Cải thiện sinh kế cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Tân Uyên

Từ khi triển khai đến nay, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần cải thiện sinh kế, ổn định đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Đồng thời, giúp nâng cao nhận thức bảo vệ rừng, hạn chế tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẩy, khai thác lâm sản trái phép.

Cải thiện sinh kế cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Tân Uyên -0
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng còn giúp tạo sinh kế cho người dân

Thị trấn Tân Uyên là một trong những địa phương đi đầu trong công tác bảo vệ, giữ rừng và phát triển rừng của huyện Tân Uyên, hiện tại thị trấn có gần 3400ha rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng. Mặc dù, diện tích ít, nhưng công tác bảo vệ rừng luôn được chính quyền và nhân dân của thị trấn hết sức chú trọng, nhiều năm liền trên địa bàn thị trấn chưa có vụ cháy rừng nào xảy ra. Để có được kết quả tuyệt vời đó, bên cạnh việc thay đổi nhận thức thì việc nhân dân được hưởng lời từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của nhà nước cũng góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ và phát triển rừng. Cùng với đó, chính quyền thị trấn thường xuyên tuyên truyền nhân dân nêu cao ý thức bảo vệ rừng, sử dụng tiền từ dịch vụ môi trường rừng để tái đầu tư vào sản xuất hoặc chi tiêu vào những mục đích chính đáng.

Chủ tịch UBND thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu Phạm Chí Mười, nhiều năm trở lại đây công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng nhất là thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm, chú trọng. Do đó, nhận thức của nhân dân trên địa bàn huyện Tân Uyên ngày càng được nâng cao. Đồng thời, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tạo động lực thúc đẩy thực hiện công tác giao đất, giao và khoán quyền sử dụng rừng ổn định lâu dài cho tổ chức, cá nhân, gia đình, cộng đồng dân cư. Ngoài ra, chính sách giúp người dân có thêm thu nhập bền vững, rừng được giữ tốt hơn giúp cân bằng môi trường sinh thái, hạn chế tác hại của thiên tai.

Cải thiện sinh kế cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Tân Uyên -0
Rừng được quản lý và bảo vệ tốt hơn nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Đánh giá hiệu quả của chính sách, Phó chủ tịch UBND huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu Lê Thanh Huy cho biết, từ việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường đã và đang tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Tân Uyên. Kinh phí từ nguồn hỗ trợ đã tăng thu nhập cho các chủ rừng, tạo việc làm cho nhân dân các dân tộc địa phương, góp phần thay đổi diện mạo vùng nông thôn. Bên cạnh đó, đây cũng là động lực để người dân có ý thức hơn nữa trong việc bảo vệ rừng, hạn chế tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy, tạo cảnh quan trong lành đồng thời góp phần phủ xanh những diện tích đất trống đồi núi trọc, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng theo từng năm.

Địa phương

Thái Nguyên quyết liệt xoá nhà tạm
Trên đường phát triển

Thái Nguyên quyết liệt xoá nhà tạm

Cùng với phát triển kinh tế xã hội, những năm gần đây, Thái Nguyên cũng là một trong những điểm sáng của cả nước trong việc chăm lo cho người nghèo. Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đang được các địa phương trong tỉnh chủ động triển khai thực hiện rất quyết liệt, đồng bộ. Qua đó đã góp phần quan trọng giúp công tác giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Hiền
Địa phương

Chủ động nguồn nhân lực vận hành Sân bay quốc tế Long Thành

Theo Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Hiền, để kịp thời đáp ứng yêu cầu vận hành Sân bay quốc tế Long Thành, tỉnh đã chủ động triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao. Và để cung ứng tốt hơn nữa yêu cầu nguồn nhân lực lao động có tay nghề, trình độ cho địa phương, cần các giải pháp đột phá, căn cơ, chiến lược.

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao

Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn các địa bàn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt...

Trên con đường thoát nghèo của người dân Mộc Châu luôn có cán bộ NHCSXH đồng hành.
Trên đường phát triển

Mộc Châu sẽ là đô thị xanh hiện đại

Mộc Châu nay đã khác! Những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng đang được đồng bào các dân tộc trên địa bàn nâng niu và chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, góp phần xây dựng đời sống ngày một sung túc, đầm ấm hơn. Trên hành trình ấy, luôn có các chính sách tín dụng xã hội - như một chất "dẫn", một bệ đỡ vững chắc hỗ trợ cho bà con trên chặng đường trở thành đô thị xanh, hiện đại.

Nỗ lực lớn thực hiện hiệu quả công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn
Trên đường phát triển

Nỗ lực lớn thực hiện hiệu quả công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn

Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Đại Từ là một chủ trương lớn, đúng đắn và kịp thời đã được huyện thực hiện có hiệu quả, giúp người nghèo “an cư, lạc nghiệp”, vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

 Huy động các nguồn lực chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo
Trên đường phát triển

Huy động các nguồn lực chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Huyện Phú Lương đã trở thành một phong trào rộng khắp, trở thành điểm sáng của công tác giảm nghèo bền vững, không chỉ góp phần nâng cao đời sống người dân mà còn là động lực để phát huy hơn nữa truyền thống tương thân tương ái, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…