Cần nhiều giải pháp để thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội

Tại phiên thảo luận Tổ, Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV chiều 2.11, các đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội cơ bản nhất trí với nội dung Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng, cần nhiều giải pháp để thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

Phạm vi ảnh hưởng lớn

Cần nhiều giải pháp để thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội -0
Quanh cảnh phiên thảo luận tổ

Phát biểu tại tổ, đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà cho rằng, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có mức độ ảnh hưởng sâu rộng tới xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của mọi người dân. Đặc biệt là những người trong độ tuổi lao động và những người được hưởng chế độ hưu trí. Dự án Luật này nhận được sự quan tâm của nhiều cử tri, người dân, tổ chức cá nhân.

Cần nhiều giải pháp để thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội -0
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại phiên thảo luận tổ

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trình Chính phủ, hiện nay số lượng người tham gia đóng Bảo hiểm xã hội chỉ chiếm trên 38,7% số lượng lao động trong độ tuổi. "Như vậy còn trên 60% lực lượng lao động trong độ tuổi chưa tham gia bảo hiểm xã hội, họ chủ yếu là nông dân và những người tham gia ở lĩnh vực lao động phi chính thức, đối tượng có thu nhập thấp rất cần có sự hỗ trợ của chính sách bảo hiểm theo tinh thần của Nghị quyết số 28 của Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội" - đại biểu Trần Thị Nhị Hà nói. 

Trong các đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại điểm L, K Khoản 1, Điều 3 là đối tượng mới quy định phải tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh và có khoảng 2 triệu hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh. Có khoảng 3 triệu hộ kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh, không đăng ký kinh doanh, tương đương khoảng 3 triệu người trong độ tuổi lao động không tham gia bảo hiểm xã hội.

Tham gia bảo hiểm xã hội là giải pháp an sinh xã hội tốt, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp, bấp bênh. Nhấn mạnh điều này, đại biểu Trần Thị Nhị Hà kiến nghị, cần toàn bộ nhóm đối tượng là chủ hộ kinh doanh, bao gồm cả hộ phải đăng ký kinh doanh và không phải đăng ký kinh doanh vào nội dung tại Điều 3. Tuy nhiên, cũng cần đánh giá quy định về mức đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các chủ hộ kinh doanh, theo quy định về mức đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc với lao động thông thường là người lao động đóng 8%, người sử dụng lao động đóng 17%, tổng cộng là 25%.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 39, đối tượng chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh phải đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc toàn bộ là 25%. Đại biểu cho rằng, cần đánh giá tác động xã hội của quy định này, để có mức đóng phù hợp vì phạm vi ảnh hưởng lớn, số lượng nhiều.

Cần quy định các mức trợ cấp hưu trí cụ thể

Về giải pháp căn cơ, lâu dài để tăng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, cần thay đổi về cơ chế chính sách tham gia bảo hiểm xã hội. Đặc biệt là cơ chế đóng bảo hiểm xã hội và mức hưởng trợ cấp.

“Hiện nay, mức đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam không phản ánh đúng khả năng kinh tế của mỗi người. Đồng thời mức hưởng trợ cấp của người tham gia bảo hiểm xã hội cũng không đáp ứng đủ nhu cầu sống hàng ngày. Đặc biệt là những trường hợp hưu trí. Chính vì vậy, việc tham gia bảo hiểm xã hội chưa thực sự hấp dẫn…”, đại biểu Trần Thị Nhị Hà nhấn mạnh.

Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu cũng đồng tình với phương án giảm lợi ích từ việc rút bảo hiểm xã hội một lần trong Dự thảo Luật để người lao động tham gia và ở lại với hệ thống bảo hiểm xã hội sống lâu hơn. Theo đó, đại biểu Nguyễn Phương Thuỷ (Đoàn ĐBQH Hà Nội) cho rằng, quy định về mức rút bảo hiểm xã hội một lần cần tương ứng với mức đóng của người lao động đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, còn khoản tiền người sử dụng lao động sẽ được giữ lại để chi trả một phần lương hưu sau này… “Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ ngay từ khi người lao động còn trong độ tuổi lao động để khuyến khích động viên người lao động tham gia bảo hiểm xã hội…”, đại biểu Nguyễn Phương Thuỷ nêu ý kiến.

Cần nhiều giải pháp để thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội -0
Đại biểu Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại phiên thảo luận tổ

Đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn với quy định xử phạt với các trường hợp chậm đóng bảo hiểm xã hội. Đại biểu Nguyễn Phương Thuỷ cho rằng, cần một biện pháp căn cơ hơn nữa với trình trạng này. Bên cạnh đó, cũng cần có các quy định phân quyền cho HĐND tại các địa phương có thể tham gia vào việc quản lý Nhà nước về việc thực hiện đóng góp bảo hiểm xã hội…

Đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận Tổ, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí bày tỏ sự nhất trí cao với những nội dung Tờ trình và Báo cáo Thẩm tra dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). “Quy định tại Điều 48 của Dự thảo Luật về việc mang thai hộ là một quy định nhân văn, tiến bộ, khẳng định sự ưu việt của chế độ hiện hành. Tuy nhiên, tại điểm C điều 48, nên bỏ từ “mẹ” trong quy định vì có thể gây nhầm lẫn, chỉ cần quy định là “người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản”. Đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu rõ.

Cần nhiều giải pháp để thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội -0
Đại biểu Nguyễn Anh Trí phát biểu tại phiên thảo luận

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng, cần quy định các mức trợ cấp hưu trí cụ thể… Đối tượng đóng bảo hiểm tự nguyện hiện nay, chúng ta chưa mở rộng về mặt số lượng. Do đó, cần có biện pháp đóng góp mở và linh hoạt hơn để người tham gia đóng bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm xã hội một cách hiệu quả hơn, bền vững hơn.

Cần nhiều giải pháp để thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội -0
Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu tại phiên thảo luận

Đóng góp ý kiến về quy định đối tượng tham gia bảo hiểm, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tuấn Thịnh bày tỏ băn khoăn, quy định đối với người đi lao động ở nước ngoài, người lao động phải đóng bảo hiểm cả hai nơi là ở Việt Nam và ở nơi họ lao động. Vậy thì chế độ hưởng lương hưu như thế nào?

Cần nhiều giải pháp để thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội -0
Đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh phát biểu tại phiên thảo luận

Mặt khác, đối với người nước ngoài lao động ở Việt Nam, họ tham gia lao động và đóng góp bảo hiểm xã hội ở Việt Nam thì sau đó họ có được hưởng lương hưu, trợ cấp hưu hay không? Chúng ta cần có quy định cụ thể về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh đề nghị. 

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại hội nghị
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh tiếp xúc cử tri tại Quảng Ninh

Sáng 18.4, tại TP Móng Cái, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh và Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xúc cử tri các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu trên địa bàn các địa phương.  

Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn Viettel

Chiều 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông Quân đội (Viettel), phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thời sự Quốc hội

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chiều 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk nhằm đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực

Chiều 18.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật

Chiều 18.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Ủy ban Kinh tế và Tài chính tiến hành thẩm tra việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và 3 dự án luật.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri. Ảnh: Hải Hành
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bảo đảm bộ máy hoạt động liên tục, thông suốt, không gián đoạn, không trông chờ

“Trong quá trình tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính, chúng ta phải bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, không gián đoạn, không trông chờ. Song song với việc sắp xếp vẫn phải bảo đảm thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm nay. Tăng trưởng của Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang phải phấn đấu đạt hơn 8%, thậm chí là 9%”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong phát biểu với cử tri tỉnh Hậu Giang chiều nay. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà tri ân người có công tại tỉnh Hậu Giang
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc cử tri tại tỉnh Hậu Giang

Chiều 18.4, tại Trung tâm hành chính TP. Vị Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV - Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, xem xét, quyết định nhiều vấn đề hệ trọng trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước, đặc biệt là việc sửa đổi Hiến pháp và pháp luật về tổ chức bộ máy để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập các tỉnh...

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Lắk, Đắk Lắk

Sáng 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) tại huyện Lắk, Đắk Lắk.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC

Sáng 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình chủ trì phiên họp - Ảnh H. Ngọc
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Sáng 18.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình, Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát đã họp phiên mở rộng, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình 1719 tại Ea Súp
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Ea Súp, Đắk Lắk

Chiều 17.4, tại huyện Ea Súp, Đắk Lắk, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect

Chiều 17.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc gặp mặt. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Ngành dầu khí phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện hiệu quả 5 "chữ an"

Trân trọng những đóng góp của ngành dầu khí đối với đất nước trong gần 50 năm qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn, toàn ngành tiếp tục phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện “5 chữ an”: an ninh năng lượng của đất nước, an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển và an sinh xã hội.