Khởi sắc ở vùng bản khó giữa lòng di sản

Bài 2: Chủ động làm giàu trên quê hương biên giới

Không cam chịu với cái nghèo, ngày nay, nhiều thanh niên, người dân của bản làng biên giới xã Thượng Trạch đã chủ động tìm kiếm phương thức phát triển sinh kế, trở thành lá cờ đầu về hình mẫu lao động. Từ đó, các hộ gia đình noi theo và học tập, cùng nhau xây dựng quê hương vùng biên viễn ấm no hơn.

Đảng viên làm kinh tế vùng khó

Đồng bào vùng cao xã Thượng Trạch lâu nay đã nghe nói nhiều về anh chủ trại lợn Đinh Vộ (SN 1996) tại bản Khe Rung. Bắt đầu thử nuôi lợn vào năm 2018 chỉ với 2 con lợn được hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, mục đích để kiếm kế sinh nhai và tìm tòi một ngành nghề cho gia đình, đến nay, trại lợn của anh đang nuôi trên dưới 20 con, với con giống đặc trưng là lợn rừng lai, có nguồn tiêu thụ ổn định.

Bài 2: Chủ động làm giàu trên quê hương biên giới -0
Trại lợn của đảng viên trẻ Đinh Vộ, mang đến nguồn thu ổn định

Việc mở rộng và phát triển từng bước của trang trại lợn nhà anh Đinh Vộ đến tai người dân gần xa. Ai ai cũng biết về một người Đảng viên trẻ nói được, làm được, tự nuôi gia súc, có trang trại nhỏ rồi xây cất nhà cửa khang trang. Định kỳ, anh cũng đi đến 18 bản trong xã, bản cách bản khá xa, đường đi lại khó khăn, để tiêm lợn giúp nhà người dân và về đồng bằng tìm tòi, học hỏi thêm. 

Kể về những ngày đầu lập nghiệp, đảng viên trẻ Đinh Vộ chia sẻ: “Khi ấy mình 22 tuổi. Chọn nuôi lợn là trước hết vì muốn phát triển kinh tế cho gia đình. Sau đó thì làm gương cho bà con dân bản để mọi người học theo. Nhà nào cũng tự làm được cái ăn, cái mặc thì bản làng bớt nghèo đi”.

Sắp tới, anh Đinh Vộ dự định mở rộng quy mô, nuôi thêm gà bản địa có giá trị cao, phát triển kinh tế và tạo thương hiệu cho nông sản địa phương.

“Là Đảng viên, trước tiên mình phải đi đầu trong việc tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực mình làm, mình biết. Từ đó, bà con hiểu rõ việc chăn nuôi cũng là một cách để thay đổi cuộc sống gia đình, qua đây góp phần xóa đói giảm nghèo cho quê nhà”, anh Đinh Vộ cho biết.

Bài 2: Chủ động làm giàu trên quê hương biên giới -1
Lợn rừng lai được chăn nuôi, có nguồn tiêu thụ ổn định

Người thanh niên trẻ gia nhập vào hàng ngũ của Đảng từ năm 2019, đến nay, bằng hành động và ý chí, sự chăm chỉ cần cù qua mỗi ngày, dân bản đều biết đến và yêu mến tinh thần của anh. Tiếng lành đồn xa, cùng sự vận động và hỗ trợ của chính quyền địa phương; đặc biệt, khi các điều kiện sống cơ bản được đáp ứng và cải thiện hơn, có điện, có nước, nhiều gia đình cũng đã tự ý thức về phát triển sinh kế. Từ đó, từng bước lựa chọn ngành nghề phù hợp, làm trụ cột cho gia đình.

Để bản cao là điểm sáng sản vật rừng

Bên cạnh mô hình nuôi lợn của đảng viên Đinh Vộ, xã cao Thượng Trạch cũng xác định mũi nhọn trong phát triển các loại nông sản, sản vật rừng, sản phẩm từ rừng… Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Cà Roòng với 30 thành viên đã có sản phẩm OCOP 3 sao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho đông đảo người dân đồng bào.

Bài 2: Chủ động làm giàu trên quê hương biên giới -0
Ông Đinh Chuân, bản Ban, chủ động kinh tế bằng nghề đan dụng cụ lao động

Chủ tịch Hợp tác xã (HTX) Đinh Xức cho biết, hiện tại nhu cầu của các đơn vị thu mua đang lớn hơn nhiều so với khả năng cung cấp của đơn vị. Mỗi mùa măng kéo dài trong khoảng 4 tháng, cũng là thời gian sôi động nhất năm khi HTX thu mua măng từ các hộ gia đình, rồi về sơ chế, đóng gói bắt mắt và được bao tiêu, đặt hàng trước. Sản phẩm đang phấn đấu để vươn lên OCOP 4 sao.

Cùng với măng rừng, chính quyền địa phương xã Thượng Trạch cũng đang triển khai tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm tạo nguồn lợi phát triển quanh năm, thu hút gần 100 hộ dân chung tay tham gia sản xuất.

Bài 2: Chủ động làm giàu trên quê hương biên giới -0
Sản phẩm đan lát của ông Đinh Chuân được nhiều khách hàng miền xuôi yêu thích

Theo đó, tiểu dự án có các kế hoạch chăn nuôi bò; chăn nuôi lợn thương phẩm; mô hình chăn nuôi bò sinh sản, chăn nuôi lợn bản, trồng cây măng lục trúc và cây bơ sáp… phù hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương; hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế cộng đồng, dự kiến xây dựng các mô hình chăn nuôi.

Thực hiện đa dạng hóa sinh kế cộng đồng, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Trường Chinh đã trực tiếp trò chuyện, cùng người dân định hướng lựa chọn công cụ sản xuất lao động phù hợp với gia đình, tránh trùng lặp nhau mà tạo tính toàn diện trong tổng thể cơ cấu.

Bài 2: Chủ động làm giàu trên quê hương biên giới -1
Ngôi nhà đơn sơ được chất đầy các lạt đan 

Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 1719, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025, mở ra nhiều cơ hội hỗ trợ phát triển cho vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 

Cùng với việc triển khai chương trình, qua nửa chặng đường với phân kỳ giai đoạn I, đời sống nhân dân vùng biên giới xã Thượng Trạch nói riêng và các địa phương khác ở huyện miền núi Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy đã nhiều phần đổi thay. Với xã Thượng Trạch, đồng bào hướng đến mỗi nhà một nghề, mái nhà đỏ kiên cố ngày một nhiều, đời sống cũng vui vẻ hơn. Người dân cũng kỳ vọng thêm, với dự án kéo điện lưới quốc gia giai đoạn 2, nhiều bản, nhiều gia đình có thể thấy điện lưới về ngay trước ngõ để tiếp sức cho công cuộc phát triển, giúp xuất hiện nhiều nhà xưởng chế biến nông sản; đời sống văn hóa - xã hội cũng đa dạng, phong phú hơn...

Bài 2: Chủ động làm giàu trên quê hương biên giới -0
Gia đình bà Y Loan có nghề đan chổi, hái măng, có sinh kế và cải thiện đời sống

“Mong rằng những vị khách ở dưới xuôi lên với bản đều nhìn thấy được điều này, vì tôi luôn cảm nhận được sự thay đổi tích cực của bản làng và bà con nơi đây, từng chút một và mỗi ngày”, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch Nguyễn Trường Chinh chia sẻ.

Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ
Hoạt động chính quyền

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ

Bão số 3 đã qua đi, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận.

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi
Địa phương

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi

Để chung tay cùng cả nước ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, Đoàn ĐBQH thành phố Hải phòng đã tặng 60 suất quà trị giá 60 triệu đồng cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ
Địa phương

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ

Mới đây, UBND quận Long Biên (Hà Nội) vừa thụ lý giải quyết tố cáo của công dân đối với ông Vũ Ngọc Hiệp – Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm vì không thực hiện Kết luận số 02/KL-CTUBND ngày 29.5.2024 của Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Văn Minh.

Một góc NTM kiểu mẫu ở xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
Địa phương

Yên Mỹ - miền quê đáng sống

Được công nhận xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) đang sở hữu diện mạo của một miền quê đáng sống với cảnh quan tươi đẹp, hiện đại, khang trang. Xã đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM kiểu mẫu đã đạt được. Trong đó, đối với các ngành nghề kinh tế, lấy kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp chuyên canh hàng hóa kết hợp khai thác dịch vụ du lịch phát triển.

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó
Địa phương

Quảng Bình: Tình ruột thịt, nghĩa đồng bào trong ngày khốn khó

Chịu nhiều mất mát trong các cơn bão lụt hàng năm, người dân Quảng Bình đã được cả nước chung tay cứu trợ. Nay, trước mất mát của đồng bào phía Bắc, khúc ruột miền Trung lại xung phong hỗ trợ sức người, quyên góp được 31,1 tỷ đồng để miền Bắc sớm ổn định cuộc sống. Trong đó, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã trực tiếp gửi 500 triệu đồng đến huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”
Địa phương

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gặp gỡ 7 thiếu nhi tiêu biểu dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã gặp gỡ và trang bị kiến thức cho các đại biểu thiếu nhi của tỉnh trước khi tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II – năm 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 27–29.9 tại Hội trường Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội, TP. Hà Nội.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em
Hoạt động chính quyền

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà Tết Trung thu tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đến thăm và tặng quà cho các em thiếu nhi tại Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ trẻ em tỉnh. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần và mang niềm vui Tết Trung thu đến cho các em đang được chăm sóc tại đây.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.