Kiên Giang:

Bàn giao đồng hồ giá trị hàng trăm triệu đồng cho hành khách đánh rơi ở sân bay Phú Quốc

Lãnh đạo Công an tỉnh Kiên Giang thông tin, liên quan chiếc đồng hồ của một Việt kiều báo mất ở Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc hiện đã tìm thấy và bàn giao cho chủ nhân.

Chiếc đồng hồ giá trị hàng trăm triệu đồng đánh rơi ở sân bay Phú Quốc
Chiếc đồng hồ giá trị hàng trăm triệu đồng do một hành khách nhặt được

Theo Công an tỉnh Kiên Giang, vụ việc xảy ra vào gày 25.12.2022, bà Th. (thường trú tại Hòa Kỳ) và chồng đi qua khu vực soi chiếu an ninh của Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Khi đó, chồng bà Th. làm rơi chiếc đồng hồ của bà Th. xuống kẽ con lăn (do túi xách của bà Thảo không có dây khóa).

Hành khách đi sau đã nhặt được chiếc đồng hồ nhưng không biết người nào đánh rơi. Đến ngày 1.6.2023, người nhặt được chiếc đồng hồ đã tự giác giao nộp đồng hồ cho cơ quan công an.

Ngày 17.6, tại trụ sở Công an TP Phú Quốc, trước sự chứng kiến của lãnh đạo UBND TP Phú Quốc, Công an tỉnh Kiên Giang, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, cơ quan Công an đã tiến hành bàn giao chiếc đồng hồ Patek Philippe bị rơi tại Sân bay Phú Quốc cho người bị mất.

Trước đó, khoảng 9h30, ngày 25.12.2022, bà Th. cùng chồng đi trên chuyến bay VN6526/18D từ Phú Quốc đi TP Hồ Chí Minh. Bà Th. mang tư trang, hành lý xách tay bỏ vào khay đi qua khu vực an ninh soi chiếu tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Khi kiểm tra an ninh xong, bà Th. đi vào bên trong khu vực chuẩn bị ra cửa máy bay.

Sau đó, bà Th. quay lại địa điểm kiểm tra an ninh hàng không tìm kiếm những khay để trên bàn và báo với lực lượng làm nhiệm vụ tại sân bay là bị mất một đồng hồ đeo tay hiệu Patek Philippe (mặt đồng hồ hình chữ nhật, nền trong màu nâu nhạt, dây đồng hồ bằng kim loại màu bạc) trị giá 11.124 USD (khoảng 278 triệu đồng).

Sau khi nắm được sự việc, Ban Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang chỉ đạo Công an TP Phú Quốc phối hợp với các đơn vị chức năng Công an tỉnh, các cơ quan chức năng liên quan tiến hành xác minh, làm rõ, truy tìm tài sản trả lại cho người bị mất.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…