tối 12.11, trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Belarus Nguyễn Tuấn Anh đã chủ trì họp trực tuyến với Nhóm công tác của Quốc hội Cộng hòa Belarus về hợp tác với Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hạ viện về các vấn đề quốc tế Dyachenko Oleg Viktorovich làm Trưởng nhóm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp - Ảnh Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nguyên nhân chủ quan dẫn đến chậm tiến độ dự án

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, Ủy ban Kinh tế nhất trí với việc điều chỉnh thời gian thực hiện giai đoạn 1 của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đến hết ngày 31.12.2026. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị làm rõ hơn các nguyên nhân chủ quan dẫn đến chậm tiến độ dự án.