BHXH tỉnh Trà Vinh: Nhiều giải pháp thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các giao dịch liên quan đến BHXH, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Trà Vinh đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đây cũng được xem là “chỉ số” quan trọng, nhằm phản ánh thực chất nhất công tác cải cách hành chính, gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin của ngành BHXH.

Theo đại diện BHXH tỉnh Trà Vinh, BHXH tỉnh đã đăng ký danh mục dịch vụ công trực tuyến và đủ điều kiện thực hiện như: đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); cấp sổ BHXH và thẻ BHYT; đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện và cấp sổ BHXH; cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT; giải quyết hưởng chế độ ốm đau; thai sản…

Nhiều giải pháp thực hiện dịch vụ công trực tuyến -0

Đến nay, một số dịch vụ được thực hiện nhiều như: đăng ký cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT (thay đổi thông tin trên thẻ), thu tiền BHXH tự nguyện. Bên cạnh, việc thực hiện các giao dịch điện tử đối với công tác giải quyết các chế độ bảo hiểm ngắn hạn đạt gần 100%; khoảng 76% người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua thẻ ATM, gần 100% thực hiện các trợ cấp thông qua các dịch vụ bưu chính.

Việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến gắn với ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong thực hiện các giao dịch với cơ quan BHXH. Hiện, ngành đã tổng hợp cơ sở dữ liệu hộ gia đình tham gia BHYT cũng như trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các sở, ngành liên quan để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp khi tham gia, thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra đôn đốc tình hình liên thông dữ liệu lên cổng tiếp nhận dữ liệu hệ thống thông tin giám định BHYT của các cơ sở khám, chữa bệnh.

Thực hiện các dịch vụ công trực tuyến gắn với ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc giúp ngành BHXH nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp khi tham gia, thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Người dùng chỉ cần có máy tính hoặc điện thoại thông minh kết nối mạng internet là có thể thực hiện các dịch vụ công của ngành BHXH Việt Nam ở bất cứ đâu, bất kỳ khi nào. Để thực hiện trôi chảy các hoạt động, BHXH tỉnh đã quan tâm đầu tư đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin.

BHXH Trà Vinh đang tiếp tục triển khai, phát triển, tận dụng những tiện lợi của công nghệ thông tin, đẩy mạnh hơn nữa các dịch vụ công trực tuyến, từng bước thực hiện thanh toán điện tử bắt buộc, hoàn thiện hệ thống thu nộp, chi trả BHXH điện tử… BHXH tỉnh cũng đang triển khai các dịch vụ trực tuyến trên nền tảng điện thoại di động. Tổ chức, cá nhân cài đặt phần mềm VssID trên điện thoại di động để theo dõi được quá trình tham gia BHXH, những sai sót (nếu có) về mức lương, chức danh, chức vụ công tác của bản thân… nhằm có những điều chỉnh phù hợp.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).