Triển khai Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bài cuối: Chính quyền rốt ráo vào cuộc

Bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan Trung ương thì địa phương - nơi trực tiếp chịu trách nhiệm thực thi Quyết định 22 cũng đang rốt ráo đưa chính sách nhân văn vào cuộc sống. Với cấp ủy, chính quyền địa phương, việc hỗ trợ, tạo điều kiện để người hoàn lương có việc làm, tái hòa nhập cộng đồng không chỉ là việc phải làm đối với cá nhân người lầm lỡ mà còn là trách nhiệm vì sự ổn định, phát triển của toàn xã hội...

Mỗi bước đi của người từng lầm lỗi luôn có sự động viên của cả hệ thống chính trị. Ảnh: Q. Bình
Mỗi bước đi của người từng lầm lỗi luôn có sự động viên của cả hệ thống chính trị. Ảnh: Q. Bình

Chủ tịch UBND TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp Võ Phan Thành Minh: Cứu cánh của người hoàn lương, công cụ hữu hiệu của chính quyền

Hiện nay, toàn thành phố đang quản lý 274 người chấp hành xong hình phạt tù về địa phương cư trú. Trong đó, có tới 158 người không có việc làm hoặc việc làm tạm bợ, không ổn định; thiếu vốn để tổ chức sản xuất; bản thân còn tự ti, mặc cảm...                                               

Trước tình hình trên, chúng tôi xác định, Quyết định 22 không chỉ là cứu cánh cho người hoàn lương mà còn là công cụ hữu hiệu cho chính quyền thực hiện công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Song, để nâng cao hiệu quả triển khai Quyết định 22, các ban ngành có liên quan cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Quyết định bằng hình thức đưa các quy định về thủ tục, điều kiện, tiêu chuẩn được vay vốn trên Cổng thông tin điện tử thành phố để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nắm, hiểu và thực hiện đúng quy định.

Mặt khác, tuyên truyền những gương điển hình, mô hình, cách làm hay, có hiệu quả thiết thực giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; tiếp tục kêu gọi các cấp, ngành, tổ chức xã hội và cá nhân, doanh nghiệp trong việc xóa bỏ thái độ, hành vi định kiến, kỳ thị đối với người chấp hành xong hình phạt tù, đồng thời quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ họ ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

Cả hệ thống chính trị phải phối hợp chặt chẽ, cùng nhau thống nhất thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người chấp hành xong án phạt tù có việc làm, thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, lực lượng công an cấp cơ sở cần xem xét thận trọng về khả năng điều kiện, phương án của người vay trước khi đề xuất để bảo đảm cho công tác thu hồi, bảo toàn nguồn vốn. Công an thành phố rà soát nhu cầu vay vốn thực tế của người chấp hành xong hình phạt tù và cơ quan sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong hình phạt tù trên địa bàn để đề xuất UBND thành phố bố trí nguồn vốn ngân sách ủy thác qua NHCSXH theo từng năm hoặc theo giai đoạn.

Chủ tịch UBND xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, Sơn La Dương Anh Tuấn: Căn cứ pháp lý quan trọng

Tôi cho rằng, Quyết định 22 là căn cứ pháp lý quan trọng, giải quyết vấn đề khó khăn về vốn cho các đối tượng đã chấp hành xong án phạt tù; giúp cấp ủy, chính quyền xã thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội gắn với phát triển kinh tế tại địa bàn.

Chiềng Sơn là địa bàn phức tạp; hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy ngày càng tinh vi; đối tượng người đi tù sau khi chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương thường không tự giác đến khai báo, bỏ đi làm ăn khỏi địa bàn… do đó, công tác giúp đỡ, bám nắm, giáo dục gặp rất nhiều khó khăn.

Trong 5 năm trở lại đây, trên địa bàn xã có 61 trường hợp người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương; các trường hợp này đều được hỗ trợ để tái hòa nhập. Riêng năm 2021, đã có 8 người sau cai nghiện ma túy, lầm lỡ trở về hòa nhập cộng đồng được vay 380 triệu đồng từ nguồn vốn ủy thác theo Chỉ thị số 40-CT/TW để chăn nuôi trâu, bò sinh sản, trồng và chăm sóc vườn cây ăn quả, cây chè... Hiện nay, các mô hình đã bước đầu cho hiệu quả kinh tế. Tiêu biểu như hộ vay vốn Lê Đình Ngoan tại bản Hương Sơn, xã Chiềng Sơn, gia đình vay vốn trồng và chăm sóc vườn cây ăn quả như hồng giòn; nhãn; bơ...với mức thu nhập trên 240 triệu đồng/năm.

Chính sách nhân văn và thiết thực là vậy nhưng để đạt hiệu quả cao nhất, chúng tôi rất mong NHCSXH tiếp tục quan tâm hơn nữa trong việc cho vay vốn với những người đã từng lầm lỡ, giúp bà con mau chóng có việc làm, thu nhập ổn định. Có như vậy mới giúp họ tránh tái phạm.

Phó Chủ tịch UBND TP. Uông Bí, Quảng Ninh Nguyễn Văn Thành: Vốn lãi suất thấp - giải pháp căn cơ!

Tôi cho rằng, hỗ trợ cho vay vốn tín dụng chính sách với lãi suất thấp là giải pháp căn cơ nhằm tháo gỡ, tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù và hộ gia đình có người lầm lỗi có cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh.

Do đó, bên cạnh đầu tư cho phát triển kinh tế, chăm lo an sinh xã hội, Thành ủy, HĐND và UBND thành phố coi việc giúp đỡ các đối tượng này mau chóng có việc làm ổn định, có nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo đảm an sinh xã hội và an ninh trật tự tại địa phương.

Trước khi có Quyết định 22, thành phố đã có nhiều mô hình giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù hòa nhập và có công ăn việc làm. Hiện nay, có ít nhất 2 mô hình vẫn đang hoạt động hiệu quả như "Mở đường cho người lầm lỗi"… Thông qua đó, đã có hơn 230 người/743 người chấp hành xong án phạt tù có việc làm nuôi sống bản thân và quay lại hỗ trợ, giúp đỡ gia đình phát triển kinh tế.

Tính đến nay, ngoài nguồn vốn ngân sách trung ương và tỉnh cấp, UBND thành phố đã bố trí 7.086 tỷ đồng ủy thác thông qua NHCSXH để thực hiện cho vay giải quyết việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù đủ điều kiện, có nhu cầu vốn, có dự án vay bảo đảm đều được tiếp cận với nguồn vốn này. Trong thời gian tới, UBND thành phố tiếp tục cân đối bố trí vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay các đối tượng quy định.

Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai Quyết định 22, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần quan tâm hơn nữa trong công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù; không kỳ thị để họ có nhiều cơ hội tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống và trở thành người có ích cho xã hội.

Xã hội

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết
Xã hội

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Nhằm từng bước xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà còn phân công cụ thể, rõ người, rõ việc vào từng nhiệm vụ. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền tại những xã có tỷ lệ tảo hôn cao giúp nâng cao nhận thức của người dân về những hệ lụy của vấn nạn này.

Biểu tượng tinh thần đoàn kết, vượt khó và chiến thắng của người Việt Nam
Xã hội

Biểu tượng tinh thần đoàn kết, vượt khó và chiến thắng của người Việt Nam

Việc tham gia gìn giữ hòa bình đã góp phần nâng cao vị thế hình ảnh quốc gia, khẳng định cam kết về tinh thần, trách nhiệm của Việt Nam với hòa bình và an ninh quốc tế. Với cá nhân tôi cảm thấy tự hào và cảm phục. Đây không chỉ là nhiệm vụ quốc tế cao cả mà còn là biểu tượng tinh thần đoàn kết, vượt khó và chiến thắng của người Việt Nam.

Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam phát biểu tại tọa đàm chiều 17.10. Ảnh: Duy Thông
Xã hội

Lan tỏa thông điệp hòa bình, đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế

Trong 10 năm qua, lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Việt Nam đã đạt được kết quả ấn tượng, được lãnh đạo Liên Hợp Quốc, đồng nghiệp quốc tế cũng như người dân địa phương đánh giá cao, góp phần cụ thể hóa chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam, nhất là về đối ngoại quốc phòng.

Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam tổ chức chiều 17.10.
Xã hội

Dấu ấn chặng đường 10 năm Lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam: Đặt trọng trách quốc gia lên trên hết

Tại Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 17.10, các đại biểu, khách mời đều nhất trí cho rằng: 10 năm qua, Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, qua đó gặt hái được nhiều lợi ích quan trọng, góp phần nâng cao vị thế quốc gia, giúp Việt Nam khẳng định cam kết và trách nhiệm của mình đối với hòa bình và an ninh quốc tế.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
Đời sống

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc giúp cho vị thế và vai trò của Việt Nam ngày càng cao trên cộng đồng quốc tế. Nhận định như vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương cho rằng, cần thiết ban hành Luật tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc để tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động này.

Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình phát biểu tại toạ đàm.
Đời sống

Những chiến sĩ mũ nồi xanh trên mặt trận ngoại giao của đất nước

“Một buổi sáng khi nhìn qua cửa sổ được chứng kiến đoàn chiến sĩ mũ nồi xanh, rất cảm động. Rất nhiều người dân cũng nhìn qua cửa sổ để được thấy những chiến sĩ kính cẩn nghiêng mình trước vị cha già dân tộc trước khi lên đường đi làm nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả. Trân trọng cảm ơn các đồng chí đại diện cho lực lượng quân đội, lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ trên mặt trận ngoại giao của đất nước” - Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình chia sẻ. 

Hành trình cam kết thúc đẩy bình đẳng giới của Vietnam Airlines
Xã hội

Hành trình cam kết thúc đẩy bình đẳng giới của Vietnam Airlines

Mới đây, tại trụ sở Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2026 với UN Women - Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ với những mục tiêu, chương trình cụ thể để thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp và cộng đồng.

Sunshine Homes đóng góp 5 tỷ đồng, chung tay đồng hành cùng Quỹ “Vì người nghèo” thành phố Hà Nội
Xã hội

Sunshine Homes đóng góp 5 tỷ đồng, chung tay đồng hành cùng Quỹ “Vì người nghèo” thành phố Hà Nội

Hưởng ứng Tháng cao điểm “Vì người nghèo và an sinh xã hội" năm 2024 do Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội tổ chức, tại Lễ phát động được tổ chức tối ngày 16.10.2024, Công ty Cổ phần Phát triển Sunshine Homes đã ủng hộ 5 tỷ đồng vào Quỹ “Vì người nghèo”, chung tay chăm lo cho đời sống nhân dân.

Bài 1: Vấn nạn tảo hôn luôn rình rập
Xã hội

Bài 1: Vấn nạn tảo hôn luôn rình rập

Nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã chủ động lồng ghép các hoạt động của Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025” vào Tiểu dự án 2, thuộc dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần xây dựng xã hội văn minh và tiến bộ cho thế hệ tương lai.

Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
Xã hội

Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Những sứ mệnh gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi hay các khu vực xung đột khác mà các chiến sĩ, cán bộ y tế Việt Nam đã tham gia đều ghi dấu ấn đặc biệt. Đó là những đóng góp mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, không chỉ thể hiện trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, mà còn tạo cơ hội để quảng bá hình ảnh một đất nước yêu chuộng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và sẵn sàng hợp tác vì sự phát triển bền vững và ổn định toàn cầu.

Ngành bảo hiểm là “bà đỡ”, “lá chắn” tránh tổn thất cho người dân
Xã hội

Ngành bảo hiểm là “bà đỡ”, “lá chắn” tránh tổn thất cho người dân

Chúng tôi vẫn thường gọi ngành bảo hiểm là bà đỡ, lá chắn tránh tổn thất cho người dân. Để làm được điều đó, trước tiên thì bảo hiểm phải có nguồn tài chính đủ mạnh, có tiền thì mới có thể hỗ trợ khi tổn thất xảy ra. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã ví von như vậy khi nói về vai trò của bảo hiểm tại Tọa đàm “Bảo hiểm - Giải pháp phòng ngừa rủi ro và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, tại Hà Nội.

Lắp trạm cân di động xử lý "hung thần" xe container tự chế hoành hành trên nhiều tuyến quốc lộ
Xã hội

Lắp trạm cân di động xử lý "hung thần" xe container tự chế hoành hành trên nhiều tuyến quốc lộ

Sau khi tiếp nhận phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân về tình trạng xe container cắt nóc, chế ben thủy lực, có dấu hiệu chở quá tải, tổ công tác liên ngành của tỉnh Hải Dương đã lập chốt lắp đặt trạm cân, tuần tra để phát hiện, xử lý vi phạm tại khu vực thị trấn Phú Thái (huyện Kim Thành).