Đắk Lắk: Tích cực nâng cao phòng, chống đuối nước ở trẻ em

Đắk Lắk là một trong những địa phương có số trẻ bị đuối nước tương đối cao. Vì vậy, nâng cao nhận thức cho người dân, trẻ em và học sinh về phòng, chống đuối nước được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đặc biệt quan tâm.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức “Lễ phát động dạy bơi phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh trong dịp hè 2024” tại Trường tiểu học Chu Văn An, xã Cuôr Đăng, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk.

Tích cực nâng cao phòng, chống đuối nước tỉnh Đắk Lắk -0
Lớp dạy bơi cho học sinh dịp hè 2024

Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk Đỗ Tường Hiệp, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, nhưng phần lớn do sự lơ là, chủ quan của phụ huynh khi chưa giám sát chặt chẽ, thiếu người trông coi, để trẻ tự do đi đến sông, suối, ao, hồ, vũng nước... dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm trong thời gian vừa qua.

Tích cực nâng cao phòng, chống đuối nước tỉnh Đắk Lắk -0
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk Đỗ Tường Hiệp phát biểu

Trước thực trạng đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk phối hợp với các ban, ngành chức năng và các nhà trường tổ chức rèn luyện, bồi dưỡng những kỹ năng phòng, chống đuối cho trẻ thông qua chương trình dạy bơi trong nhà trường, dạy bơi tại cộng đồng dân cư. Đặc biệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về phòng, chống đuối nước và tai nạn thương tích dịp hè 2024.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Cuôr Đăng, huyện Cư M'gar H' Nuer Niê cho rằng, huyện Cư M'gar là một địa bàn chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức về nguy cơ mất an toàn dưới nước cho trẻ em còn rất hạn chế.

Theo bà H' Nuer, đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, Đảng ủy xã sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về công tác phòng, chống đuối nước dịp hè 2024.

Tích cực nâng cao phòng, chống đuối nước tỉnh Đắk Lắk -0
Học sinh tham khảo cẩm nang về phòng, chống đuối nước
Tích cực nâng cao phòng, chống đuối nước tỉnh Đắk Lắk -0
Cô trò Trường Tiểu học Chu Văn An xã Cuôr Đăng, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk đọc hướng dẫn về phòng, chống đuối nước

Hiện nay thực trạng dạy bơi tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn, mới chỉ tập trung phát triển ở vùng trung tâm thành phố, thị trấn còn khu vực nông thôn, vùng sâu, nơi có nhiều sông suối thì chưa có nhiều hồ bơi và trung tâm dạy bơi.

Do đó, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Đỗ Tường Hiệp cho biết: "Song song với tăng cường tuyên truyền, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương để đẩy mạnh xã hội hóa bơi lội. Tận dụng mọi nguồn lực để giúp người dân hiểu biết về nguy cơ mất an toàn khi trẻ chơi gần sông, suối, ao, hồ... mà không có người lớn giám sát".

“Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho các em học sinh, các bậc phụ huynh và cộng đồng về phòng, chống đuối nước; coi đây là trách nhiệm của toàn xã hội để chung tay giảm thiểu tai nạn đuối nước ở học sinh”, ông Đỗ Tường Hiệp nhấn mạnh.

Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không thay đổi nhiều. Khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ
Hoạt động chính quyền

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ

Bão số 3 đã qua đi, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận.

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi
Địa phương

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi

Để chung tay cùng cả nước ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, Đoàn ĐBQH thành phố Hải phòng đã tặng 60 suất quà trị giá 60 triệu đồng cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ
Địa phương

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ

Mới đây, UBND quận Long Biên (Hà Nội) vừa thụ lý giải quyết tố cáo của công dân đối với ông Vũ Ngọc Hiệp – Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm vì không thực hiện Kết luận số 02/KL-CTUBND ngày 29.5.2024 của Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Văn Minh.

Một góc NTM kiểu mẫu ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
Địa phương

Yên Mỹ - miền quê đáng sống

Được công nhận xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) đang sở hữu diện mạo của một miền quê đáng sống với cảnh quan tươi đẹp, hiện đại, khang trang. Xã đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM kiểu mẫu đã đạt được. Trong đó, đối với các ngành nghề kinh tế, lấy kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyên canh hàng hóa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch phát triển.