Đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn Đoàn Tổng thống Nga thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, Đoàn Tổng thống liên bang Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 19 đến ngày 20.6.2024. 

Để bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho các hoạt động của Đoàn Tổng thống trên địa bàn Thành phố, căn cứ tính chất, tầm quan trọng của sự kiện, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Bộ Công an và TP. Hà Nội; Công an TP. Hà Nội đã xây dựng phương án bảo vệ nhằm bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho các hoạt động của Đoàn liên bang Nga diễn ra trên địa bàn thành phố.

Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an TP. Hà Nội nhấn mạnh, chuyến thăm của Tổng thống Liên bang Nga là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, các đơn vị của Công an Thành phố phải nhận thức sâu sắc công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho Đoàn là nhiệm vụ trọng tâm, triển khai thực sự nghiêm túc, không được chủ quan.

Đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn Đoàn Tổng thống Nga thăm chính thức Việt Nam -0
Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội phát biểu tại Hội nghị quán triệt, triển khai phương án đảm bảo an ninh, an toàn Đoàn Đoàn Tổng thống Nga thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: ITN

Từ những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện, căn cứ tình hình thực tiễn, Giám đốc Công an TP. Hà Nội yêu cầu các đơn vị cần tập trung phương tiện thực hiện công tác bảo vệ, đảm bảo huy động tối đa lực lượng, bố trí tại tất cả các khu vực diễn ra các hoạt động của Đoàn khách quốc tế, phân công cụ thể rõ người, rõ việc, không để xảy ra bất kỳ thiếu sót làm ảnh hưởng đến công tác bảo vệ Đoàn.

Các đơn vị trực tiếp tham gia công tác bảo vệ phải tổ chức, hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng bảo vệ vòng trong, vòng ngoài, nhất là trong công tác nắm tình hình, chủ động, kịp thời trao đổi, cung cấp thông tin trong giải quyết các tình huống cụ thể.

Phòng Cảnh sát giao thông phối hợp chặt chẽ với Công an các quận, huyện trong triển khai phương án bảo đảm giao thông, dẫn Đoàn trong suốt quá trình hoạt động của Đoàn tại Hà Nội; tăng cường tuần tra kiểm soát, triển khai Phương án số 04 giải tỏa ùn tắc giao thông ngay sau khi Đoàn đã đi qua.

Giám đốc Công an Thành phố chỉ đạo các đơn vị phải tập trung khép kín địa bàn, quán triệt phương châm “chủ động phòng ngừa, phát hiện từ sớm, xử lý từ xa, giải quyết triệt để” các nguyên nhân, điều kiện mất an ninh, an toàn của Đoàn và các hoạt động có liên quan; chỉ đạo tập trung thống nhất, thông tin phải kịp thời, rõ ràng, có phương án xử lý sát hợp, huy động tập hợp mọi nguồn lực, với yêu cầu cao nhất là đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn của Đoàn Tổng thống, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Thành ủy, UBND Thành phố giao phó.

Phân luồng giao thông phục vụ Đoàn khách quốc tế thăm Việt Nam

Để bảo đảm an ninh, an toàn, thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Đoàn khách quốc tế; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện như sau:

1. Từ 07h00' ngày 19.6.2024 đến 22h00' ngày 20.6.2024: Tạm cấm đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa (trừ các xe có phù hiệu bảo vệ, xe buýt, xe vệ sinh môi trường, xe giải quyết, khắc phục sự cố; xe chở khách tuyến cố định) trên một số tuyến đường giao thông theo hiệu lệnh, chi dẫn của lực lượng chức năng; hạn chế tối với xe ô tô cá nhân, xe mô tô hoạt động trên các tuyến đường giao thông địa bàn các quận, huyện: Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

2. Trong thời gian trên, Công an thành phố Hà Nội tổ chức hướng đi cho các phương tiện trong diện tạm cấm, hạn chế như sau:

(1) Các phương tiện từ tỉnh phía Đông, Đông Nam (Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương....) đi các tinh phía Nam: đi cầu Thanh Trì - Pháp Vân - đi các tinh phía Nam (Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam,...) và ngược lại.

(2) Các phương tiện từ tỉnh phía Đông, Đông Nam (Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương....) đi các tinh phía Bắc (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên,..): đi Quốc lộ 5 - cầu Thanh Trì - cầu Phù Đồng - Quốc lộ 3 để đi các tinh phía Bắc và ngược lại.

Đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn Đoàn Tổng thống Nga thăm chính thức Việt Nam -0
Công tác đón đoàn đã chuẩn bị sẵn sàng. Ảnh: ITN

(3) Xe từ các tỉnh phía Nam (Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam,...) đi các tinh phía Bắc (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên,...) đi theo tuyến Pháp Vân - Ngọc Hồi - Phạn Trọng Tuệ - Phùng Hưng - Xa La - Văn Phú - Lê Trọng Tấn - Tinh lộ 70 - Nhồn - Quốc lộ 32 - cầu Vĩnh Thịnh (hoặc cầu Trung Hà) - đi các tinh phía Bắc (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên,...) và ngược lại. Các phương tiện hạn chế lên đường Vành đai III (đoạn từ nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiền đền Võ Văn Kiệt).

3. Đối với các tuyến đường và phương tiện khác chấp hành theo quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành theo Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 25.1.2013 của UBND thành phố Hà Nội và Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND ngày 2.10.2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành theo Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 25.1.2013 của UBND thành phố Hà Nội và các văn bản điều chỉnh khác của cơ quan có thẩm quyền.

4. Yêu cầu người tham gia giao thông chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ; khi gặp các xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ phải khần trương chuyển hướng vào các đường ngang, điểm giao cắt gần nhất theo hướng dẫn của lực lượng chức năng để nhường đường cho đoàn xe ưu tiên.

Chính trị

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.