Định hướng sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế

Quá trình triển khai Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) thời gian qua đã phát sinh một số hạn chế, bất cập. Trong đó, các văn bản hướng dẫn còn thiếu cụ thể, thiếu đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác, gây ra những khó khăn, vướng mắc như: Phạm vi được hưởng BHYT, mức hưởng; tổ chức khám chữa bệnh BHYT; phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT; quản lý và sử dụng quỹ BHYT;… Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Định hướng chính sách về sửa đổi Luật BHYT” do Bộ Y tế vừa tổ chức.

Nâng tỷ lệ bao phủ

Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, Nghị quyết số 20/NQ-TW đã nêu rõ mục tiêu đến năm 2025 tăng tỷ lệ tham gia BHYT đạt 95% dân số và giảm tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế còn 35%. Chính phủ cũng cam kết bảo đảm các nguồn kinh phí đủ để đạt được các mục tiêu đề ra của chương trình chăm sóc sức khỏe toàn dân. Đến nay, tỷ lệ bao phủ BHYT tại Việt Nam ước đạt 87,4% dân số. Tỷ lệ đóng góp từ quỹ BHYT trong tổng chi y tế tăng qua các năm. BHYT đã đóng góp phần quan trọng trong tổng nguồn tài chính cho y tế, giúp người dân tiếp cận được các dịch vụ y tế, từng bước bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe.

Tuy nhiên, theo đại diện BHXH Việt Nam, hiện có tới 23 địa phương trong cả nước chưa đạt tỷ lệ bao phủ BHYT. Tình trạng này tập trung chủ yếu tại khu vực có ít đối tượng chính sách xã hội hoặc các khu vực có nền kinh tế chưa phát triển, những khu vực có nhiều đối tượng hộ gia đình và đối tượng lao động phi chính quy.

Xây dựng lộ trình rõ ràng khi sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế Nguồn: ITN
Xây dựng lộ trình rõ ràng khi sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế Nguồn: ITN

Một trong những nguyên nhân được chỉ ra, đó là quá trình thực hiện Luật BHYT vẫn còn một số hạn chế, bất cập; các văn bản hướng dẫn còn thiếu cụ thể, thiếu đồng bộ, gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc. Đơn cử như còn thiếu những giải pháp mở rộng bao phủ BHYT cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là lao động tự do, buôn bán nhỏ di cư từ vùng nông thôn lên thành phố lớn mà chưa đăng ký tạm trú.

Một số chuyên gia đề xuất, sửa đổi Luật BHYT nên cân nhắc nâng mức hỗ trợ của Nhà nước đối với đối tượng học sinh, sinh viên từ 30% hiện nay lên 50%. Bởi đây là đối tượng ít bị bệnh tật nhất, mức chi phí khám chữa bệnh cũng không cao như đối tượng khác. Ngoài ra, đối tượng hộ gia đình cận nghèo cũng nên được nâng mức hỗ trợ BHYT từ 70% lên 100%, vì trên thực tế có những hộ không có sổ hộ nghèo nhưng thực sự rất khó khăn, không có điều kiện để mua thẻ BHYT. Bên cạnh đó, Luật cũng nên thống nhất đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và BHYT ở nhóm người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; mở rộng đối tượng tham gia BHYT là thân nhân người lao động là công dân nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.

Đồng tình với quan điểm đó, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam Nguyễn Tất Thao đề xuất, cần phát triển đối tượng, thay đổi phương thức thu BHYT nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, để BHYT là công cụ hữu hiệu thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân theo định hướng công bằng và hiệu quả.

Bảo đảm cân đối quỹ

 Sửa đổi Luật BHYT cần tuân theo các nguyên tắc chung, bao gồm: Sửa đổi toàn diện; tiếp tục khẳng định thực hiện BHYT toàn dân; mở rộng phạm vi chi trả để sử dụng quỹ BHYT có hiệu quả, từng bước đa dạng hóa gói dịch vụ BHYT; cân bằng đóng hưởng, kiểm soát quỹ hợp lý và cần xây dựng một lộ trình rõ ràng.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Văn Tiên

Cùng với việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT nhằm tăng tỷ lệ bao phủ, việc kiểm soát hợp lý quỹ BHXH cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm. Bởi theo BHXH Việt Nam, hiện có tới 60/63 tỉnh, thành phố vượt chi quỹ BHYT được sử dụng trong kỳ; 13 tỉnh ước bội chi quỹ trên 200 tỷ đồng. Đứng đầu danh sách này là Nghệ An với 751,9 tỷ đồng; Thanh Hóa là 749,2 tỷ đồng; Quảng Nam là 486,5 tỷ đồng; Thái Bình với 350,3 tỷ đồng; Quảng Ninh là 341 tỷ đồng và Hà Nội 319,1 tỷ đồng.

Theo lý giải của cơ quan BHXH, việc gia tăng chi BHYT là do số cơ sở khám chữa bệnh ký hợp đồng tăng, việc kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh BHYT còn nhiều khoảng trống. Đơn cử như qua giám định, xét duyệt và quyết toán khám, chữa bệnh BHYT hàng quý và rà soát số liệu đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh, cơ quan BHXH phát hiện còn một số cơ sở chưa thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng quỹ dẫn đến chi phí khám chữa bệnh tăng cao. Đồng thời, một số nơi còn tình trạng chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh rộng rãi, quá mức cần thiết, không phù hợp với chẩn đoán bệnh; đề nghị thanh toán chi phí vật tư y tế còn thực trạng áp giá sai với giá thương thảo, giá trúng thầu; áp sai giá dịch vụ kỹ thuật, thống kê tổng hợp sai quy định, chênh lệch giữa đề nghị thanh toán dịch vụ kỹ thuật và báo cáo xuất nhập tồn vật tư - hóa chất...

Ðáng chú ý, một số người lợi dụng chính sách “thông tuyến” để đi khám nhiều lần trong ngày, trong tháng tại nhiều cơ sở y tế. Đáng nói là Luật BHYT chưa có biện pháp quản lý cũng như chế tài kiểm soát người đi khám chữa bệnh nhiều lần, nhiều nơi và việc chỉ định quá mức cần thiết dịch vụ y tế; thiếu cơ chế rõ ràng cho việc kiểm soát trách nhiệm đóng BHYT; thiếu sự bảo đảm an toàn, cân đối quỹ BHYT trong các năm do sự gia tăng giá dịch vụ y tế do yêu cầu tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.

Mặt khác, việc thiếu quy định cụ thể về tiêu chuẩn giám định viên BHYT cũng dẫn tới cơ sở khám chữa bệnh và bộ phận giám định BHYT thường xuyên có bất đồng trong việc chỉ định điều trị, đặc biệt là các chỉ định về cận lâm sàng. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nam Văn Tất Phẩm cho biết, trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT, chưa thống nhất giữa Bộ Y tế và BHXH Việt Nam, nhất là các văn bản hướng dẫn thực hiện khám, chữa bệnh BHYT liên quan đến thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, nên giữa cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan BHXH thường xuyên có vướng mắc, khó giải quyết.

Xã hội

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.