Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Cuộc thi "Tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII"

Nhằm giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng nắm vững những nội dung cơ bản, cốt lõi, những điểm mới trong các nghị quyết của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII".

Đối tượng tham gia dự thi gồm: Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động; chiến sĩ các lực lượng vũ trang; đoàn viên, hội viên các đoàn thể chính trị - xã hội; các tầng lớp nhân dân ở trong và ngoài nước (trừ các thành viên trong Ban Tổ chức, Tổ Thư ký Cuộc thi).

Ban Tổ chức Cuộc thi khuyến khích và đề nghị đội ngũ báo cáo viên các cấp, tuyên truyền viên nòng cốt cơ sở phát huy tinh thần trách nhiệm, tích cực hưởng ứng tham gia Cuộc thi.

Theo Kế hoạch, cuộc thi diễn ra từ ngày 26.2 đến hết ngày 17.3, với 3 tuần thi: Tuần thi thứ nhất: Từ ngày 26.2 đến hết ngày 3.3; Tuần thi thứ hai: từ ngày 4.3 đến hết ngày 10.3; Tuần thi thứ ba: từ ngày 11.3 đến hết ngày 17.3, trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên, tại địa chỉ: https://baocaovien.vn/cuocthi/index.html.

Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Cuộc thi

Mỗi tuần thi có 1 bộ câu hỏi (gồm 11 câu), trong đó có 10 câu trắc nghiệm liên quan đến nội dung thi được lựa chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi của Ban Tổ chức và 1 câu dự đoán số lượt người thi trả lời chính xác tất cả các câu trắc nghiệm.

Bài dự thi chỉ được coi là hợp lệ khi người dự thi trả lời đủ 11 câu hỏi. Người dự thi được tham gia tối đa 7 lần trong mỗi tuần thi. Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ lấy kết quả thi cao nhất trong các lần thi của thí sinh để tính điểm xét giải.

Cơ cấu giải thưởng mỗi tuần thi bao gồm: 1 giải Nhất, trị giá 3 triệu đồng; 2 giải Nhì, mỗi giải trị giá 2 triệu đồng; 3 giải Ba, mỗi giải trị giá 1 triệu đồng; 5 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 500.000 đồng và một số giải thưởng khác do Ban Tổ chức quyết định.

Thể lệ Cuộc thi và các thông tin chung về Cuộc thi, câu hỏi thi, người đạt giải tuần, tài liệu tham khảo sẽ được đăng tải trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn).

Ngoài ra, link liên kết Cuộc thi, thông tin về Cuộc thi cũng được đăng tải trên một số cơ quan báo chí: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Nhân dân; Quân đội Nhân dân; Trang Thông tin điện tử của Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương…

Đây là cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến thứ 3 được Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên - kênh cung cấp thông tin chuyên ngành hướng tới đội ngũ cán bộ tuyên giáo, báo cáo viên các cấp, tuyên truyền viên cơ sở và công chúng nói chung.

Trước đó, Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu về truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng” và Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực" thu hút sự tham gia hưởng ứng của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo hiệu ứng lan tỏa sâu rộng, góp phần đưa các chủ trương, đường lối và nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống.

Chính trị

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Chính trị

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13.11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Báo Đại biểu Nhân dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chiều 12.11, giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay Quốc tế Jorge Chavez, Thủ đô Lima, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Phường Quán Thánh, Hà Nội
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Chống lãng phí nhìn từ chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”

Tối 12.11, dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, các địa phương, trong đó có Hà Nội, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí; mỗi người dân tăng cường thực hành và giám sát việc tiết kiệm, chống lãng phí. Thông điệp của Tổng Bí thư cho thấy, chống lãng phí không chỉ là trách nhiệm của chính quyền, mà còn là một phần không thể thiếu trong ý thức và hành động của mỗi công dân.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.