Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Bình Định thảo luận tổ:

Đề xuất áp dụng "thị thực vàng" và thành lập Khu thương mại tự do tài chính Đà Nẵng

Tán thành việc bổ sung các chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng, các đại biểu Quốc hội cũng đề xuất thành lập Khu thương mại tự do tài chính (thay vì Khu thương mại tự do) và thí điểm áp dụng chính sách "thị thực vàng" cho nhân lực có học vấn cao. 

Chiều 31.5, tiếp tục Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội thảo luận tại Tổ về: Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng và Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. 

Cần bổ sung điều kiện đối với nhà đầu tư chiến lược

Phát biểu tại Tổ 8 gồm Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Bình Định, ĐBQH Trịnh Minh Bình (Vĩnh Long) thống nhất cao về sự cần thiết ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng.

Đại biểu cũng thống nhất với dự thảo Nghị quyết và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách về nội dung này.

Đề xuất áp dụng
ĐBQH Trịnh Minh Bình (Vĩnh Long) phát biểu tại phiên họp chiều 31.5. Ảnh: H.Lan

Góp ý một số nội dung cụ thể, đại biểu Trịnh Minh Bình cho rằng, danh mục ngành, nghề, dự án ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào TP. Đà Nẵng cần bổ sung dự án hệ thống siêu thị máy tính và dự án trung tâm dữ liệu. Điều này nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu, tăng khả năng cạnh tranh cho TP. Đà Nẵng; đồng thời, hấp dẫn các doanh nghiệp công nghệ và tạo việc làm.

Cũng theo đại biểu, khoản 2 Điều 12 quy định các điều kiện nhà đầu tư chiến lược phải đáp ứng mới chỉ tập trung vào điều kiện về vốn và đào tạo nguồn nhân lực.

“Thành phố cần bổ sung các điều kiện đối với nhà đầu tư chiến lược. Cụ thể là 2 điều kiện: một là, có cam kết bằng văn bản hợp tác với doanh nghiệp địa phương để chuyển giao công nghệ; hai là, cam kết đầu tư dài hạn và có kế hoạch phát triển bền vững tại Đà Nẵng”, đại biểu Trịnh Minh Bình đề xuất.

Đặc biệt, đại biểu Trịnh Minh Bình cho rằng, Đà Nẵng nên thí điểm thành lập “Khu thương mại tự do tài chính” thay vì Khu thương mại tự do.  

“Sự kết hợp giữa thương mại và tài chính trong khu tự do sẽ tạo sự linh hoạt cho nhà đầu tư, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư vào Đà Nẵng. Khu thương mại tự do tài chính này có thể cung cấp các dịch vụ tài chính tiên tiến, qua đó thu hút các tập đoàn lớn; đồng thời tạo môi trường thử nghiệm để phát triển thị trường tài chính; giúp Đà Nẵng cạnh tranh mạnh mẽ hơn với các nước trong khu vực, ví dụ Singapore”, đại biểu Trịnh Minh Bình phân tích và khẳng định rằng, khu tự do thương mại tài chính “không chỉ mang lại lợi ích cho TP. Đà Nẵng mà còn góp phần vào sự phát triển của quốc gia”.

Đề xuất thí điểm chính sách “thị thực vàng” cho Đà Nẵng

ĐBQH Tạ Thị Yên (Điện Biên) cũng “hoàn toàn tán thành việc bổ sung các chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng đề xuất thực hiện thí điểm tại dự thảo Nghị quyết này”.

“Tôi cho rằng, việc phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo của TP. Đà Nẵng là một nhiệm vụ rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới không chỉ người dân Đà Nẵng mà còn với cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên, đòi hỏi nhiều tới sự đầu tư và quan tâm từ mọi cấp chính quyền, từ Trung ương tới Đà Nẵng”.

Đề xuất áp dụng
ĐBQH Tạ Thị Yên (Điện Biên) phát biểu tại phiên họp chiều 31.5. Ảnh: H.Lan

Tập trung góp ý chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ tại Đà Nẵng, đại biểu Tạ Thị Yên có hai đề xuất.

Thứ nhất, về phạm vi thử nghiệm có kiểm soát các loại hình công nghệ mới trên địa bàn thành phố.

Dự thảo Nghị quyết đã đưa ra chính sách cho phép thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới trong phạm vi khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, không gian đổi mới sáng tạo do ngân sách thành phố đầu tư (quy định tại tiết a điểm 3 khoản 15 Điều 1).

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều công nghệ mới yêu cầu phải được thử nghiệm trong môi trường thực tế, không chỉ trong môi trường mô phỏng như tại các khu công nghệ, mới có trở nên tiên tiến hơn được.

Ví dụ, phương tiện giao thông có ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo cần phải được thử nghiệm trong môi trường thực tế, vì các tình huống ứng xử khi tham gia giao thông ngoài đời là rất phức tạp, và hệ thống cần nhiều thời gian, kinh nghiệm để học cũng như bảo đảm sự an toàn cho người tham gia giao thông.

Ngoài ra, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sắp được Quốc hội ban hành cũng đang quy định UBND TP. Hà Nội cho phép thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mà pháp luật chưa có quy định trong phạm vi giới hạn được xác định phù hợp với đánh giá về mức độ rủi ro và khả năng kiểm soát của UBND thành phố, tức là không đưa ra giới hạn cụ thể về phạm vi địa lý doanh nghiệp được thử nghiệm có kiểm soát.

Do đó, đại biểu Tạ Thị Yên đề xuất chỉnh lý lại tiết a điểm 3 khoản 15 Điều 1 theo hướng, cho phép doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có thể được thử nghiệm có kiểm soát các loại hình công nghệ mới trên địa bàn toàn thành phố, thay vì chỉ trong một số phạm vi địa lý hẹp như đang được quy định trong dự thảo Nghị quyết.

Thứ hai, đại biểu Tạ Thị Yên cho rằng, hiện nay, việc phát triển và bảo đảm nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghệ cao là một vấn đề hệ trọng, không chỉ ở Việt Nam mà còn cả ở các quốc gia khác trên thế giới.

Qua nghiên cứu cho thấy, một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới đang áp dụng cơ chế “thị thực vàng” để thu hút nhân tài từ các ngành nghề đến với đất nước mình và góp phần giải quyết vấn đề nhân lực tay nghề cao.

Gần đây nhất, vào đầu tháng 5 vừa qua, Chính phủ Thái Lan vừa phê duyệt loại thị thực đặc biệt dành cho các chuyên gia làm việc tại Hành lang Kinh tế phía Đông của Thái Lan nhằm thu hút các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau đến với khu vực này.

Loại thị thực đặc biệt này có giá trị trong 10 năm, cho phép người sở hữu có thể xuất, nhập cảnh Thái Lan nhiều lần. Ngoài ra, các chuyên gia cư trú và làm việc tại Hành lang Kinh tế phía Đông còn được hưởng mức thuế thu nhập cá nhân đặc biệt.

Hiện nay, dự thảo Nghị quyết đã bao gồm các chính sách đặc thù về việc thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng, cũng như thí điểm các chính sách ưu đãi về miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và miễn thuế thu nhập cá nhân, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt, cá nhân đối với hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.

“Do đó, tôi đề xuất việc chỉnh lý tiết đ điểm 9 khoản 12 Điều 1 Dự thảo Nghị quyết, xem xét thí điểm chính sách “thị thực vàng” và việc ưu đãi thuế thu nhập đối với những cá nhân nước ngoài có chức vị, học vấn cao sinh sống, làm việc trong Khu thương mại tự do Đà Nẵng, các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, không gian đổi mới sáng tạo do ngân sách thành phố đầu tư của Đà Nẵng”, đại biểu Tạ Thị Yên nói.

Theo đại biểu, việc này sẽ góp phần thu hút tài năng công nghệ cao trên toàn thế giới đến với Đà Nẵng, đẩy nhanh quá trình phát triển và áp dụng công nghệ vào đời sống trên địa bàn thành phố, cũng như trên cả nước.

Đây cũng là những cách thiết thực để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đưa Đà Nẵng thành trung tâm công nghệ và đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.

Chính trị

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu tại Hội thảo
Thời sự Quốc hội

Lựa chọn cách tiếp cận phù hợp trong xây dựng Luật Dân tộc

Ngày 20.9, tại TP. Hồ Chí Minh, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc”. Các Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc: Nguyễn Lâm Thành, Trần Thị Hoa Ry chủ trì Hội thảo. Cùng dự có các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực dân tộc.

Chuyến công tác khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá của Việt Nam
Chính trị

Chuyến công tác khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá của Việt Nam

Nhân chuyến công tác của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, phóng viên TTXVN tại Washington đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng.

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam
Chính trị

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam

Từ ngày 21.9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ. Nhân dịp này, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khóa 78 Dennis Francis đã trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại LHQ về ý nghĩa chuyến công tác cũng như những đóng góp của Việt Nam đối với tổ chức đa phương lớn nhất thế giới.

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển

Lời Tòa soạn: Bài học lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua khẳng định, sau khi có đường lối đúng đắn, động lực căn bản quyết định thành công của mọi sự phát triển chính là con người và thể chế. Nói cách khác, để phát triển, trước hết và trung tâm chính là kiến tạo thể chế tương dung và phù hợp. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Thể chế và phát triển”.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hoà
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 19.9, tại tỉnh Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Biên Hòa.

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão
Theo dòng sự kiện

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão

Chiều 19.9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài có các hoạt động ủng hộ người dân vùng bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) ở Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho các nạn nhân của cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua là vô cùng quý giá.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại TP. Biên Hoà, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sáng 19.9, tại Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.