Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm và chúc mừng Báo Đại biểu Nhân dân

Chiều 19.6, nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2023), Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã đến thăm và chúc mừng Báo Đại biểu Nhân dân.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm và chúc mừng Báo Đại biểu Nhân dân -4
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chúc mừng Báo Đại biểu Nhân dân nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Ảnh: Lâm Hiển
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm và chúc mừng Báo Đại biểu Nhân dân -1
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chúc mừng Báo Đại biểu Nhân dân nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Ảnh: Lâm Hiển

Thay mặt Ủy ban Dân tộc, nhân dịp 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thân thiết gửi những tình cảm và lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên và người lao động đang công tác tại Báo Đại biểu Nhân dân.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chân thành cảm ơn Báo Đại biểu Nhân dân đã luôn sát cánh, có nhiều tin bài chất lượng, phản ánh kịp thời các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, hoạt động của Ủy ban Dân tộc và hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc trên cả nước; thông tin, tuyên truyền đầy đủ, ngày càng dày dặn, sâu sắc, chất lượng các chính sách dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần mở rộng, lan tỏa sự quan tâm của cộng đồng với bà con đồng bào dân tộc thiểu số vốn còn nhiều khó khăn. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm và chúc mừng Báo Đại biểu Nhân dân -2
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trò chuyện với Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền. Ảnh: Lâm Hiển

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cũng cho biết, hiện nay, Ủy ban Dân tộc được giao nhiệm vụ chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cùng hai Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Phạm vi triển khai thực hiện của các Chương trình mục tiêu quốc gia này đều ở những mặt trận hết sức khó khăn, những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa nhất của cả nước, địa bàn sinh sống của cộng đồng 53 dân tộc, vùng dân tộc thiểu số là 52/63 tỉnh, thành. Trong bối cảnh đó, một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công các Chương trình mục tiêu quốc gia là công tác thông tin, truyền thông, từ chủ trương thế nào, cách thức tiến hành ra sao đến các mô hình, tập thể, cá nhân, địa phương nào hay cần nhân rộng... cũng cần được phản ánh đầy đủ, kịp thời nhất.

Đánh giá cao vai trò của báo chí nói chung, đặc biệt là Báo Đại biểu Nhân dân - tiếng nói của Quốc hội, diễn đàn của ĐBQH, HĐND và cử tri cả nước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc mong muốn, Báo tiếp tục đồng hành với Ủy ban Dân tộc để truyền tải kịp thời quá trình triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia cũng như các nội dung thuộc lĩnh vực Ủy ban Dân tộc được giao quản lý. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm và chúc mừng Báo Đại biểu Nhân dân -0
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chúc mừng những kết quả Báo Đại biểu Nhân dân đã đạt được trong công tác truyền thông thời gian qua. Ảnh: Khánh Duy

Thay mặt lãnh đạo và các cơ quan của Ủy ban Dân tộc và Ban Dân tộc các cấp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chúc mừng những kết quả, thành tích đã đạt được; bày tỏ tin tưởng Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục phát triển bền vững, có nhiều đóng góp to lớn hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Đặc biệt, Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục là kênh thông tin hết sức quan trọng, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước với Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, trong đó có Ủy ban Dân tộc.

"Chúc tập thể cán bộ, lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, người lao động đang công tác tại Báo Đại biểu Nhân dân luôn luôn đoàn kết, giành được nhiều thành tựu to lớn, xứng đáng với sự kỳ vọng của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Quốc hội và Nhân dân", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nói. 

Thay mặt cán bộ, lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên và người lao động Báo Đại biểu Nhân dân, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền trân trọng cảm ơn Ủy ban Dân tộc, đặc biệt là cá nhân đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã đến thăm, động viên và dành tình cảm yêu thương cho Báo Đại biểu Nhân dân.

"Báo Đại biểu Nhân dân sẽ luôn đồng hành cùng với Ủy ban Dân tộc và mong muốn sẽ có thêm nhiều sự gắn kết hiệu quả hơn nữa giữa hai cơ quan trong thời gian tới", Tổng Biên tập Phạm Thị Thanh Huyền nhấn mạnh. 

Chính trị

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Chính trị

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Sáng 10.11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân

Khẳng định "Dân là gốc", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời, tập trung triển khai hiệu quả chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tăng cường vai trò giám sát của Nhân dân trong thực hiện chủ trương này. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, dột nát
Chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, dột nát

Sáng 10.11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ nhất của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và nhiệm vụ thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, tỉnh Hà Nam
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, Hà Nam

Sáng 10.11, trong không khí cả nước phấn khởi kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18.11.1930 – 18.11.2024), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cán bộ, bà con Nhân dân thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile

Nhân dịp thăm chính thức Cộng hoà Chile, tối 9.11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Chile.

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen
Chính trị

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen

Chiều 9.11, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” gắn với Ngày hội “Văn hóa quân - dân” với nhân dân xã Bản Sen, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh).

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, các ĐBQH thành phố Hà Nội khẳng định dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, qua đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đặc biệt, dự luật đã đề xuất một số chính sách đặc thù, đột phá để phát triển và nâng tầm, tôn vinh nghề giáo, khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Trong phiên thảo luận tổ sáng 9.11 về dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Xử lý thấu đáo, triệt để hành vi "lệch chuẩn" của nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo, từ đạo đức, phong cách cho đến quy tắc ứng xử… Do đó, với những giáo viên có các hành vi "lệch chuẩn" thì cần xử lý thấu đáo, triệt để.

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù
Thời sự Quốc hội

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định đối tượng vay vốn là “người lao động” mang tính phổ quát. Trong đối tượng “người lao động” có dạng đặc biệt là “người lao động đã chấp hành xong hình phạt tù”. Nếu dự thảo Luật có chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ giúp họ có cơ hội tìm việc làm, trở thành công dân có ích cho xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu ý kiến.

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập

Thảo luận về dự án Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang nhất trí quy định cho phép cơ quan quản lý giáo dục chủ trì hoặc phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tiếp tục rà soát, bảo đảm tinh thần Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 9.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, những đặc điểm mang tính đặc thù của nhà giáo cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng, song, ưu đãi, chính sách riêng cũng phải đặt trong tổng thể chung, bảo đảm sự cân đối, hài hòa. Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định về đối tượng áp dụng, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, bảo đảm phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Thảo luận tại tổ 15 về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể chính sách đặc thù hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sáng 9.11, các ĐBQH Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận đề nghị quy định cụ thể hơn các chính sách đặc thù, chính sách hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn.