70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024)

Cho Bắc - Nam sum họp một nhà

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, Hiệp định Genève được ký kết (ngày 21.7.1954) về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã có quyết định đưa lực lượng cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, nhằm đào tạo lực lượng cán bộ cho sự nghiệp cách mạng lâu dài.

“Đi cũng vinh, ở cũng vinh”

Ngày 21.9.1954, Bác Hồ viết thư (đăng trên Báo Nhân Dân số 229, ngày 22.9.1954) thăm hỏi, động viên và căn dặn bộ đội, cán bộ và các gia đình từ miền Nam ruột thịt tập kết ra Bắc: “đồng bào đã phải tạm xa quê hương, nhưng lại được gần Trung ương Đảng, Chính phủ, gần quân đội và đồng bào miền Bắc. Nam Bắc vẫn là một nhà”. Sự động viên kịp thời của Bác Hồ đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần cho đồng bào miền Nam và thổi bùng ngọn lửa đoàn kết dân tộc, để rồi những con tàu xuất phát từ miền Nam chở hơn hàng trăm nghìn đồng bào, chiến sĩ, học sinh ra miền Bắc với mong muốn: “mỗi người sẽ tùy theo sức mình tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”.

Đợt chuyển quân tập kết ra Bắc này bắt đầu từ ngày 6.10.1954 và kết thúc 29.10.1954. Theo Hiệp định Genève, Cà Mau là một trong 3 điểm tập kết của lực lượng kháng chiến ở Nam Bộ trong 200 ngày để đưa bộ đội và đồng bào miền Nam ra Bắc.

Ông Nguyễn Thanh Bảy là một trong những người hăng hái lên tàu tập kết ra Bắc năm 1954
Ông Nguyễn Thanh Bảy là một trong những người hăng hái lên tàu tập kết ra Bắc năm 1954

Nhớ lại năm tháng sôi nổi ấy, ông Nguyễn Thanh Bảy, ngụ quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ kể, ba má ông sinh được 6 người con thì đợt này có đến 5 người đi tập kết. Giác ngộ cách mạng, chị cả Nguyễn Thị Thanh Xuân tham gia kháng chiến rồi kết hôn với tướng Phan Trọng Tuệ (nguyên Phó Thủ tướng). Các em noi gương chị đều theo Việt Minh. Là con út của gia đình, 4 anh chị đã đi tập kết, lẽ ra ông Bảy ở lại quê nhà để chiến đấu và được gần ba má, nhưng được sự phân công của tổ chức, ông tạm gác chuyện gia đình với suy nghĩ đi để học tập nhiều hơn, làm được nhiều hơn cho quê hương. 15 tuổi ông Bảy thấm nhuần lời huấn thị của tổ chức: “đi cũng vinh, ở cũng vinh”, nên hăng hái lên tàu.

Bà Nguyễn Thị Thu Hường, chị của ông Bảy nhớ như in, năm đó bà vừa sinh bé thứ 2. Lúc nghe tiếng máy rì rầm từ xa vọng đến, loa phóng thanh trên bãi báo tin đoàn tàu phía Pháp sắp đến, Ban phụ trách nhắc tập thể lần cuối nội quy và tác phong đi đường. Trong tiếng hô vang và biểu ngữ giơ cao của đồng bào đứng dọc hai bên bờ kinh đưa tiễn, tiếng nhạc quân hành rộn rã, bà Hường ôm hai con nhỏ một bé 4 tuổi, một trẻ sơ sinh lên tàu Hòa Bình ra miền Bắc.

Bà Nguyễn Thị Thu Hường
Bà Nguyễn Thị Thu Hường "gặp lại" người thân trong bức ảnh trưng bày tại Di tích Ban liên lạc đình chiến Nam Bộ (cũ)

Cũng trong buổi tiễn đưa này, mẹ liệt sĩ Lê Thị Sảnh đã trao cây vú sữa cho Đại đội trưởng Đại đội pháo binh 370, Tiểu đoàn 307 Nguyễn Trung Kiên, nhờ chuyển đến Bác Hồ với lời nhắn gửi, mong khi Bác thấy cây vú sữa là thấy đồng bào miền Nam, mẹ hứa sẽ cùng đồng bào tiếp tục đấu tranh đến ngày thống nhất đất nước.

Tại Chắc Băng - sông Đốc, từ ngày 22.1 - 8.2.1955, các tàu viễn dương Kilinki của Ba Lan, Stavropol, Arkhangles của Liên Xô đã đưa 53.253 cán bộ, chiến sĩ, công nhân, học sinh... được lựa chọn tập kết ra miền Bắc. Người trên tàu, người đứng hai bên đường lưu luyến giơ hai ngón tay chào nhau, hàm ý sẽ gặp lại sau hai năm xa cách. Nào ngờ cuộc chia ly kéo dài tận 21 năm, mãi cho đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Tôn vinh truyền thống cách mạng kiên cường của quân dân Cà Mau

Chuyến tàu cuối cùng rời bến vàm sông Đốc, hàng nghìn cánh tay vẫy chào tạm biệt đầy lưu luyến, kẻ ở người đi đều mang trong lòng ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ và niềm tin sắt đá: ngày mai Nam - Bắc sum họp! 

Sau này, nhà văn Thép Mới đã ghi trong hồi ký về Tổng Bí thư Lê Duẩn: trước khi chia tay, anh Ba (Lê Duẩn) nắm tay đồng chí Lê Đức Thọ nhắn gửi: “Anh ra thưa với Bác, tất cả đồng bào, đồng chí trong này đều ngày đêm mong Bác sống lâu, khỏe mạnh. Anh cho tôi gửi lời chào Bác, anh Trường Chinh và tất cả các anh ngoài đó”.

Sau khi đã bố trí xong lực lượng tập kết, số đảng viên còn lại tại miền Nam là trên 10.000 người, được tổ chức sắp xếp theo nguyên tắc hoạt động bí mật, được giáo dục về nhân sinh quan cách mạng, về khí tiết của người đảng viên trước kẻ thù, bồi dưỡng 5 bước công tác cách mạng để sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới.

Mô hình Cụm công trình tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954
Mô hình Cụm công trình tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954

Ngay sau đó quân dân Cà Mau lại bước vào cuộc chiến đấu mới dưới sự chỉ đạo của Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn và Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ, Phó Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu Giang Võ Văn Kiệt; Nhân dân Cà Mau một lần nữa trở thành chỗ dựa vững chắc, nuôi dưỡng và bảo vệ an toàn cho lực lượng cách mạng trong suốt chặng đường chống Mỹ gian khó và hào hùng...

Sự kiện tập kết năm 1954 được xem là cuộc chuyển dịch lực lượng có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Để ghi nhớ sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 vào tháng 11.2024. Trong đó, có hoạt động trưng bày hình ảnh, tư liệu, hiện vật gắn với sự kiện lịch sử nói trên nhằm tôn vinh truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân Cà Mau trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Tỉnh đã có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử này để trưng bày, bổ sung vào nguồn tài liệu quý phục vụ cho địa phương trong công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

Tháng 1.2024, tỉnh Cà Mau cũng đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Cụm công trình tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954. Cụm công trình được xây dựng trên diện tích hơn 10ha tại thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) bao gồm các hạng mục như: tượng đài, sàn khu vực tượng đài và tổ chức sự kiện, cầu cạn, đường giao thông đấu nối vào tượng đài, bãi đậu xe, hệ thống hạ tầng kỹ thuật…

Tượng đài được làm bằng đá granite, cách điệu chiếc tàu dài 25m, cao 10,5m, rộng 8,5m; 2 bên thân tàu có các bức phù điêu tái hiện hình ảnh cán bộ tập kết… Tổng kinh phí thực hiện cụm công trình này khoảng hơn 176 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách và vốn hợp pháp khác. Theo kế hoạch, cụm công trình xây dựng tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc, sẽ hoàn thành trong tháng 11.2024, đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954.

70 năm trôi qua, sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 vẫn còn nguyên giá trị lịch sử về tinh thần đoàn kết dân tộc, về ý chí quyết tâm, thống nhất của quân dân ta với chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Việc xây dựng Cụm công trình tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954, cũng như sưu tầm hình ảnh, tư liệu, hiện vật gắn với sự kiện lịch sử này, theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt, nhằm phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống cách mạng hào hùng của Nhân dân Nam Bộ nói chung và Cà Mau nói riêng.

Trên đường phát triển

Các học viên lớp tập huấn được trao giấy chứng nhận
Địa phương

Huyện nghèo ở Kon Tum ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ người dân tốt hơn

Trong nỗ lực hiện đại hóa tổ chức hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) - một trong những địa phương còn nhiều khó khăn, đang từng bước tiếp cận và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động công vụ. Đây là bước đi chủ động, thể hiện quyết tâm của cấp ủy, chính quyền huyện trong việc thực hiện chuyển đổi số toàn diện, hướng tới xây dựng chính quyền số hiệu quả, gần dân và vì dân.

Tổ hợp Khu công nghiệp Deep C tại Hải Phòng - Điểm đến của nhiều doanh nghiệp FDI
Địa phương

Hình mẫu trong thu hút đầu tư chất lượng cao

Bằng tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược và những bước đi đột phá, từ vùng đất anh hùng trong chiến tranh, thành phố Hải Phòng đã vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu Việt Nam. Sau 70 năm kể từ ngày giải phóng (13.5.1955), thành phố Cảng không chỉ là trung tâm công nghiệp, cảng biển, logistics, mà còn là hình mẫu tiêu biểu trong thu hút đầu tư, đặc biệt là dòng vốn FDI (vốn đầu tư nước ngoài) chất lượng cao.

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững
Trên đường phát triển

Tăng cường duy trì vệ sinh môi trường, hướng tới phát triển bền vững

Trong thời gian qua, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong thi công xây dựng, cũng như tăng cường công tác duy trì vệ sinh trên toàn địa bàn. Dù còn không ít khó khăn, bất cập, nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện cùng sự phối hợp của các đơn vị liên quan đã góp phần nâng cao chất lượng sống và cảnh quan đô thị, nông thôn.

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín
Địa phương

Becamex IDC - 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín

Khẳng định bản lĩnh vững vàng với năng lực tài chính ổn định, vượt qua khó khăn, chủ động vươn lên đón nhận cơ hội mới – cơ hội bứt phá trong Kỷ nguyên vươn mình của đất nước, vừa qua Tổng Công ty Becamex IDC tiếp tục được vinh danh trong Top 10 Công ty bất động sản Công nghiệp uy tín năm 2025 do Vietnam Repor công bố. Đây là lần thứ 5 liên tiếp Becamex IDC đứng đầu danh sách Top 10 (2021, 2022, 2023, 2024 và 2025).

Ninh Thuận giữ nguyên tên gọi đơn vị hành chính cấp xã theo hình thức đánh số sau sắp xếp
Trên đường phát triển

Ninh Thuận giữ nguyên tên gọi đơn vị hành chính cấp xã theo hình thức đánh số sau sắp xếp

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chủ trương giữ nguyên tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã sau khi sáp nhập, đồng thời áp dụng phương án đánh số thứ tự để phân biệt, đảm bảo thuận tiện trong công tác quản lý và ổn định đời sống nhân dân.

Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
Trên đường phát triển

Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa các công trình, dự án trọng điểm, có quy mô lớn đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đi vào hoạt động, từ ngày 21 - 23.4, lãnh đạo tỉnh đã đi kiểm tra Dự án sân golf Glory tại xã Thành Công (TP. Phổ Yên); Dự án khu nghỉ dưỡng Flamingo Majestic Islands Resort (tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc); Dự án sân golf Tân Thái (Đại Từ); Dự án đường Bắc Sơn kéo dài (TP. Thái Nguyên).

Bến Tre: Từ "Đồng khởi" trong kháng chiến đến "Đồng khởi mới" trong phát triển kinh tế xã hội
Địa phương

Bến Tre: Từ "Đồng khởi" trong kháng chiến đến "Đồng khởi mới" trong phát triển kinh tế xã hội

Sau 50 năm giải phóng, từ một vùng đất chịu nhiều đau thương của chiến tranh, Bến Tre đã vận dụng sáng tạo và phát huy truyền thống Đồng khởi năm xưa, bằng nhiều chủ trương, nghị quyết, chương trình hành động cách mạng. Nổi bật là phong trào thi đua “Đồng khởi mới” đã từng bước đưa tỉnh vươn lên mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Bí Thư Thành ủy Cần Thơ Đỗ Thanh Bình và Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trương Cảnh Tuyên trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát của thành phố
Địa phương

TP. Cần Thơ hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025

Sau hơn 8 tháng thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, TP. Cần Thơ đã hoàn thành việc xây mới, sửa chữa 1.066 căn nhà. Chính quyền địa phương đã bàn giao nhà mới cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người có công với cách mạng đưa vào sử dụng.

Triển khai phong trào ‘Bình dân học vụ số’ đến thôn, tổ dân phố tại Hà Nội
Trên đường phát triển

Triển khai phong trào ‘Bình dân học vụ số’ đến thôn, tổ dân phố tại Hà Nội

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong ký ban hành Kế hoạch số 05-KH/BCĐ57 của Ban Chỉ đạo Thành ủy về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số về triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Khánh Hòa sẵn sàng đón dòng khách lớn dịp lễ 30.4 - 1.5
Trên đường phát triển

Khánh Hòa sẵn sàng đón dòng khách lớn dịp lễ 30.4 - 1.5

Dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời điểm thuận lợi để người dân, du khách tổ chức các chuyến tham quan, nghỉ dưỡng, thưởng thức ẩm thực và tận hưởng không khí thư giãn sau thời gian làm việc. Đây cũng là cơ hội quan trọng để ngành du lịch Khánh Hòa đẩy mạnh kích cầu, thu hút du khách.

EVNSPC tiếp tục đóng điện thành công 6 công trình 110kV chào mừng 50 năm xây dựng và phát triển
Địa phương

EVNSPC tiếp tục đóng điện thành công 6 công trình 110kV chào mừng 50 năm xây dựng và phát triển

Hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vừa đóng điện, đưa vào vận hành thành công 6 công trình 110kV tại các tỉnh Kiên Giang, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Sóc Trăng và Cà Mau, góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.

Bình Dương - Hành trình từ “chiến địa” đến đầu tàu kinh tế
Địa phương

Bình Dương - Hành trình từ “chiến địa” đến đầu tàu kinh tế

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, Bình Dương đã vươn mình trở thành một trung tâm công nghiệp - đô thị hiện đại, đóng vai trò trụ cột trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ít ai ngờ rằng, vùng đất từng nghèo khó lại có thể “thay da đổi thịt” nhanh đến vậy, với những khu công nghiệp sầm uất, hạ tầng hiện đại và môi trường đầu tư hấp dẫn hàng đầu cả nước.