Chuyện về dòng họ có nhiều người con ưu tú ở Hà Tĩnh

Ích Hậu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) dẫu là vùng đất nhỏ những có bề dày lịch sử, như một “từ trường” sản sinh ra nhiều người con ưu tú làm rạng danh quê hương đất nước, trong đó có những người con của dòng họ Trần Quốc.

Video: Ích Hậu phát huy truyền thống văn hoá, cách mạng

Vang danh miền quê anh hùng

Xã Ích Hậu trước năm 2007 thuộc huyện Can Lộc, nay thuộc huyện Lộc Hà. Đây là mảnh đất có khí thiêng núi sông tụ nghĩa, sản sinh ra nhiều nhà hoạt động cách mạng và danh nhân văn hóa nổi tiếng như: Nguyễn Hằng Chi - người lãnh đạo xuất sắc nhất trong phong trào chống thuế năm Mậu Thân (1908) ở Hà Tĩnh; Nguyễn Đổng Chi - một trong những nhà văn hóa dân gian hàng đầu của đất nước thế kỷ 20; Nguyễn Từ Chi - nhà dân tộc học hàng đầu của Việt Nam; Lê Viết Lượng - nhà cách mạng và chính khách Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sau cách mạng 1954, một trong những người thầy đầu tiên của ngành Ngân hàng; Trần Quốc Thại - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ Tĩnh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, từng là đặc phái viên của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Đại tá Nguyễn Đức Hùng (tức Tư Chu) - Anh hùng Lực lượng vũ trang, vị Chỉ huy trưởng Biệt động Sài Gòn lừng lẫy một thời; Đại tá Lê Xi - Anh hùng Lực lượng vũ trang, Chính ủy Binh đoàn 559; Trần Đình Đàn - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh...

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), nhiều người con quê hương đã đi theo cách mạng và có đóng góp lớn trong thời kỳ cách mạng 1930 - 1931, tiền khởi nghĩa, Cách mạng Tháng Tám và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930 - 1931, 8 thôn trên địa bàn xã đều xây dựng được những chi bộ Đảng Cộng sản hoạt động bí mật. Toàn xã có 7 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 33 cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, 7 liệt sĩ thời kỳ 1930 - 1931, 114 liệt sĩ, 101 thương, bệnh binh và hơn 1.000 người có công với cách mạng...

Ích Hậu cũng là nơi có tổ chức đảng ra đời từ sớm và hoạt động khá mạnh. Từ năm 1927, tổ đảng Hồng Kinh ra đời; đến đầu năm 1930, tổ đảng được phát triển và thành lập nên Chi bộ Cải Lương (nay là Chi bộ Bắc Kinh). Đó cũng là tiền đề để tháng 9/1930, Xã bộ Ba Xã (tên gọi cũ của Đảng bộ xã Ích Hậu) được ra đời. Đáng chú ý, Chi bộ Cải Lương là một trong những chi bộ được ra đời từ sớm trực thuộc Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (1 trong 2 tổ chức đảng hợp nhất nên Đảng bộ lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh vào tháng 3/1930). Thành viên Chi bộ Cải Lương đã tham gia hội nghị tại Bến Đò Thượng Trụ - nơi đánh dấu sự ra đời của Đảng bộ tỉnh cách đây 94 năm.

Ngoài ra, trên địa bàn có 9 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia. Trong đó, Đền Cả - nơi thờ thần Tam Lang long vương với thần tích linh thiêng, đây cũng là nơi hội họp bí mật của tổ chức đảng vùng hạ Can trong thời kỳ 1930 - 1931, được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1992. Đền thờ Nguyễn Văn Giai, người từng làm đến chức Tể tướng thời Lê - Trịnh, nơi đang lưu giữ tấm bia đá và bản sắc phong cổ bằng lụa dài bậc nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, nhà thờ họ Nguyễn Đức Lục Chi, đền Cồn Khái và nhà thờ họ Trần Quốc cũng là những di tích tiêu biểu.

Từng là vùng quê nghèo, đồng chua chiêm trũng nhưng với truyền thống cách mạng, hiếu học, Ích Hậu đã nuôi dưỡng bao bậc hiền tài của đất nước và không ngừng vươn lên xây dựng đời sống hôm nay. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, xã Ích Hậu đã có nhiều đóng góp và đạt nhiều thành tựu, được công nhận là đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 2004; đạt chuẩn xã nông thôn mới 2015 và đang phấn đấu xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2025.

Sáng mãi dòng họ cách mạng

Dường như truyền thống quê hương cách mạng Ích Hậu đã trở thành mạch nguồn nuôi lớn, dưỡng dục nên những người con có chí lớn, nhân tài cho đất nước Việt Nam, trong đó có dòng họ Trần Quốc - dòng họ lớn ở thôn Bắc Kinh.

Họ Trần Quốc thôn Bắc Kinh xuất xứ từ gốc tổ Trần Kinh phát tích ở huyện Đông Triều (Quảng Ninh). Cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, sơ tổ Trần Quốc Sở, đời thứ 27 đã thiên di vào thôn Bắc Kinh để gây dựng cơ nghiệp và hình thành nên dòng họ Trần Quốc. Kế nghiệp tiền nhân, ở đời nào dòng họ cũng có những người con đóng góp xứng đáng đối với lịch sử đất nước.

Cụ Trần Quốc Chân - hậu Duệ đời thứ 30, là cụ tổ dòng họ Trần Quốc được triều Lê Trung Hưng phong giữ chức Thỉ tướng Thị lang Hoàng Long điện. Cụ Trần Quốc Liêu (con trưởng cụ tổ Trần Quốc Chân) là tướng giỏi phò giúp Vua Quang Trung đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược cuối thế kỷ XVIII và được phong chức Điện tiền Chỉ huy sứ Hộ quân.

Đến nay, họ Trần thôn Bắc Kinh đã trải qua hơn 230 năm với 10 đời con cháu nối tiếp nhau định cư trên vùng đất này. Đồng hành cùng với sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, các thế hệ con cháu dòng họ Trần Quốc có nhiều công lao đóng góp cho quê hương, đất nước. Từ hai cuộc kháng chiến, đến thời kỳ xây dựng đất nước, dòng họ Trần Quốc đã có tới 16 người con làm rạng danh lịch sử Hà Tĩnh, trở thành tấm gương sáng cho các bậc hậu duệ noi theo.

Nhiều người trong kháng chiến bị địch bắt và tù đày nhưng vẫn một lòng trung kiên với Đảng và cách mạng, được tặng các danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước như: ông Trần Quốc Châu, từng là Tỉnh ủy viên, Bí thư đầu tiên của Huyện ủy Can Lộc năm 1930 - 1931; ông Trần Quốc Kính, Bí thư - Chủ tịch UBND huyện Can Lộc (1964 - 1978), là người cùng quân và dân cả nước làm nên kỳ tích huyền thoại Ngã ba Đồng Lộc; ông Trần Quốc Tiệm là đảng viên Đảng Tân Việt từ năm 1927; ông Trần Quốc Ninh, Trần Quốc Nhứ là các đảng viên lão thành cách mạng...

Đặc biệt, trong một gia đình có 3 người cùng được tặng Huân chương Độc lập, đó là liệt sĩ Trần Quốc Nhứ (anh trai), ông Trần Quốc Thại (em trai) và ông Trần Đình Đàn (cháu trai).

Không chỉ vậy, Bắc Kinh - nơi bao chứa những người con dòng họ Trần Quốc là cái nôi của phong trào cách mạng, thành lập và phát triển tổ chức Đảng từ rất sớm.

Ông Đặng Quang Bắc - Bí thư Đảng ủy xã Ích Hậu cho biết: “Bắc Kinh là ngôi làng nhỏ nhưng có nhiều cán bộ lão thành cách mạng. Đây còn đặc biệt bởi là nơi có 2 đảng viên kết nạp tại chi bộ đã trở thành Bí thư Tỉnh ủy. Đáng trân quý, đồng chí Trần Quốc Thại từ một bí thư chi đoàn, bí thư chi bộ thôn, sau nhiều cống hiến, phấn đấu đã trở thành Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Hà Tĩnh thời kỳ tái lập tỉnh, là đặc phái viên của Ban Bí thư Trung ương... Là người cán bộ được rèn giũa, trưởng thành từ cơ sở, mọi tư duy, hành động của đồng chí Thại trong quá trình công tác luôn gắn với dân, hiểu dân, gần dân. Đó cũng là bài học lớn trong công tác cán bộ mà thế hệ chúng tôi luôn học hỏi, noi theo. Đến bây giờ, đồng chí vẫn luôn được người dân Ích Hậu nhắc đến là người đóng vai trò quan trọng trong khai hoang phục hóa, đắp đê ngăn mặn giữ ngọt, giúp dân đào giếng để cả làng có nước sạch dùng, phát động phong trào làm phân xanh bón ruộng, xóa nạn mù chữ... Hình ảnh người đảng viên 75 năm tuổi Đảng của đồng chí Thại mãi là tấm gương sáng cho các đảng viên học tập”.

Chia sẻ về người lãnh đạo đứng đầu tỉnh thời kỳ mới tái lập, nhà văn Đức Ban trải lòng: “Ở ông Trần Quốc Thại có lòng thương người, trắc ẩn, chịu thương, chịu khó, cần cù, lăn lộn với phong trào... Điều đó có được ngoài phẩm cách cá nhân còn nhờ sự bao dung, đùm bọc của truyền thống văn hóa cộng đồng. Có thể nói, ông Thại và dòng họ Trần Quốc nói riêng, người dân Ích Hậu nói chung nằm trong từ trường văn hóa cộng đồng của vùng quê cách mạng. Sự nghèo khó của vùng quê ấy đã nuôi nấng, bồi dưỡng nên cốt cách con người”.

Không chỉ với những người con của dòng họ Trần Quốc, mà mỗi người con quê hương Ích Hậu vẫn đang không ngừng nỗ lực vun đắp truyền thống, góp sức xây dựng quê hương. Tự hào miền quê của nhiều anh tài, Ích Hậu đã và đang vượt lên từ vùng chiêm trũng, vươn mình mạnh mẽ trên hành trình xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. “Từ trường văn hóa” của miền quê với bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử ấy vẫn đang ngày càng tỏa rạng, làm động lực, nền tảng để các thế hệ sau viết tiếp trang sử hào hùng của cha anh đi trước.

Chuyện về dòng họ có nhiều người con ưu tú ở Hà Tĩnh -0
Một góc xã Ích Hậu hôm nay

Địa phương

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân
Hoạt động chính quyền

Bài cuối: Đồng thuận ý Đảng - lòng dân

Cuộc cách mạng sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp ở Nghệ An đang đi những bước khởi đầu quan trọng. Khó khăn phía trước còn rất lớn, nhiệm vụ đặt ra cũng không hề nhẹ... song, với quyết tâm chính trị cao nhất, tạo đồng thuận giữa ý Đảng - lòng dân, cùng với phương châm hành động “vừa chạy vừa xếp hàng” sẽ là tiền đề để Nghệ An thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đặc biệt này.

Quang cảnh hội nghị
Hoạt động chính quyền

Thống nhất sắp xếp đơn vị hành chính, hướng tới thành lập tỉnh Đắk Lắk trực thuộc Trung ương

Ngày 24.4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị lần thứ 32 nhằm cho ý kiến đối với Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh và một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Trong đó, đáng chú ý là nội dung liên quan đến việc hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên để hình thành đơn vị hành chính mới trực thuộc Trung ương.

Đường nối Đắk Lắk - Phú Yên còn nhiều điểm nghẽn, cần sớm được hoàn thiện
Giao thông

Đắk Lắk đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, mở rộng không gian phát triển kinh tế

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk xác định phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ then chốt nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, mở rộng liên kết vùng. Trong bối cảnh sắp xếp lại địa giới hành chính cấp tỉnh theo hướng Đông - Tây, yêu cầu hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại càng trở nên cấp thiết, đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm cho tỉnh trong giai đoạn tới.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thăm, tặng quà chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày tại huyện Hiệp Hòa
Địa phương

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thăm, tặng quà chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày tại huyện Hiệp Hòa

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025), sáng 24.4, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Việt Oanh đến thăm, tặng quà các chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày tiêu biểu đang sinh sống trên địa bàn huyện Hiệp Hòa. 

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín
Địa phương

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín

Khẳng định bản lĩnh vững vàng với năng lực tài chính ổn định, vượt qua khó khăn, chủ động vươn lên đón nhận cơ hội mới – cơ hội bứt phá trong Kỷ nguyên vươn mình của đất nước, vừa qua Tổng Công ty Becamex IDC tiếp tục được vinh danh trong Top 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín năm 2025 do Vietnam Repor công bố. Đây là lần thứ 5 liên tiếp Becamex IDC đứng đầu danh sách Top 10 (2021, 2022, 2023, 2024 và 2025).

Ninh Thuận giữ nguyên tên gọi đơn vị hành chính cấp xã theo hình thức đánh số sau sắp xếp
Trên đường phát triển

Ninh Thuận giữ nguyên tên gọi đơn vị hành chính cấp xã theo hình thức đánh số sau sắp xếp

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chủ trương giữ nguyên tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã sau khi sáp nhập, đồng thời áp dụng phương án đánh số thứ tự để phân biệt, đảm bảo thuận tiện trong công tác quản lý và ổn định đời sống nhân dân.

Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
Trên đường phát triển

Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa các công trình, dự án trọng điểm, có quy mô lớn đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đi vào hoạt động, từ ngày 21 - 23.4, lãnh đạo tỉnh đã đi kiểm tra Dự án sân golf Glory tại xã Thành Công (TP. Phổ Yên); Dự án khu nghỉ dưỡng Flamingo Majestic Islands Resort (tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc); Dự án sân golf Tân Thái (Đại Từ); Dự án đường Bắc Sơn kéo dài (TP. Thái Nguyên).

Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Bông thăm hỏi động viên người dân
Xã hội

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho người nghèo vươn lên phát triển kinh tế

Trong quý I.2025, hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại Đắk Lắk tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần thiết thực hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự nỗ lực của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn ưu đãi đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc cho sự phát triển bền vững của địa phương.

Bến Tre: Từ "Đồng khởi" trong kháng chiến đến "Đồng khởi mới" trong phát triển kinh tế xã hội
Địa phương

Bến Tre: Từ "Đồng khởi" trong kháng chiến đến "Đồng khởi mới" trong phát triển kinh tế xã hội

Sau 50 năm giải phóng, từ một vùng đất chịu nhiều đau thương của chiến tranh, Bến Tre đã vận dụng sáng tạo và phát huy truyền thống Đồng khởi năm xưa, bằng nhiều chủ trương, nghị quyết, chương trình hành động cách mạng. Nổi bật là phong trào thi đua “Đồng khởi mới” đã từng bước đưa tỉnh vươn lên mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Bí Thư Thành ủy Cần Thơ Đỗ Thanh Bình và Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát của thành phố
Địa phương

TP. Cần Thơ hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025

Sau hơn 8 tháng thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, TP. Cần Thơ đã hoàn thành việc xây mới, sửa chữa 1.066 căn nhà. Chính quyền địa phương đã bàn giao nhà mới cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người có công với cách mạng đưa vào sử dụng.

Triển khai phong trào ‘Bình dân học vụ số’ đến thôn, tổ dân phố tại Hà Nội
Trên đường phát triển

Triển khai phong trào ‘Bình dân học vụ số’ đến thôn, tổ dân phố tại Hà Nội

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong ký ban hành Kế hoạch số 05-KH/BCĐ57 của Ban Chỉ đạo Thành ủy về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số về triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phê bình một chủ tịch xã ở Đắk Lắk vì buông lỏng quản lý
An ninh cơ sở

Phê bình một chủ tịch xã ở Đắk Lắk vì buông lỏng quản lý

Ngày 23.4, lãnh đạo UBND huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk) cho biết đã có văn bản phê bình UBND xã Krông Nô và Chủ tịch UBND xã này vì buông lỏng trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, để xảy ra tình trạng san lấp đất, lấn chiếm lòng hồ thủy điện Buôn Tua Srah nhằm mục đích xây dựng nhà ở, quán kinh doanh "săn view".

Khánh Hòa sẵn sàng đón dòng khách lớn dịp lễ 30.4 - 1.5
Trên đường phát triển

Khánh Hòa sẵn sàng đón dòng khách lớn dịp lễ 30.4 - 1.5

Dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời điểm thuận lợi để người dân, du khách tổ chức các chuyến tham quan, nghỉ dưỡng, thưởng thức ẩm thực và tận hưởng không khí thư giãn sau thời gian làm việc. Đây cũng là cơ hội quan trọng để ngành du lịch Khánh Hòa đẩy mạnh kích cầu, thu hút du khách.