Bắt tay chặt hơn để phát triển nhân lực nông nghiệp

Giai đoạn 2016 - 2023, các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký kết hơn 4.300 thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp; cái bắt tay giữa hai bên tuy đã được đẩy mạnh song cũng gặp nhiều khó khăn, nên “nút thắt” nhân lực của ngành nông nghiệp vẫn chưa được tháo gỡ.

Mỗi trường ký 16 thỏa thuận hợp tác/năm

Tại hội nghị "Kết nối cung - cầu về đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn" ngày 6.12,Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ; trong đó chỉ rõ thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa các viện, trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân. Tạo đột phá trong phát triển nhân lực, đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn.

Quan điểm của Bộ là đào tạo không chỉ phục vụ các ngành nông nghiệp truyền thống mà cho cả các ngành phục vụ nông nghiệp theo hướng đa giá trị, kinh tế nông nghiệp.Cần xã hội hóa, kết hợp các doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và tuyển dụng; các cơ sở đào tạo đồng hành với doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Toàn cảnh Tọa đàm
Toàn cảnh Tọa đàm 

Theo báo cáo của 4 cơ sở đào tạo đại học, 28 trường cao đẳng trực thuộc Bộ, trong giai đoạn 2016 - 2023 đã có hơn 4.300 thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp được ký kết. Trung bình mỗi trường, mỗi năm ký khoảng 16 thỏa thuận. Hoạt động hợp tác tập trung vào việc: đưa giáo viên, học sinh, sinh viên đến thực hành, thực tập; đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; xây dựng và biên soạn giáo trình; nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật…

Việc hợp tác với doanh nghiệp đã mang lại những kết quả tích cực cho các trường, giúp các trường có thêm nguồn lực quan trọng trong đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động; nâng cao chất lượng quản trị; tận dụng các máy móc, trang thiết bị, cơ sở vật chất và các nguồn lực doanh nghiệp phục vụ giảng dạy. Qua đó cũng giúp nâng cao tinh thần khởi nghiệp và mở rộng cơ hội việc làm sau khi ra trường cho học sinh, sinh viên.

Qua quá trình làm việc với các trường đại học, cao đẳng, bà Nguyễn Thu Thủy, đại diện Tập đoàn De Heus (Hà Lan) cho biết, luôn nhận được sự hỗ trợ, quan tâm từ phía nhà trường, các thầy cô để dễ dàng kết nối với sinh viên. Các trường cũng đã chủ động, cởi mở trong việc cập nhật, nâng cao giáo trình, bổ sung các chương trình tiếng Anh… Tuy nhiên, hiện nay lượng sinh viên đăng ký các ngành nông nghiệp giảm dần qua từng năm. Có lẽ ngành chưa truyền cảm hứng đến các bạn trẻ. Cùng với đó, vẫn còn khoảng cách giữa chương trình học với những vấn đề doanh nghiệp yêu cầu và rào cản về ngoại ngữ.

Theo Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Thái Bình Seed Trần Mạnh Báo, ba điều nhà tuyển dụng mong muốn ở sinh viên nông nghiệp là “thái độ tốt, kỹ năng mềm, kiến thức sâu”. Tuy nhiên, nút thắt nhân lực chất lượng cao của ngành vẫn chưa được gỡ do tác động của quá trình chuyển đổi thị trường và sinh viên còn thiếu nhiều kỹ năng mềm đơn giản như soạn thảo văn bản hay trình bày dự án... Việc hợp tác, liên kết giữa các bên dù đã được đẩy mạnh nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm dẫn đến khâu triển khai thực hiện lúng túng, mang tính hình thức.

Tạo môi trường thuận lợi cho sự hợp tác

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hợp tác, liên kết còn hạn chế được các chuyên gia chỉ ra là do chưa có chính sách ưu đãi (đơn cử như về thuế) đối với các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, tiếp nhận sinh viên tại cơ sở, hoặc đầu tư trang thiết bị cho nhà trường. Vì vậy, chưa có động lực để khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tham gia việc hợp tác.

Dù Luật Khoa học công nghệ và Luật Giáo dục đại học có quy định khuyến khích thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ để đẩy nhanh việc thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học cũng như liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, nhưng hướng dẫn chưa cụ thể dẫn đến khó khăn trong thực hiện.

Ngoài ra, năng lực tài chính, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học còn thiếu; việc thiếu khả năng trong việc hợp tác, thu hút các nguồn lực bên ngoài sẽ ảnh hưởng tới đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, chảy máu chất xám, tạo ra “vòng luẩn quẩn” hạn chế sự phát triển của các cơ sở đào tạo.

Hợp tác liên kết là yêu cầu tất yếu để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành
Hợp tác liên kết là yêu cầu tất yếu để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành

Để cái bắt tay “chặt hơn”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các cơ sở đào tạo nâng cao năng lực nhận thức về vai trò và lợi ích của việc hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học với các doanh nghiệp; thường xuyên khảo sát, đánh giá nhu cầu, cập nhật chương trình nội dung với sự tham gia của các doanh nghiệp như người sử dụng sản phẩm đào tạo của các trường. Về phía các doanh nghiệp, chủ động tham gia đặt hàng đào tạo, cung cấp học bổng hỗ trợ người học, đặc biệt là đối với ngành nông nghiệp khó tuyển sinh, khó xã hội hóa; xây dựng chương trình đào tạo và kiểm định chất lượng, đánh giá kết quả đào tạo theo mức độ đáp ứng yêu cầu sử dụng.

Cùng với đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nghiên cứu trình Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp có đóng góp tích cực cho các hoạt động đào tạo, như chính sách miễn giảm thuế. Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu hoàn thiện các văn bản pháp quy khuyến khích đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ và đầu tư cho các cơ sở đào tạo nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ. Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện về cơ chế chính sách để tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho quá trình hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…