Chia sẻ kinh nghiệm, tầm nhìn về bảo tồn, phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO

Sáng 3.7, tại Ninh Bình, đã khai mạc Hội nghị quốc tế “Phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh trao đổi, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và tầm nhìn chung về bảo tồn, phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO.

Hội nghị có sự tham dự của các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc; Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO Lê Thị Hồng Vân; đại diện UNESCO...

Dự hội nghị còn có lãnh đạo 32 địa phương, các nhà nghiên cứu và đại diện cộng đồng người dân nơi có danh hiệu UNESCO.

Khơi dậy niềm tự hào của cộng đồng có di sản

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: Việt Nam đã xác định phát triển bền vững trên cơ sở lấy văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Dân tộc Việt Nam văn hiến với lịch sử bốn nghìn năm luôn nhận thức rõ và coi việc giữ gìn, phát huy các di sản, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên là tri ân truyền thống, bảo đảm quyền phát triển của các thế hệ tương lai.

Phát huy giá trị danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững -0
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu khai mạc Hội nghị

Với nguồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên đồ sộ, phong phú, đặc sắc, đến nay Việt Nam đã được UNESCO ghi danh 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu, 3 công viên địa chất toàn cầu và 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, các di sản văn hóa và thiên nhiên của Việt Nam được UNESCO ghi danh đã giúp khơi dậy niềm tự hào và khuyến khích mạnh mẽ các cộng đồng có di sản, các cấp chính quyền địa phương, toàn xã hội quan tâm, tự nguyện và chủ động tham gia, đóng góp bảo vệ di sản, đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa của địa phương, tạo thêm động lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng hệ thống văn bản pháp luật ngày càng được hoàn thiện, trong đó có Luật Di sản văn hóa, Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21.9.2017 quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam ban hành là minh chứng điển hình về bảo vệ, quản lý các Di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận, trở thành bài học kinh nghiệm cho nhiều quốc gia tham khảo, áp dụng...

Phát huy giá trị danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững -2
Trình diễn giới thiệu di sản văn hóa Việt Nam đã được UNESCO vinh danh

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa, trong đó có các di sản được UNESCO công nhận, gắn với phát triển du lịch bền vững là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước theo tinh thần Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18.5.2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.

Việc tổ chức Hội nghị quốc tế “Phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam” thể hiện sự đồng hành một cách tích cực nhất về trách nhiệm của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế trong bảo vệ các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên được UNESCO ghi danh vì sự phát triển bền vững theo quan điểm của UNESCO, đó là bảo đảm sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai.

Hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di sản

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc vui mừng khi những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị danh hiệu UNESCO của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Các danh hiệu UNESCO là cấu thành quan trọng hình thành thương hiệu mỗi địa phương và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua thu hút khách du lịch, chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế, mô hình tăng trưởng xanh. 

Phát huy giá trị danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững -4
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc phát biểu 

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc cũng chỉ ra rằng, phát triển kinh tế nhiều lúc không khớp nhịp với bảo tồn và phát huy giá trị danh hiệu UNESCO. Nhận thức về di sản, bảo vệ môi trường, gắn việc bảo tồn di sản văn hóa với phát triển bền vững chưa thực sự thấm sâu vào hành động của nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân, lâu dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi các tác động tiêu cực từ thiên tai, biến đổi khí hậu luôn hiện hữu. Trong đó, thách thức lớn nhất vẫn là hài hòa giữa phát triển lợi ích kinh tế và bảo tồn các di sản văn hóa, thiên nhiên, địa chất, sinh quyển.

Bởi vậy, hội nghị nhằm đánh giá một cách toàn diện, tổng kết kinh nghiệm phát huy tất cả các danh hiệu UNESCO tại Việt Nam đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước. Hội nghị có ý nghĩa quan trọng và được lãnh đạo UNESCO đánh giá cao như một sáng kiến đầu tiên trên thế giới bao quát tất cả các danh hiệu UNESCO tại một quốc gia, thể hiện sự coi trọng và cam kết của Việt Nam trong bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa, thúc đẩy giáo dục và khoa học ở các tầng nấc khác nhau.

Nguồn lực và động lực cho phát triển bền vững

Trong phát biểu chào mừng hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc cho biết, cùng với những di sản đã được UNESCO vinh danh, cư dân Ninh Bình qua nhiều thế hệ đã sáng tạo, lưu truyền, lan tỏa nhiều giá trị văn hóa đặc sắc với diên cách và cốt cách riêng có. Đó là gần 2.000 di sản văn hóa vật thể và gần 500 di sản văn hóa phi vật thể phản ánh tương đối toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của người Ninh Bình nói riêng, người Việt Nam nói chung từ cổ chí kim, từ truyền thống đến hiện đại.

Phát huy giá trị danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững -3
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc cho rằng, hội nghị là dịp để Ninh Bình giới thiệu về vùng đất giàu giá trị văn hóa, tự nhiên và truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất Cố đô

Nhận thức rõ những giá trị đó là nguồn lực và động lực cho sự phát triển bền vững; cùng với tiến trình đổi mới của đất nước, sau hơn 30 năm tái lập tỉnh, với những quyết sách và bước đi đúng đắn, phù hợp, Ninh Bình đã thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị toàn cầu của Di sản thế giới, kết hợp hài hòa giữa việc gìn giữ môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống với phát triển kinh tế du lịch, bảo đảm lợi ích của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước...

Theo ông Phạm Quang Ngọc, việc phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đồng chủ trì tổ chức Hội nghị quốc tế “Phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam” là dịp để Ninh Bình giới thiệu về vùng đất giàu giá trị văn hóa, tự nhiên và truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất Cố đô. Đây cũng là cơ hội để Ninh Bình và các tỉnh có Di sản thế giới nói riêng, các đối tác toàn cầu nói chung đẩy mạnh trao đổi, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và tầm nhìn chung về thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO.

Chia sẻ kinh nghiệm, tầm nhìn về bảo tồn, phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO -0
Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều đại biểu trong nước và quốc tế

Sau Lễ khai mạc, Hội nghị diễn ra 3 phiên chuyên đề: Thực tiễn về phát huy danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững Việt Nam; Kinh nghiệm quốc tế về phát huy danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững; Giải pháp huy động nguồn lực trong phát huy giá trị danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững.

Tại hội nghị, các đại biểu trong và ngoài nước chia sẻ bài học kinh nghiệm của các địa phương về thành công trong phát huy các danh hiệu của UNESCO phục vụ phát triển bền vững; các thách thức hiện hữu mà nhiều địa phương đang phải đối mặt trong quá trình này; những bài học điển hình, giải pháp sáng tạo để phục vụ phát triển bền vững... 

Văn hóa - Thể thao

Bài 1: Di sản văn hóa hội tụ và hội nhập
Văn hóa - Thể thao

Bài 1: Di sản văn hóa hội tụ và hội nhập

Hơn 20 năm nay, Festival Huế là môi trường, là cơ hội làm sống lại và tỏa sáng di sản văn hóa Huế. Nhờ có Festival Huế, nhiều di sản được phục hồi, trao truyền và chủ thể văn hóa được hưởng lợi từ chính những di sản mình đang nắm giữ. Trong định hướng phát triển cũng như Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên Huế được xác định sẽ trở thành Đô thị di sản, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Triển lãm video art "Thăng đường nhập thất"
Văn hóa

Triển lãm video art "Thăng đường nhập thất"

Tác phẩm được dựng từ ảnh đen trắng gốc xử lý qua công nghệ số, kết hợp video art và hình ảnh động của nghệ sĩ thị giác Triệu Minh Hải, Viên Hồng Quang phối hợp cùng họa sĩ, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế và nhà nghiên cứu Phạm Long.

Bà Rịa - Vũng Tàu giảm giá 65% để kích cầu du lịch cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn
Du lịch - Thể thao

Bà Rịa - Vũng Tàu giảm giá 65% để kích cầu du lịch cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn

Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa phối hợp với các sở, ngành, địa phương và Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức họp báo công bố "Chương trình kích cầu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu, quý IV.2024". Đây là nỗ lực nhằm thu hút khách du lịch với nhiều ưu đãi hấp dẫn kéo dài hết năm 2024.

Khúc xạ hào quang rực rỡ
Văn hóa - Thể thao

Khúc xạ hào quang rực rỡ

Nhắc tới trường Mỹ thuật Đông Dương người ta thường nói có một phong cách, mỹ cảm, một hương vị riêng của mỹ thuật thời kỳ này; dấu ấn ấy còn ảnh hưởng lâu bền, day dứt đến thẩm mỹ nhiều thế hệ họa sĩ trên cả nước ở những giai đoạn sau này.

Phát huy “kho báu” di sản văn hóa
Văn hóa

Phát huy “kho báu” di sản văn hóa

Ngày 25.10, tại Ninh Bình, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình và Viện Bảo tồn di tích đã phối hợp tổ chức hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, du lịch”.