Đoàn ĐBQH các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nam, Trà Vinh thảo luận tổ

Bảo đảm an sinh xã hội trên diện rộng

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có nhiều điểm mới, đột phá, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên diện rộng, hướng tới mục tiêu bao phủ bảo hiểm xã hội toàn dân. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cần làm rõ một số nội dung liên quan đến vấn đề lao động ngắn hạn, trợ cấp trẻ em, mức đóng bảo hiểm của người tham gia BHXH tự nguyện, mức lương hưu và trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu… là những đánh giá, đề xuất của ĐBQH các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nam, Trà Vinh tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 2.11. 

Mức đóng của người tham gia BHXH tự nguyện 22% có phù hợp?

Thảo luận tổ, các ĐBQH đánh giá cao sự chuẩn bị kỹ lưỡng của cơ quan soạn thảo. Dự án luật đã có nhiều điểm mới, bao quát đối tượng, thể hiện tính đa tầng của BHXH Việt Nam. Đặc biệt, dự án luật lần này sẽ góp phần cụ thể hóa, thực hiện hiệu quả hơn nữa Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23.5.2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về cải cách chính sách BHXH.

Bảo đảm an sinh xã hội trên diện rộng -0
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Hà Nam, Trà Vinh thảo luận tổ, chiều 2.11

Theo ĐBQH Phạm Hùng Thắng (Hà Nam), dự án Luật đã bổ sung nhiều nội dung tăng thêm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, làm tăng tính tích cực của người tham gia BHXH tự nguyện. Dự thảo luật cũng giảm điều kiện số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu. Điều này rất quan trọng nhằm hạn chế tình trạng rút BHXH và tăng cơ hội được hưởng lương của người lao động.

Tuy nhiên, theo đại biểu, dự thảo luật lần này quy định mức đóng của người tham gia BHXH tự nguyện là 22% mức thu nhập bình quân. Như vậy, sau hơn 7 năm kể từ khi Luật BHXH được thực thi, mức đóng này đến nay không thay đổi. Trong khi đó, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống của người dân đã có nhiều thay đổi. Đại biểu Thắng đặt câu hỏi, liệu mức đóng, tỷ lệ đóng này có còn phù hợp? Đây có phải là một trong những nguyên nhân để xảy ra tình trạng tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện vẫn còn tương đối thấp? Đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình rõ hơn về mức đóng này.

Bảo đảm an sinh xã hội trên diện rộng -0
ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh) phát biểu thảo luận 

Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) đánh giá, dự thảo luật lần này có tính đột phá, đã đưa vào nội dung trợ cấp hưu trí xã hội và bảo hiểm hưu trí bổ sung. Đây là hai nội dung mới rất phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, dự thảo luật quy định điều kiện hưởng có lộ trình từ dưới 80 tuổi, sau đó đến 75 tuổi. Đại biểu cho rằng, không chỉ 75 tuổi mà nên có lộ trình từ 75 tuổi sau đó giảm dần xuống. Bởi, hiện nay tuổi thọ bình quân ở Việt Nam là 73 tuổi và hiện đang không bền vững nên cần có lộ trình để những người này được hưởng hưu trí xã hội, đây sẽ là cứu cánh rất tốt cho nhiều người dân.

Đối với chế độ hưu trí bắt buộc và hưu trí tự nguyện, đại biểu Thạch Phước Bình băn khoăn về mức hưởng. Luật hiện hành quy định, mức hưởng lương hưu của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu của cả nam và nữ được tính bằng 45% mức bình quân lương đóng BHXH tương ứng với thời gian đóng là 20 năm đối với nam và 15 năm đối với nữ. Tuy nhiên, theo quy định Luật Lao động hiện hành, khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ chỉ còn 2 năm nhưng dự thảo luật không điều chỉnh tỷ lệ hưởng lương hưu tương ứng mà chỉ quy định cụ thể hơn tỷ lệ của nam được hưởng lương hưu của nam khi đóng BHXH đủ 15 năm là 33,25%.

Điều này dẫn đến sự khác nhau về lương hưu của nam và nữ khi đến tuổi nghỉ hưu ở cùng độ tuổi, dẫn đến sự không thống nhất giữa các luật. Đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu sửa đổi các điều khoản này để tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các luật, bảo đảm quyền lợi công bằng cho lao động.  

Xem xét nâng mức trợ cấp bảo hiểm một lần khi nghỉ hưu

Bảo đảm an sinh xã hội trên diện rộng -0
ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa) phát biểu thảo luận 

Quan tâm đến vấn đề trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa) cho rằng, Khoản 2, Điều 68 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định: “Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH”. Trong khi đó, mức hưởng BHXH một lần được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014 và 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Để khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với hệ thống BHXH, giảm thiểu tình trạng người lao động hưởng BHXH một lần, đại biểu Sơn đề nghị nghiên cứu, xem xét nâng mức trợ cấp một lần đối với người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ lương hưu 75% bằng 1 lần mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho những năm đóng BHXH cao hơn (thay vì 0,5 lần như Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang quy định).

Về vấn đề này, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội cũng đã chỉ rõ, việc sửa đổi luật lần này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn hoặc những người tham gia không liên tục, song lại chưa có biện pháp khắc phục được hạn chế mà được cho là “thiệt thòi” đối với những người tham gia BHXH sớm và ở lại hệ thống lâu dài. Do đó, Ủy ban Xã hội đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục xem xét, nghiên cứu để bổ sung chính sách khuyến khích đối với những người tham gia sớm và ở lại lâu dài với hệ thống tương tự như việc quy định quyền lợi mở rộng hơn đối với người tham gia bảo hiểm y tế liên tục từ 5 năm trở lên hoặc điều chỉnh mức trợ cấp một lần từ 0,5 lần lên 1 lần của mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH.

Thêm nhiều người nghỉ hưu với mức lương thấp?!

Bảo đảm an sinh xã hội trên diện rộng -0
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Hà Nam, Trà Vinh tại phiên họp tổ, chiều 2.11

Tại tổ thảo luận, các ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa) nhất trí với quy định về sửa đổi điều kiện hưởng lương hưu theo hướng giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm. Tuy nhiên, theo các đại biểu, do cách tính mức lương hưu dựa trên thời gian đóng góp và mức tiền lương, thu nhập làm căn cứ đóng BHXH nên việc giảm điều kiện về thời gian đóng BHXH sẽ làm xuất hiện thêm nhiều trường hợp người lao động nghỉ hưu với mức lương hưu rất thấp (lao động nam chỉ hưởng mức 33,75%), tương đương hơn 2 triệu đồng.

Đồng thời, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bỏ quy định về mức lương hưu tối thiểu. Đây là điều mà nhiều người lao động đang băn khoăn, vì có thể dẫn đến xu hướng “nghèo hóa” của một bộ phận người dân trong tương lai. Theo đó, các đại biểu đề nghị cần xem xét thiết kế cách tính lương hưu có tính chia sẻ để hỗ trợ cho những người có tiền lương hưu quá thấp; theo đó, mức lương hưu tối thiểu của người lao động nam ở mức 40%, lao động nữ ở mức 50%.

Bảo đảm an sinh xã hội trên diện rộng -0
Vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ LĐ,TB và XH Phạm Trường Giang giải trình một số nội dung đại biểu quan tâm 

Giải trình thêm về nội dung này, Vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Trường Giang nhận định: “Hưởng lương hưu mức thấp còn hơn không”. Giai đoạn 2016 - 2022, có 300.000 lượt lao động đã rút BHXH vì không đủ 20 năm đóng bảo hiểm. Giảm điều kiện thời gian đóng thì nhóm lao động này có cơ hội được nhận lương hưu, dù mức lương 2 triệu đồng/tháng còn hơn không có lương hưu, chỉ nhận mức trợ cấp 360.000 đồng/tháng. Cùng với việc được hưởng lương hưu, những lao động này còn có BHYT để chăm sóc sức khỏe cho tuổi già.

Bảo đảm an sinh xã hội trên diện rộng -0
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung (ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) phát biểu tại tổ thảo luận 

Về tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, theo lộ trình, trước mắt sẽ giảm từ 80 tuổi xuống 75 tuổi. Còn mức hưởng, Chính phủ đề xuất quy định linh hoạt, tùy vào tình hình kinh tế - xã hội từng thời kì. Thực tế, Bộ đã phối hợp với Bộ Tài chính để trong tháng tới trình Chính phủ nâng mức hưởng trợ cấp xã hội. Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, mức chế độ bằng tiền không “áp cứng” trong luật mà sẽ thể hiện trong nghị định, để Chính phủ chủ động điều hành, bảo đảm cân đối, hài hòa.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại hội nghị
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh tiếp xúc cử tri tại Quảng Ninh

Sáng 18.4, tại TP Móng Cái, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh và Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xúc cử tri các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu trên địa bàn các địa phương.  

Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn Viettel

Chiều 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông Quân đội (Viettel), phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thời sự Quốc hội

Hội đồng Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk, khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chiều 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk nhằm đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND thành phố Hà Nội về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực

Chiều 18.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và 3 dự án luật

Chiều 18.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi, Ủy ban Kinh tế và Tài chính tiến hành thẩm tra việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và 3 dự án luật.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri. Ảnh: Hải Hành
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bảo đảm bộ máy hoạt động liên tục, thông suốt, không gián đoạn, không trông chờ

“Trong quá trình tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính, chúng ta phải bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, không gián đoạn, không trông chờ. Song song với việc sắp xếp vẫn phải bảo đảm thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm nay. Tăng trưởng của Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang phải phấn đấu đạt hơn 8%, thậm chí là 9%”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong phát biểu với cử tri tỉnh Hậu Giang chiều nay. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà tri ân người có công tại tỉnh Hậu Giang
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp xúc cử tri tại tỉnh Hậu Giang

Chiều 18.4, tại Trung tâm hành chính TP. Vị Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV - Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, xem xét, quyết định nhiều vấn đề hệ trọng trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước, đặc biệt là việc sửa đổi Hiến pháp và pháp luật về tổ chức bộ máy để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập các tỉnh...

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Lắk, Đắk Lắk

Sáng 18.4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025) tại huyện Lắk, Đắk Lắk.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC

Sáng 18.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tập đoàn công nghệ CMC, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình chủ trì phiên họp - Ảnh H. Ngọc
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Sáng 18.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình, Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát đã họp phiên mở rộng, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình 1719 tại Ea Súp
Chính trị

Hội đồng Dân tộc khảo sát việc thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Ea Súp, Đắk Lắk

Chiều 17.4, tại huyện Ea Súp, Đắk Lắk, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn đã khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I (2021 - 2025).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect

Chiều 17.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Công ty CP chứng khoán VNDirect, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc gặp mặt. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Ngành dầu khí phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện hiệu quả 5 "chữ an"

Trân trọng những đóng góp của ngành dầu khí đối với đất nước trong gần 50 năm qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn, toàn ngành tiếp tục phát huy truyền thống "người đi tìm lửa", góp phần thực hiện “5 chữ an”: an ninh năng lượng của đất nước, an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển và an sinh xã hội.