Bảo đảm mức sống tốt hơn cho Người có công

Phát huy truyền thống ''uống nước nhớ nguồn'', những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn làm tốt công tác chăm sóc người có công với cách mạng, đền đáp công ơn những người đã cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo đó, rất nhiều các hoạt động thiết thực và ý nghĩa đối với người có công đang được các địa phương trên cả nước tích cực triển khai.

Nhiều hoạt động tri ân…

Ngay từ đầu năm, UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày thương binh, liệt sĩ với nhiều nội dung thiết thực và ý nghĩa để các cơ quan ban ngành phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, UBND các xã, thị trấn chủ động tổ chức các hoạt động chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng.

Một trong những hoạt động sẽ được huyện chỉ đạo triển khai thực hiện trong dịp kỷ niệm 75 năm ngày thương binh, liệt sĩ năm nay là phối hợp với Quỹ Thiện Tâm tổ chức tặng quà cho các Thương binh nặng và Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn huyện, với số tiền trị giá gần 500 triệu đồng; trao tặng 30 sổ tiết kiệm cho các gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn trị giá 90 triệu đồng. Ngoài ra, hoạt động khám chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn huyện đã được huyện và các cấp, các ngành phối hợp triển khai thực hiện.

Bảo đảm mức sống tốt hơn cho Người có công -0
Hoạt động thăm hỏi, tặng quà người có công, thân nhân người có công với cách mạng

Ông Phan Thanh Lâm là thương binh ở Thị trấn Phú Xuyên (Hà Nội) chia sẻ, “Tôi rất vui mừng, xúc động khi được sự quan tâm của các cấp, các ngành đã tổ chức khám, chữa bệnh cho những người có công với cách mạng trong dịp kỷ niệm 75 ngày thương binh, liệt sĩ. Việc tổ chức khám, chữa bệnh cho người có công cách mạng hàng năm đã giúp chúng tôi được kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Bản thân tôi sẽ tiếp tục phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương, đồng thời giáo dục con, cháu thực hiện tốt các chủ trương, đường lối và chính sách pháp luật của Đảng, của Nhà nước…”.

Tại Hà Tĩnh, mặc dù bị tác động bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng với những giải pháp quyết liệt và triệt để nhằm bảo đảm đời sống dân sinh, duy trì việc thực hiện các chính sách đối với người có công với cách mạng. Theo đó, trong năm 2021, toàn tỉnh thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho 44.000 người có công, kinh phí hớn 684 tỷ đồng; thực hiện chỉ tiêu kế hoạch điều dưỡng 19.466 người; huy động xã hội hóa nguồn lực xây mới 777 nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân với số kinh phí hơn 60 tỷ đồng, sửa chữa 11 căn nhà với kinh phí hơn 200 triệu đồng…

Còn tại Bắc Ninh, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, trong đó phấn đấu trong giai đoạn 2022 - 2025, 100% người có công với cách mạng được chăm sóc, phụng dưỡng, điều dưỡng phục hồi sức khỏe theo quy định chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của tỉnh theo quy định.

Chăm lo tốt cho đời sống Người có công

Chia sẻ về việc triển khai chính sách người có công, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng điều dưỡng người có công với cách mạng, hiện nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu của quy hoạch này được lập nhằm hình thành hệ thống cơ sở có đủ quy mô, năng lực đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; bảo đảm người có công được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

Bảo đảm mức sống tốt hơn cho Người có công -0
Tăng cường hơn nữa vai trò của các cấp, các ngành trong công tác chăm lo gia đình chính sách, người có công

Đáng lưu ý, về công tác quản lý mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, hiện nay cả nước có trên 3.200 nghĩa trang liệt sĩ và trên 3.000 các công trình ghi công liệt sĩ. Hàng năm, ở Trung ương và địa phương đều bố trí kinh phí để tu bổ, nâng cấp mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sỹ, bia ghi danh liệt sĩ, đền thờ liệt sĩ, bảo đảm bền vững, trang trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân về việc tôn vinh, thăm viếng mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, có ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng.

Riêng về mặt chính sách, trong năm 2021, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chủ trì phối hợp với các Bộ ngành, địa phương trình Chính phủ ban hành 2 Nghị định về chính sách người có công. Đó là, Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30.12.2021 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng đã thể chế hóa nhiều nội dung mới được quy định trong Pháp lệnh năm 2020, nghị định này đã thu gọn tối đa các quy định nội dung về các thủ tục xem xét, xác nhận các hồ sơ, thể hiện tính toàn diện đối với chính sách người có công và Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24.7.2021 quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, tại nghị định này đã nâng một số mức liên quan đến tiền thờ cúng liệt sĩ, các chế độ điều dưỡng cho người có công…

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, ngành chức năng sẽ phối hợp với tổ chức đoàn thể, địa phương xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể, thiết thực để gia đình người có công với cách mạng có mức sống cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú. Phấn đấu hoàn thành việc hỗ trợ người có công có khó khăn về nhà ở; xóa hộ nghèo có thành viên là người có công. Tập trung tu bổ, sửa chữa, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ và mộ liệt sĩ…

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).