Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm thành phố Burgas, Bulgaria

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Bulgaria, sau khi kết thúc các hoạt động tại Thủ đô Sofia, sáng 26.9, giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thăm thành phố Burgas – thủ phủ của tỉnh Burgas và là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải, văn hóa, du lịch quan trọng của miền Đông Nam Bulgaria.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm thành phố Burgas, Bulgaria -0
Đại diện Lãnh đạo Thành phố Burgas và kiều bào đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại sân bay thành phố Burgas. Ảnh: Doãn Tấn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm thành phố Burgas, Bulgaria -0
Đại diện Lãnh đạo Thành phố Burgas và kiều bào đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại sân bay thành phố Burgas​​​​​​. Ảnh: Doãn Tấn

Tại đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Thị trưởng Burgas Dimitar Nikolov.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm thành phố Burgas, Bulgaria -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thị trưởng Burgas Dimitar Nikolov. Ảnh: Doãn Tấn

Thay mặt chính quyền và nhân dân thành phố Burgas, Thị trưởng Dimitar Nikolov nồng nhiệt chào mừng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến thăm thành phố trong chuyến thăm chính thức đầu tiên đến Bulgaria; đồng thời nhấn mạnh, chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng để trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác giữa hai nước và các địa phương hai nước, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, du lịch.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm thành phố Burgas, Bulgaria -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thị trưởng Burgas Dimitar Nikolov. Ảnh: Doãn Tấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng đến thăm Burgas, thành phố nổi tiếng bên bờ biển Đen của Bulgaria. Chia sẻ một số kết quả chuyến thăm chính thức Bulgaria, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, tại các cuộc hội đàm, hội kiến với các nhà lãnh đạo Bulgaria, các cuộc gặp với lãnh đạo một số chính đảng của Bulgaria, hai bên đều thống nhất tăng cường quan hệ, hợp tác Việt Nam – Bulgaria trên tất cả các kênh: chính Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và hợp tác địa phương, doanh nghiệp.

Nhấn mạnh Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, hơn 30 nghìn nghiên cứu sinh, cán bộ, kỹ thuật viên của Việt Nam đã từng học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại Bulgaria đã luôn coi Bulgaria như ngôi nhà thứ hai của mình, trong đó, nhiều người đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam như nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

Thị trưởng Dimitar Nikolov cho biết, cá nhân ông và người dân thành phố Burgas luôn dành nhiều tình cảm cho Việt Nam. Từ năm 2015, thành phố Burgas đã kết nghĩa với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam. Trong năm 2023, các Trường Đại học của thành phố Burgas đã đề xuất tiếp nhận sinh viên nước ngoài, trong đó có các sinh viên đến từ Việt Nam. Thị trưởng Dimitar Nikolov mong muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác giáo dục với Việt Nam và mở rộng quan hệ hợp tác với các địa phương khác của Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm thành phố Burgas, Bulgaria -0
Thị trưởng Burgas Dimitar Nikolov phát biểu tại cuộc tiếp. Ảnh: Doãn Tấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Quảng Ninh là một trong những địa phương đang phát triển rất nhanh của Việt Nam; đề nghị Thị trưởng Dimitar Nikolov sớm sang thăm Việt Nam, thăm tỉnh Quảng Ninh nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch.

Giới thiệu về các tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Bulgaria, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư của hai nước vấn còn thấp, các doanh nghiệp Bulgaria đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn khoảng 30 triệu USD, trong khi chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào đầu tư tại Bulgaria dù doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đầu tư vào nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy, qua chuyến thăm lần này, các nhà lãnh đạo hai bên đã thống nhất sẽ tiến hành Khoá họp Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam – Bulgaria để thúc đẩy hợp tác hai nước.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao vị trí chiến lược của Bulgaria, cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam có thể liên kết với doanh nghiệp Bulgaria để thâm nhập thị trường châu Âu cũng như các nước vùng Balkan và ngược lại, Bulgaria có thể đầu tư vào Việt Nam và qua đó đầu tư vào thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 650 triệu dân, quy mô nền kinh tế thứ 5 thế giới. Bulgaria có cả cảng biển nước sâu, là trung tâm du lịch có tiềm năng với ngành hàng hải, logistic phát triển. Đây cũng là lĩnh vực Việt Nam đang thu hút doanh nghiệp đầu tư. Hai bên cũng có thể hợp tác về lao động, nhất là lao động có trình độ tay nghề cao.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm thành phố Burgas, Bulgaria -0
Quang cảnh cuộc tiếp. Ảnh: Doãn Tấn

Cho biết, trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên đã tổ chức Diễn đàn chính sách, pháp luật về thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Bulgaria với sự tham dự của khoảng 150 doanh nghiệp, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam là nước có môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, minh chứng là trong chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc đến Việt Nam vừa qua đã có lãnh đạo cấp cao của 250 tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu tham gia, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ gần đây cũng có rất nhiều lãnh đạo tập đoàn của Mỹ đi cùng.

Thị trưởng Burgas bày tỏ ấn tượng với sự phát triển Việt Nam, cho rằng, trong tương lại không xa, Việt Nam sẽ phát triển vượt bậc. Thị trưởng cũng cho biết, hiện có nhiều trẻ em và thanh niên Bulgaria yêu thích và mong muốn được học ngôn ngữ của các nước châu Á, mong muốn Việt Nam sẽ mở các lớp dạy tiếng Việt tại các địa phương của Bulgaria, điều này sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa hai nước.

Thông tin về môi trường đầu tư, kinh doanh tại thành phố Burgas, Thị trưởng Dimitar Nikolov khẳng định, chính quyền thành phố luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Hiện thành phố đang phát triển các khu công nghiệp, thành phố Burgas sẽ dành quỹ đất cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn đầu tư tại đây. Thị trưởng khẳng định, Thành phố Burgas sẽ làm cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam ở châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam hội nhập sở tại.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm thành phố Burgas, Bulgaria -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà lưu niệm Thị trưởng Burgas Dimitar Nikolov. Ảnh: Doãn Tấn

Thị trưởng Burgas cũng đề nghị, Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam – Bulgaria nên bổ sung thêm chuyên đề về du lịch bởi, đây là thế mạnh của Burgas.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhất trí với đề xuất của Thị trưởng Burgas; đánh giá cao vai trò, vị thế của thành phố trong “bản đồ du lịch” của châu Âu. Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, trong chuyến thăm, hai nước cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực du lịch, tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác lĩnh vực này trong thời gian tới.

Hoan nghênh đề xuất mở lớp dạy tiếng Việt cho người Bulgaria, Chủ tịch Quốc hội cho biết, sẽ đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam nghiên cứu để có thể triển khai thực hiện.

Thị trưởng Burgas Dimitar Nikolov chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có chuyến thăm chính thức Bulgaria thành công tốt đẹp và mong muốn Chủ tịch Quốc hội quay trở lại thăm Burgas, trân trọng Chủ tịch Quốc hội là người bạn lớn của thành phố.

Chính trị

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen
Chính trị

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen

Chiều 9.11, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” gắn với Ngày hội “Văn hóa quân - dân” với nhân dân xã Bản Sen, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh).

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, các ĐBQH thành phố Hà Nội khẳng định dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, qua đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đặc biệt, dự luật đã đề xuất một số chính sách đặc thù, đột phá để phát triển và nâng tầm, tôn vinh nghề giáo, khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Trong phiên thảo luận tổ sáng 9.11 về dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Xử lý thấu đáo, triệt để hành vi "lệch chuẩn" của nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo, từ đạo đức, phong cách cho đến quy tắc ứng xử… Do đó, với những giáo viên có các hành vi "lệch chuẩn" thì cần xử lý thấu đáo, triệt để.

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù
Thời sự Quốc hội

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định đối tượng vay vốn là “người lao động” mang tính phổ quát. Trong đối tượng “người lao động” có dạng đặc biệt là “người lao động đã chấp hành xong hình phạt tù”. Nếu dự thảo Luật có chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ giúp họ có cơ hội tìm việc làm, trở thành công dân có ích cho xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu ý kiến.

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập

Thảo luận về dự án Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang nhất trí quy định cho phép cơ quan quản lý giáo dục chủ trì hoặc phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tiếp tục rà soát, bảo đảm tinh thần Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 9.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, những đặc điểm mang tính đặc thù của nhà giáo cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng, song, ưu đãi, chính sách riêng cũng phải đặt trong tổng thể chung, bảo đảm sự cân đối, hài hòa. Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định về đối tượng áp dụng, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, bảo đảm phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Thảo luận tại tổ 15 về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể chính sách đặc thù hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sáng 9.11, các ĐBQH Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận đề nghị quy định cụ thể hơn các chính sách đặc thù, chính sách hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. 

ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Xác định rõ nguồn lực thực hiện chính sách với nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 3 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang, có ý kiến đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi… Nguồn lực của Trung ương và nguồn lực của địa phương như thế nào để đảm bảo Luật có tính khả thi, hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống.​

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Chính sách chung chung, khó đột phá trong thu hút nhà giáo giỏi

Thảo luận tại tổ sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết của việc có các chính sách thu hút nhà giáo. Tuy nhiên, quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo còn chung chung, chưa có đột phá, chưa đủ hấp dẫn, thuyết phục và thu hút được người có trình độ cao, người có tài và người về công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn. Theo các đại biểu, nếu không có chính sách cụ thể, rõ ràng thì sẽ rất khó đạt mục tiêu. 

Chương trình 1719 góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Sự kiện nổi bật

Chương trình 1719 góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Sáng 9.11, tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) đã chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt chương trình 1719), giai đoạn I từ 2021 - 2025 và đề xuất nội dung chương trình giai đoạn II từ 2026 - 2030 khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13
Thời sự Quốc hội

Bảo hiểm thất nghiệp: Linh hoạt mức đóng, mở rộng đối tượng tham gia tự nguyện để bảo đảm an sinh tốt hơn

Sáng nay, 9.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hậu Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk).