Cử tri đánh giá cao các giải pháp thúc đẩy, phát triển kinh tế Thủ đô

Ngày 5.12, tại Kỳ họp thứ 14, HĐND TP. Hà Nội Khoá XVI, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương đã thông báo về công tác tham gia xây dựng chính quyền năm 2023 của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố.

Cử tri tin tưởng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương, cử tri và Nhân dân Thủ đô đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, điều hành quyết liệt của chính quyền với các giải pháp hữu hiệu giúp Nhân dân, doanh nghiệp từng bước phục hồi và phát triển kinh tế, thúc đẩy kinh tế Thủ đô năm 2023 tăng trưởng ước đạt 6,27%, thu ngân sách đạt 113,5% dự toán.

Bên cạnh tăng trưởng kinh tế, công tác an sinh xã hội, tạo việc làm cho người lao động, chăm lo người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách, hộ nghèo, được các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp thường xuyên quan tâm.

Cử tri và Nhân dân Thủ đô bày tỏ sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, các vụ việc tiếp tục được chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Nhiều cán bộ có sai phạm, nhiều vụ việc phức tạp được xử lý, điều tra.

Cử tri đánh giá cao các giải pháp thúc đẩy, phát triển kinh tế Thủ đô -0
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương trình bày báo cáo tại kỳ họp

Cử tri và Nhân dân Thủ đô đánh giá cao kết quả việc tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, trật tự xây dựng, phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố năm 2023; sự chỉ đạo quyết liệt của thành phố đối với việc xử lý các dự án chậm tiến độ bằng các biện pháp, như: thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất; chấm dứt giao đất, cho thuê đất; chấm dứt hoạt động đầu tư.

Đáng chú ý, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội nhấn mạnh, cử tri và Nhân dân Thủ đô ghi nhận những nỗ lực của HĐND, UBND thành phố trong việc rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung và ban hành các chính sách mới thúc đẩy phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng an ninh; xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, chăm lo cho người dân.

Đồng thời, tổ chức thành công nhiều sự kiện, hoạt động lớn nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, quảng bá du lịch, từng bước cụ thể hoá Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành uỷ về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô. Cùng đó tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương của cán bộ công chức, viên chức; thúc đẩy hợp tác đầu tư, đẩy mạnh sản xuất ở các lĩnh vực; công tác quy hoạch được quan tâm, nhiều quy hoạch quan trọng được phê duyệt.

Bên cạnh đó, thành phố đã chủ động, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050; lập Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; quy hoạch thành phố sáng tạo; hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6; hoàn thành nhiều dự án giao thông quan trọng và thực hiện giải phóng mặt bằng, khởi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đúng kế hoạch; đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thành phố trong việc khắc phục hậu quả và hỗ trợ nạn nhân vụ cháy tại phường Khương Đình (quận Thanh Xuân).

Ngoài ra, cử tri và Nhân dân Thủ đô quan tâm và đánh giá cao các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thành phố trong thời gian qua, thực hiện đường lối đối ngoại theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tăng cường quan hệ hợp tác song phương, quan hệ đối tác chiến lược với các nước trong khu vực và trên thế giới qua các chuyến thăm chính thức của các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Xử lý triệt để các dự án chậm triển khai

Bên cạnh những kết quả đạt được, thông qua nắm tình hình Nhân dân và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tại các cuộc tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND TP. Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương cho biết, cử tri và Nhân dân vẫn còn băn khoăn, lo lắng về một số vấn đề.

Trong đó, những tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội, đời sống Nhân dân cả nước nói chung và Thủ đô nói riêng do ảnh hưởng của bất ổn chính trị trên thế giới và khu vực, lạm phát thế giới chưa được kiểm soát, kinh tế chậm hồi phục. Trong nước, tình trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn bấp bênh, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp; nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc tạm dừng hoạt động làm ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của Nhân dân.

Cử tri đánh giá cao các giải pháp thúc đẩy, phát triển kinh tế Thủ đô -0
Củ tri Thủ đô kiến nghị thành phố đẩy nhanh tiến độ cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới các khu chung cư cũ

Trong lĩnh vực giao thông đô thị, việc xây dựng các bãi đỗ xe chậm triển khai; nhiều tuyến đường giao thông xuống cấp, thiếu đèn chiếu sáng, tình trạng nhiều tuyến đường giao thông bị rào chắn để thi công kéo dài; công tác kiểm tra hạ tầng giao thông, phòng cháy, chữa cháy của các cơ quan chức năng còn chưa chặt chẽ, vẫn còn xảy ra những vụ hỏa hoạn gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.

Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, vẫn nhiều vấn đề bất cập như: tình trạng không đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số cơ sở giáo dục; tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại chưa đảm bảo an toàn; bạo lực học đường gia tăng; việc thiếu lớp học công lập khối trung học phổ thông đang gây áp lực cho phụ huynh và học sinh.

Đáng chú ý, hiện vẫn còn nhiều dự án chậm triển khai, hiệu quả đầu tư thấp, dự án treo chưa được giải quyết triệt để; vấn đề cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn thành phố còn chậm so với kế hoạch; công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều bất cập; tranh chấp giữa Ban Quản trị nhà chung cư với chủ đầu tư, giữa chủ đầu tư với cư dân chưa được giải quyết triệt để. Tình trạng người dân mua nhà chung cư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính nhiều năm, nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà gây bức xúc trong Nhân dân; tiến độ cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới các khu chung cư cũ, xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng và đời sống Nhân dân còn chậm.

Đáng quan tâm, hoạt động tín dụng đen, việc lừa đảo qua mạng, việc lập các hội nhóm trên mạng xã hội để thực hiện các vụ cướp, giải quyết mâu thuẫn cá nhân vẫn còn xảy ra; việc quản lý thông tin của khách hàng có tiền tiết kiệm gửi tại các ngân hàng còn chưa chặt chẽ, dẫn đến việc người dân bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

“Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền đã được quan tâm, xong vẫn còn vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài... chưa giải quyết dứt điểm; nhiều vụ án tham nhũng, lừa đảo về kinh tế lớn như Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều người gây bức xúc và lo lắng trong Nhân dân”, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương thông tin thêm.

Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3
Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về nội dung, chương trình trình Kỳ họp thứ 21 - Kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Khóa XIV để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân
Chuyển động

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân

Hàng năm, Đảng ủy, UBND phường xây dựng kế hoạch đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân; duy trì thực hiện mô hình Buổi sáng với Nhân dân - Chủ tịch UBND phường tiếp công dân thường xuyên (từ 7 giờ 15 phút - 8 giờ 15 phút) các ngày làm việc trong tuần. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã đối thoại với dân để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Thực hiện công khai minh bạch các thủ tục hành chính…

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững
Chuyển động

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững

Theo Nghị quyết về chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, HĐND tỉnh nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu tính dễ bị tổn thương, rủi ro thông qua tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu (BĐKH); triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, bảo đảm chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, an toàn, bền vững…

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ
Chuyển động

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần bổ sung nội dung những quy định chính của hoạt động giám sát qua lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Trong đó, nên quy định ít nhất thực hiện lấy phiếu tín nhiệm 2 lần và thời điểm là năm thứ hai hoặc thứ ba của nhiệm kỳ đối với lần thứ nhất, năm cuối đối với lần thứ hai. Làm như vậy, kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ là căn cứ quan trọng, đáng tin cậy để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới.

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động
Chuyển động

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động

Ngày 11.9, Thường trực HĐND tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND tỉnh các cấp trên địa bàn. Đây là lần đầu tiên Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu trung tâm tỉnh đến 11 huyện, 204 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. 

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý
Chuyển động

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý

Kế thừa và phát triển pho lịch sử vẻ vang từ thuở khai hoang mở cõi, miền đất giao thoa, hội tụ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, truyền thống của một “miền Đông gian lao mà anh dũng”, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai luôn xác định lấy chất lượng cuộc sống người dân làm mục tiêu phấn đấu và coi đây là thước đo năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Là cái “nôi” công nghiệp, điểm sáng - lá cờ đầu cả nước về thực hiện chương trình nông thôn mới, Đồng Nai luôn theo đuổi mục tiêu phát triển xanh, bền vững.

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương
Chuyển động

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương

Ngày 30.8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang, đã diễn ra Kỳ họp chuyên đề Lần thứ 8, HĐND tỉnh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà đồng chủ tọa kỳ họp.

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22
Chuyển động

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22

Chiều 29.8, HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ tọa kỳ họp.

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng
Chuyển động

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng

Sáng 29.8, HĐND tỉnh Bắc Ninh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) nhằm xem xét các nội dung thuộc thẩm quyền, kịp thời giải quyết những nội dung, công việc mang tính cấp thiết, quan trọng của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống dân sinh. Đồng thời, triển khai, thực hiện chủ truơng sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ
Chuyển động

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ

Ngày 28.8, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đã tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ trong các khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2022 - 2024 tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.