Củng cố việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Ngày 31.3, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) phối hợp với Hanoi Grapevine và ViCHI tổ chức Workshop đánh giá cuối kỳ dự án "Củng cố việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam".

Củng cố việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam -0
Workshop đánh giá cuối kỳ dự án "Củng cố việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam"

Phát biểu đề dẫn, Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật quốc gia Việt Nam Nguyễn Thị Thu Phương cho biết, Chính phủ Việt Nam đã có những thay đổi tích cực, nhanh nhạy trong việc hình thành khung thể chế, chính sách; góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. Trong bối cảnh này, các cơ chế, chính sách cũng được đẩy mạnh để khai thác quyền sở hữu trí tuệ; tác động đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong đó có sự tăng trưởng các ngành công nghiệp văn hóa.

Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã ý thức rõ vai trò, tầm quan trọng liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa, từ đó có nhiều hoạt động nghiên cứu thiết thực. Đến năm 2020, Viện đã đề xuất dự án "Củng cố việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam" và nhận được sự hỗ trợ của Quỹ quốc tế vì Đa dạng Văn hóa của UNESCO nhằm nâng cao năng lực thể chế trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; đặc biệt trong các lĩnh vực văn hóa sáng tạo cho cán bộ quản lý nhà nước, các cấp ngành, các nghệ sĩ,...

Vào giai đoạn năm 2020 - 2021, Việt Nam đối diện với tác động của dịch bệnh khiến quá trình triển khai dự án phải nhiều lần gia hạn. Tuy nhiên, từ tháng 3.2022 - 3.2023, các hoạt động của dự án đã được triển khai tích cực, được đông đảo cán bộ cơ quan quản lý nhà nước, nghệ sĩ thực hành văn hóa hưởng ứng. Đặc biệt, dự án nhận nhiều sự quan tâm từ thế hệ trẻ - những người nhận thức rõ nhất các ngành công nghiệp văn hóa chỉ có thể phát triển khi được đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Trình bày về Dự án SIPE, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, dự án có ba mục tiêu cụ thể: Đánh giá tổng quan thực trạng về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam để xây dựng nhận thức chung và hiểu biết thực tiễn khuôn khổ pháp lý về sở hữu trí tuệ cho các ngành văn hóa và sáng tạo; Nâng cao năng lực thể chế trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các lĩnh vực văn hóa sáng tạo thông qua một chuỗi các khóa đào tạo dành cho cán bộ nhà nước các cấp, các ngành liên quan; Đẩy mạnh, nâng cao nhận thức và củng cố việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho các ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo tại Việt Nam thông qua các khóa đào tạo cơ bản về sở hữu trí tuệ dành cho các nghệ sĩ và người hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo.

bà.jpg -0
Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Hà trình bày về Dự án SIPE

Đến nay, Dự án SIPE đã đạt được 2 kết quả cụ thể: Tăng cường năng lực cho cán bộ nhà nước phụ trách lĩnh vực sở hữu trí tuệ và tăng cường năng lực cho nghệ sỹ và người thực hành về sở hữu trí tuệ. Song song đó là triển khai một loạt các hoạt động gồm nghiên cứu đánh giá, hội thảo, tập huấn và workshop… nhằm cải thiện việc bảo vệ và nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Dự án "Củng cố việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam" (SIPE)  đang được phối hợp thực hiện bởi Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam và Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) từ tháng 3.2022 - 3.2023. Dự án cũng nhận được sự hỗ trợ của Quỹ quốc tế vì Đa dạng Văn hóa của UNESCO.

Xã hội

Khai trương chuyên trang Thương hiệu quốc gia trên Báo Nhân Dân
Xã hội

Khai trương chuyên trang Thương hiệu quốc gia trên Báo Nhân Dân

Chiều 22.10, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp với Bộ Công Thương khai trương chuyên trang Thương hiệu quốc gia (tại địa chỉ http://thuonghieuquocgia.nhandan.vn), đánh dấu mốc lần đầu tiên Việt Nam có một chuyên trang cung cấp hệ thống dữ liệu toàn diện, chính thống, được trình bày hiện đại, trực quan về các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp hàng đầu quốc gia..

ECHO, World Vision, CARE và Plan chung tay hợp tác hỗ trợ nhân đạo cho Việt Nam sau bão Yagi
Xã hội

ECHO, World Vision, CARE và Plan chung tay hợp tác hỗ trợ nhân đạo cho Việt Nam sau bão Yagi

Ngày 22.10, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết tiếp nhận nguồn hỗ trợ ứng phó nhân đạo và phục hồi sớm sau cơn bão Yagi ở Việt Nam từ Liên minh Châu Âu và các quốc gia thành viên. Hoạt động nhằm kịp thời chia sẻ, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai khắc phục hậu quả sau bão, tái thiết cuộc sống.

Cảnh giác khi nhận được yêu cầu khôi phục tài khoản Gmail
Công nghệ

Cảnh giác khi nhận được yêu cầu khôi phục tài khoản Gmail

Mới đây, ông Sam Mitrovic - chuyên gia tư vấn giải pháp của Microsoft, đã lên tiếng cảnh báo người dùng Gmail về thủ đoạn lừa đảo giả mạo nhân viên của Google, gửi tin nhắn và gọi điện thông báo tài khoản của nạn nhân có dấu hiệu bị xâm nhập, yêu cầu thực hiện các thao tác để khôi phục tài khoản.

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam
Xã hội

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam

Sáng 22.10, tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo thông tin chương trình “Chấm dứt nuôi nhốt gấu tại Việt Nam – Hành trình sắp cán đích”, nhìn lại chặng đường gần 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi gấu lấy mật và tôn vinh các cơ quan, tổ chức có nhiều đóng góp trong nỗ lực bảo vệ gấu tại Việt Nam.

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"
Xã hội

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"

Thực hiện Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 26.4.2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông về triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Công văn số 2926/CV-HĐPH ngày 27.5.2024 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh về việc tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2024; Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 56/KH-STP về việc tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15" trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam
Môi trường

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu" do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học Valladolid (Tây Ban Nha) tổ chức, dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam đã nâng cao sự hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của rừng trong việc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống. 

Người dân Hà Nội khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao thành công nhờ nguồn vốn đầu tư của Agribank.
Đời sống

Bài cuối: Cùng Thủ đô xây dựng ngành nông nghiệp hiện đại

Một trong những mục tiêu quan trọng mà Chương trình số 04-CTr/TU, Khóa XVII của Thành ủy Hà Nội đặt ra, đó là hoàn thành xây dựng nông thôn mới cấp thành phố vào năm 2025; để đạt mục tiêu trên, Hà Nội rất cần sự đồng lòng vào cuộc, ủng hộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có Agribank.

Đào tạo nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch giúp nhiều phụ nữ ở Mù Cang Chải có thêm thu nhập
Đời sống

Mù Cang Chải huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

Đến thời điểm này, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã giải ngân gần 120 tỷ đồng vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt gần 50% kế hoạch. Các chương trình giảm nghèo được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt và kịp thời, hàng trăm tỷ đồng đã được giải ngân. Trong đó, công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực luôn được địa phương chú trọng thực hiện.

Nhiều lao động tại Thái Nguyên được đào tạo và làm việc tại các cụm công nghiệp lớn
Đời sống

Thái Nguyên: Nỗ lực tạo việc làm cho người nghèo

Từ năm 2023 đến nay, hầu hết người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp là tìm việc đã được Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đáp ứng nguyện vọng. Qua đó, tạo cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, thay đổi tư duy "trông chờ" bằng việc chủ động sản xuất, hướng đến thoát nghèo bền vững.