Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần sáng tạo và sát thực

Xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, Trường Cao đẳng Công nghiệp quốc phòng đã đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật dưới nhiều hình thức, với phương pháp sáng tạo, sát thực, góp phần làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệm và hành động của mỗi cán bộ, giáo viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ trong chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội.

Lựa chọn hình thức, phương pháp phù hợp

Đại tá Lê Tố Hữu - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Nhà trường cho biết: Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường luôn tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tuyên truyền, PBGDPL; thường xuyên cập nhật, quán triệt sâu sắc các kết luận, chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về công tác PBGDPL; coi trọng kiện toàn Hội đồng Phối hợp PBGDPL, phát huy tốt vai trò tham mưu trong xác định nội dung, lựa chọn hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp, hiệu quả cho từng đối tượng, trong từng thời điểm cụ thể.

Trao đổi kinh nghiệm giữa đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền pháp luật của Nhà trường. Nguồn: Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng
Trao đổi kinh nghiệm giữa đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền pháp luật của Nhà trường. Nguồn: Trường Cao đẳng Công nghiệp quốc phòng

Ngoài chương trình, nội dung giáo dục pháp luật chính khóa cho các đối tượng học viên, Nhà trường đã bám sát định hướng, chủ động chọn lựa các chuyên đề, chủ đề tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các đối tượng, bảo đảm toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sát với tình hình đơn vị. Trong đó, tập trung trang bị những kiến thức cơ bản của các văn bản quy phạm pháp luật mới; làm rõ những khâu yếu, mặt yếu trong chấp hành pháp luật, kỷ luật Quân đội, quy định bảo đảm an toàn trong học tập, huấn luyện và những vấn đề thực tiễn đặt ra trong công tác quản lý, chỉ huy bộ đội.

Cùng với việc đổi mới về mặt nội dung, Nhà trường đã chỉ đạo các đơn vị thường xuyên vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục; kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền theo kế hoạch với giáo dục thường xuyên; giáo dục theo chuyên đề với tuyên truyền pháp luật theo chủ đề. Đối với mỗi chuyên đề pháp luật, Nhà trường yêu cầu các đơn vị khi thực hiện phải bảo đảm tính chuyên sâu; cập nhật thông tin mới, gợi mở nêu vấn đề, liên hệ vận dụng sát nội dung, đối tượng nhằm mục đích không chỉ trang bị kiến thức mà còn khơi dậy tình cảm, trách nhiệm, niềm tin của cán bộ, học viên, chiến sĩ đối với pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội để họ tự giác chấp hành.

Đối với các chủ đề pháp luật, Nhà trường xây dựng kế hoạch tuyên truyền theo tuần hoặc tháng, gắn với đối tượng nhất định; linh hoạt vận dụng các hình thức mang tính trực quan, sinh động để chuyển tải nội dung pháp luật theo các chủ đề đã xác định. Đơn cử như diễn đàn, tọa đàm, đối thoại, thi tìm hiểu, xử lý tình huống pháp luật, sân khấu hóa…

Mặt khác, lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật với các hoạt động khác, như thông báo chính trị, ngày chính trị và văn hóa tinh thần; coi trọng việc phát huy vai trò của các thiết chế văn hóa; nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà truyền thống; ngăn sách, tủ sách pháp luật, phòng đọc điện tử, Phòng Hồ Chí Minh, hệ thống bảng tin, pa nô, áp phích, truyền thanh nội bộ. Đại tá Lê Tố Hữu nhấn mạnh, đây là những kênh thông tin quan trọng để tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ Quân đội, quy định của đơn vị đến với cán bộ, chiến sĩ nhanh nhất, trực quan nhất. 

Bảo đảm chất lượng báo cáo viên pháp luật

Giáo viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên là nòng cốt trong công tác PBGDPL và Nhà trường đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ này. Theo đó, ngoài đội ngũ giáo viên bộ môn Nhà nước và pháp luật đảm nhiệm những nội dung giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục, đào tạo cho các đối tượng học viên; Nhà trường còn tuyển chọn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở các khoa giáo viên, cơ quan, đơn vị có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm tham gia công tác tuyên truyền, PBGDPL.

Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật không chỉ có trình độ lý luận, năng lực sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn trong nắm, hiểu đặc điểm tâm lý học viên, mà còn phải tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm và kỹ năng tuyên truyền.

Cùng với việc tích cực tham gia các lớp tập huấn do Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ chức, Nhà trường còn tạo điều kiện để đội ngũ này tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, các đợt học tập, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, tham gia các Hội thi Báo cáo viên pháp luật do Tổng cục, địa phương tổ chức. 

Thực tế thời gian qua, các cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị cũng có nhiều biện pháp nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, học viên tra cứu, tìm hiểu kiến thức nói chung, kiến thức về pháp luật; duy trì nghiêm nền nếp, hiệu quả Ngày Pháp luật, "Mỗi tuần học một điều luật". 

Là một trong những đơn vị triển khai tốt công tác tuyên truyền pháp luật, với quan điểm "nhận thức phải đi trước một bước", Khoa Dạy nghề thường xuyên tổ chức sửa sang, làm mới hệ thống khẩu hiệu, biển bảng tuyên truyền, cổ động về chấp hành pháp luật, kỷ luật, điều lệnh, điều lệ, an toàn giao thông và phòng, chống vi phạm pháp luật, vừa tạo cảnh quan chính quy, đẹp mắt, vừa thường xuyên tác động đến nhận thức, hành động của mọi người.

Bên cạnh đó, khoa luôn duy trì 100% cán bộ, giáo viên tham gia các buổi PBGDPL, thực hiện "Ngày Pháp luật", hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật trực tuyến... do nhà trường và cấp trên tổ chức. Các buổi sinh hoạt chuyên môn của Khoa Dạy nghề và của các tổ trong khoa được lồng ghép với nhiều nội dung thông tin về pháp luật; góp phần thiết thực nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL của Nhà trường.

Xã hội

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.