Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý hoạt động đổi mới sáng tạo

Thống nhất quản lý hoạt động đổi mới sáng tạo; xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển đổi mới sáng tạo, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và huy động các nguồn lực đầu tư cho đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 28/2023/NĐ-CP ngày 2.6.2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chức năng và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Khoa học và Công nghệ -0
Chức năng và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Khoa học và Công nghệ. Ảnh: VGP

Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, bao gồm: Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

Về hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo 5 năm và hằng năm, thúc đẩy việc phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật trọng điểm trên cơ sở ứng dụng, đổi mới và làm chủ công nghệ, phát triển công nghệ mới, công nghệ cao và thương mại hóa công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo 05 năm, hằng năm và chuyên môn, nghiệp vụ quản lý hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tổ chức thực hiện việc chứng nhận các hoạt động công nghệ cao; quy định điều kiện đối với cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; quy định thẩm quyền, điều kiện, thủ tục xác nhận cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao; xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao thuộc phạm vi thẩm quyền của bộ; xây dựng trình Chính phủ ban hành quy định về khu công nghệ cao, định hướng các ngành công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong từng thời kỳ, danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và cơ chế, chính sách phát triển công nghệ cao, khu công nghệ cao.

Hướng dẫn, đăng ký hoạt động đối với các tổ chức khoa học và công nghệ, quỹ phát triển khoa học và công nghệ, quỹ đổi mới công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao; chứng nhận hoạt động đối với tổ chức, cá nhân hoạt động công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của pháp luật.

Hỗ trợ tổ chức, cá nhân đánh giá công nghệ, đổi mới công nghệ, tìm kiếm công nghệ, nhập khẩu công nghệ, khai thác sáng chế, giải mã và làm chủ công nghệ; hướng dẫn, đánh giá trình độ, năng lực công nghệ và xây dựng định hướng phát triển công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ quốc gia theo quy định của pháp luật…

Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý hoạt động đổi mới sáng tạo -0

Quản lý các nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ; xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia; quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong các chương trình, đề án khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kiểm tra, giám sát, đánh giá và thanh tra quá trình thực hiện và sau nghiệm thu các chương trình, đề tài, dự án khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo sử dụng ngân sách nhà nước; tổ chức đánh giá độc lập kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo…

Đổi mới sáng tạo, phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý hoạt động đổi mới sáng tạo; xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển đổi mới sáng tạo, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và huy động các nguồn lực đầu tư cho đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo; Quản lý, hướng dẫn và tổ chức triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia, khởi nghiệp sáng tạo; tạo lập và thúc đẩy môi trường pháp lý hỗ trợ đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo; Quản lý, phát triển hệ thống tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; xây dựng, vận hành và phát triển mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo quốc gia; Hướng dẫn, đăng ký hoạt động đối với các tổ chức khoa học và công nghệ, quỹ phát triển khoa học và công nghệ, quỹ đổi mới công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao; chứng nhận hoạt động đối với tổ chức, cá nhân hoạt động công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của pháp luật; Xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển hoạt động.

Về sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về sở hữu trí tuệ; Xây dựng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ; quy định quy trình, thủ tục đăng ký, xác lập và chuyển giao quyền sở hữu công nghệ của tổ chức, cá nhân…

Hoạt động đổi mới sáng tạo cũng được thể hiện trong Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ riêng với ngành khoa học và công nghệ mà còn với toàn thể hệ thống chính trị bởi vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong 10 năm tới là đột phá chiến lược, có ý nghĩa quyết định tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược tập trung vào giải quyết những hạn chế, rào cản, điểm nghẽn cốt lõi tồn tại thời gian dài, ảnh hưởng đến phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở nước ta, đặc biệt là những vấn đề quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, về cơ chế, chính sách như đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ, quản lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ, cơ chế tự chủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Chiến lược gồm 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, cụ thể: đổi mới cơ chế hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; thu hút, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức khoa học và công nghệ khác trở thành các chủ thể nghiên cứu mạnh; phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có trình độ và năng lực sáng tạo cao; phát triển và khai thác có hiệu quả hạ tầng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp; chủ động đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tăng cường các hoạt động tôn vinh, truyền thông, nâng cao nhận thức về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Xã hội

Kỹ năng phòng tránh lừa đảo trực tuyến
Đời sống

Kỹ năng phòng tránh lừa đảo trực tuyến

Kỹ năng phòng tránh lừa đảo trực tuyến cung cấp các kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro trên internet. Dưới đây là các kỹ năng cơ bản và nâng cao giúp bạn phòng tránh các hình thức lừa đảo trực tuyến hiệu quả.

Đồng hành cùng sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn
Đời sống

Đồng hành cùng sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Cao Bằng (Agribank Chi nhánh tỉnh Cao Bằng) luôn tích cực đổi mới công tác quản lý, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, là người bạn đồng hành của người dân trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, góp phần tích cực vào sự phát kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng.

Hà Nội: Hơn 16,4 triệu lượt hành khách sử dụng thẻ vé điện tử
Giao thông

Hà Nội: Hơn 16,4 triệu lượt hành khách sử dụng thẻ vé điện tử

Từ ngày 28.11.2023, TP. Hà Nội bắt đầu thí điểm thẻ vé điện tử liên thông đa phương thức trên 25 tuyến xe buýt. Ngoài việc phát hành thẻ điện tử vật lý (thẻ chip), từ ngày 2.4.2024, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội tiếp tục vận hành ứng dụng “Thẻ vé giao thông Hà Nội” theo hình thức QR động (thẻ ảo), áp dụng đối với vé tháng và thẻ miễn phí đi xe buýt.

Tỉnh luôn quan tâm hỗ trợ bà con sinh kế để giảm nghèo
Đời sống

Nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình luôn xác định việc ưu tiên, lồng ghép, triển khai hiệu quả các chương trình, giải pháp nhằm kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Hiện nay, địa phương này đang tập trung rà soát, yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể, phấn đấu giải ngân hết nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được phân bổ và hoàn thành mục tiêu giảm từ 2,3 - 2,5% tỷ lệ hộ nghèo đã đề ra trong năm 2024.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều khách sạn, điểm du lịch nổi tiếng chưa đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
Xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều khách sạn, điểm du lịch nổi tiếng chưa đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao

Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chỉ ra nhiều khách sạn, địa điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chưa bảo đảm về điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao nhưng đã đi vào hoạt động nhiều năm qua. Thanh tra yêu cầu chỉ được phép hoạt động khi bảo đảm các điều kiện theo quy định.

Tân Hiệp Phát tiếp tục mang yêu thương nâng bước trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường
Xã hội

Tân Hiệp Phát tiếp tục mang yêu thương nâng bước trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường

Tiếp nối những suất học bổng ý nghĩa vừa được gửi trao tại tỉnh Hậu Giang, Tân Hiệp Phát tiếp tục trao 200 suất học bổng đến học sinh khó khăn tại tỉnh Bình Dương trong chương trình “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường”. Không khí đón nhận học bổng mang lại nhiều cung bậc cảm xúc cho các em nhỏ và phụ huynh tại đây.

Quảng Bình: Mưa lũ khiến 5 người tử vong, 1 người mất tích
Xã hội

Quảng Bình: 5 người chết vì mưa lũ

Do ảnh hưởng của bão số 6, mưa lớn trong nhiều ngày qua đã gây ngập lụt, chia cắt tại nhiều địa phương trên toàn tỉnh Quảng Bình, khiến 5 người tử vong, nhiều người bị thương.

Nhiều điểm mới tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
Đời sống

Nhiều điểm mới tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Ngày 30.10, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) tổ chức họp báo Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Hoạt động hướng tới 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 nhằm tôn vinh nhà giáo GDNN, khuyến khích phong trào dạy tốt, học tốt, đổi mới phương pháp giảng dạy trong thời đại số hóa mạnh mẽ.

Cần nghiên cứu cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP
Giao thông

Cần nghiên cứu cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP

Sáng 30.10, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Các ĐBQH cho rằng cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật điều khoản cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP ký kết hợp đồng trước thời điểm Luật này có hiệu lực, gồm cả những dự án đang trong quá trình vận hành, khai thác.

Sắp diễn ra Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024
Giao thông

Sắp diễn ra Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024

Hưởng ứng "Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông", Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông tại Việt Nam năm 2024 sẽ được Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức vào tối 17.11 tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng, thành phố Ninh Bình.

Sự cần thiết xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
Xã hội

Sự cần thiết xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Dự kiến, Chương trình sẽ được trình Quốc hội Khóa XV cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ Tám.