Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tất cả cam kết quốc tế đều được Việt Nam thực hiện chủ động, tích cực

"Tất cả các cam kết với quốc tế đều được Việt Nam thực hiện một cách chủ động, tích cực, trong đó có vấn đề phát triển bền vững và bảo vệ quyền con người", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định tại cuộc tiếp Đoàn Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện Châu Âu, chiều 23.2, tại Nhà Quốc hội. 

Tại buổi tiếp Đoàn Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện Châu Âu (EP) do Chủ tịch Ủy ban David McAllister dẫn đầu đang có chuyến thăm, làm việc tại nước ta, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hoan nghênh Đoàn Ủy ban Đối ngoại của EP sang thăm Việt Nam; khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ với Liên minh Châu Âu (EU) - một đối tác quan trọng của Việt Nam; đồng thời đánh giá cao quan hệ Việt Nam – EU thời gian qua đã phát triển tích cực trên tất cả các trụ cột chính trị - ngoại giao, kinh tế – thương mại - đầu tư, quốc phòng - an ninh, nông – lâm – ngư nghiệp, hợp tác phát triển...

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, Việt Nam và Quốc hội Việt Nam ủng hộ việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược giữa ASEAN với EU, sẵn sàng đóng vai trò tích cực trong tiến trình này và phối hợp với EP trong việc thúc đẩy triển khai sáng kiến thành lập Hội đồng Nghị viện EU – ASEAN, xem đây là nền tảng góp phần thúc đẩy Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN trong thời gian tới.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại EP David McAllister trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dành thời gian tiếp và có những đánh giá tích cực về quan hệ Việt Nam – EU và quan hệ Quốc hội Việt Nam - EP. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại EP khẳng định, Việt Nam là đối tác tin cậy của EU/EP và cho biết, chuyến thăm Việt Nam lần này nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa EU với ASEAN và Việt Nam, giữa EP và Quốc hội Việt Nam, đồng thời được trực tiếp chứng kiến các thành quả phát triển của Việt Nam.

Đánh giá cao vai trò của Việt Nam và Quốc hội Việt Nam trong ASEAN và AIPA, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại David McAllister nêu rõ, EP mong muốn tăng cường quan hệ nghị viện với Việt Nam và các nước thành viên ASEAN; mong muốn tăng cường các mặt tích cực trong quan hệ Việt Nam - EU vừa qua và thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới giữa hai bên như: lĩnh vực năng lượng, an ninh, quốc phòng... 

Nhất trí với Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại David McAllister về dư địa hợp tác giữa Việt Nam và EU vẫn còn rất lớn, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), bao gồm các cam kết về phát triển bền vững. 

Minh chứng cho điều này, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên thực hiện thành công các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu này. Khi Chương trình nghị sự về Phát triển bền vững đến năm 2030 được Liên Hợp Quốc thông qua, Việt Nam cũng là quốc gia đi đầu trong việc đưa các mục tiêu này vào chương trình lập pháp của Quốc hội để thể chế hoá, tạo khung khổ pháp lý cho việc triển khai thực hiện và giám sát việc triển khai thực hiện. Diễn đàn Nghị sỹ trẻ toàn cầu do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức trong năm nay cũng sẽ tập trung thảo luận về phát triển bền vững.

Việt Nam luôn đặt người dân ở vị trí trung tâm trong mọi quyết sách, thực hiện mục tiêu cao nhất là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh, đem lại cuộc sống ngày càng tốt hơn cả về vật chất và tinh thần cho mọi người dân, không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau. Trong giai đoạn đại dịch Covid – 19 bùng phát gây nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có trên toàn cầu, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương, giai đoạn sau đại dịch, Việt Nam đã phục hồi nhanh, đạt tăng trưởng ở mức cao và bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.

Nhấn mạnh đó là những cách Việt Nam đã và đang làm để bảo vệ nhân quyền cho chính người dân, Chủ tịch Quốc hội một lần nữa khẳng định, "tất cả các cam kết với quốc tế đều được Việt Nam thực hiện một cách chủ động, tích cực, trong đó có vấn đề phát triển bền vững và bảo vệ quyền con người". 

Về hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại EP tiếp tục ủng hộ phát triển quan hệ EU- Việt Nam, EU - ASEAN; nâng cao vai trò của EP trong phát huy những lợi thế của EVFTA , tăng cường hơn nữa thương mại, duy trì các chuỗi cung ứng giữa EU- Việt Nam, EU – ASEAN, nhất trong điều kiện tình hình thế giới có nhiều khó khăn như hiện nay; thúc đẩy trao đổi đoàn cấp Ủy ban giữa EP và Quốc hội Việt Nam để ngày càng hiểu được nhau nhiều hơn; thúc đẩy Nghị viện các nước thành viên EU còn lại sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) nhằm “khai thông” nguồn vốn đầu tư giữa hai bên, coi đây là nền tảng góp phần triển khai sáng kiến “Cửa ngõ toàn cầu” của EU tại khu vực, vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp hai bên.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị EU tiếp tục thể hiện vai trò tích cực, góp tiếng nói và hành động cụ thể nhằm đảm bảo tính thượng tôn pháp luật, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với ASEAN, đảm bảo an ninh, tự do hàng hải trong khu vực.

Nêu rõ, Việt Nam ủng hộ EU tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Tiểu vùng sông Mê Kông, Chủ tịch Quốc hội đề nghị EU hỗ trợ Việt Nam để hiện thực hóa tuyên bố Chính trị về thiết lập Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) giữa Việt Nam với các nước G7, thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về mục tiêu Net zero cacbon vào năm 2050; hỗ trợ Việt Nam về vốn, công nghệ, pháp luật, nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng công bằng.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị EU sớm gỡ thẻ vàng IUU, khuyến khích hợp tác doanh nghiệp EU - Việt Nam trong hiện đại hóa lĩnh vực nghề cá tại Việt Nam về quy trình, kỹ thuật khai thác, đánh bắt, nuôi trồng, chuyển giao công nghệ sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, chế biến, bảo quản, logistics và bán lẻ; xây dựng chuỗi giá trị khép kín EU - Việt Nam trong lĩnh vực thủy, hải sản, xem đây là mô hình điển hình để thiết lập trong khu vực. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội, Chính phủ, ngư dân Việt Nam đang rất nỗ lực thực hiện các cam kết trong lĩnh vực này bởi đây cũng chính là những cam kết hướng đến quyền lợi của Nhân dân Việt Nam.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội trân trọng gửi lời mời Chủ tịch Nghị viện châu Âu sớm thăm Việt Nam vào thời điểm thích hợp trong năm 2023.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại EP cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chia sẻ rất nhiều thông tin hữu ích đối với Đoàn; cho biết sẽ chuyển lời mời thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội đến Chủ tịch EP.

Chính trị

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 12.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 12.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 12.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh, Hà Nội; Ngày làm việc thứ mười chín, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà chủ trì phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Đối ngoại; Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Belarus họp trực tuyến với Nhóm công tác của Quốc hội Cộng hòa Belarus.

Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Belarus Nguyễn Tuấn Anh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Belarus họp trực tuyến với Nhóm công tác của Quốc hội Cộng hòa Belarus

Chiều tối 12.11, trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Belarus Nguyễn Tuấn Anh đã chủ trì họp trực tuyến với Nhóm công tác của Quốc hội Cộng hòa Belarus về hợp tác với Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hạ viện về các vấn đề quốc tế Dyachenko Oleg Viktorovich làm Trưởng nhóm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp - Ảnh Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nguyên nhân chủ quan dẫn đến chậm tiến độ dự án

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, Ủy ban Kinh tế nhất trí với việc điều chỉnh thời gian thực hiện giai đoạn 1 của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đến hết ngày 31.12.2026. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị làm rõ hơn các nguyên nhân chủ quan dẫn đến chậm tiến độ dự án.

Phân cấp, phân quyền cần đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền cần đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về giải pháp đẩy mạnh hơn nữa phân cấp, phân quyền, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, cần rà soát lại thể chế, các quy định của Đảng, quy định của pháp luật; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan. Đồng thời, hoàn thiện quy chuẩn, tiêu chuẩn; tăng cường giám sát, kiểm tra. Phân cấp phân quyền cần đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã phát biểu kết thúc Phiên chất vấn.
Thời sự Quốc hội

Với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, khẩn trương khắc phục những hạn chế, có giải pháp mới thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ

Lời Tòa soạn: Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua các khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu năm 2025 và những năm tiếp theo, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã phát biểu kết thúc Phiên chất vấn. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phiên chất vấn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, “đúng” và “trúng” vấn đề cử tri, Nhân dân quan tâm

Chiều nay, 12.11, trong phát biểu kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với những cam kết mạnh mẽ trong chỉ đạo, quản lý, điều hành; đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng, kéo dài, kém hiệu quả

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều nay, 12.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo làm rõ thêm một số vấn đề về điều hành kinh tế - xã hội được các đại biểu Quốc hội quan tâm. Thủ tướng nêu rõ, thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện đơn giản hóa, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính; tập trung rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng, kéo dài, kém hiệu quả, các tổ chức tín dụng yếu kém.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thông tin, truyền thông bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thông tin, truyền thông bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả

Phát biểu kết thúc phần chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông chiều nay, 12.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thông tin, truyền thông bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, phát triển; chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí bảo đảm chất lượng. 

Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực thông tin, truyền thông
Thời sự Quốc hội

Đã thanh tra các đơn vị dễ lộ lọt thông tin, tiến tới tham mưu xây dựng Luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Trả lời chất vấn của đại biểu về tình trạng vi phạm quyền riêng tư, thu thập dữ liệu cá nhân, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, năm 2023 và 2024 lần đầu tiên Bộ đã thực hiện thanh tra về thu thập thông tin cá nhân tại những đơn vị dễ để xảy ra lộ lọt thông tin; sắp tới sẽ tham mưu xây dựng Luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn
Thời sự Quốc hội

Báo chí cần quay lại giá trị cốt lõi, dùng công nghệ số để lấy lại trận địa, tăng lượng độc giả

Trả lời chất vấn của ĐBQH về giải pháp làm thế nào để báo chí truyền thống có thể cạnh tranh và tồn tại trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, báo chí cần quay lại giá trị cốt lõi, dùng công nghệ số để lấy lại trận địa, tăng số lượng độc giả, từ đó quảng cáo cũng sẽ tăng lên. Trong quá trình đề xuất sửa đổi Luật Báo chí sắp tới, Bộ sẽ tham mưu để Chính phủ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.

Quốc hội tiến hành chất vấn với nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin, truyền thông
Thời sự Quốc hội

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đã đề xuất ban hành nhiều chiến lược, kế hoạch, xác định rõ yêu cầu phát triển hạ tầng số quốc gia

Sáng nay, 12.11, ngay sau khi kết thúc phần chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực y tế, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn với nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ đã đề xuất ban hành nhiều chiến lược, kế hoạch, xác định rõ các nội hàm và yêu cầu phát triển cho hạ tầng số quốc gia, đặc biệt lưu ý đến nội dung phổ cập nâng cao chất lượng hạ số tại khu vực, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Chile
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Chile

Tối 11.11 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Santiago de Chile, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân và chính thức khai trương Văn phòng Tuỳ viên Quốc phòng Việt Nam tại Chile.

Quang cảnh chất vấn và trả lời chất vấn
Thời sự Quốc hội

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác y tế

Thừa nhận còn không ít những hạn chế, bất cập, thậm chí còn một số vấn đề gây bức xúc trong dư luận của lĩnh vực y tế khi tham gia giải trình tại Phiên chất vấn sáng nay, 12.11, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho biết, thời gian tới, sẽ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác y tế; nghiên cứu, hoàn thiện thể chế pháp luật, cơ chế, chính sách; tập trung xử lý, tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc…