Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập

Bức tranh "Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập" của họa sĩ Văn Giáo vừa được tặng lại Bảo tàng Hồ Chí Minh với tâm nguyện lưu giữ, bảo quản và phát huy giá trị lâu dài để người dân và khách tham quan hiểu hơn về cuộc đời của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng giúp người dân và khách tham quan hiểu hơn cuộc đời của lãnh tụ Hồ Chí Minh
Tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng giúp người dân và khách tham quan hiểu hơn cuộc đời của lãnh tụ Hồ Chí Minh

Tác phẩm sơn dầu Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập đã được Phó Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội Đoàn Văn Đức giữ gìn và bảo quản như một kỷ niệm quý giá nhất của gia đình. Tuy nhiên, để bảo quản và phát huy giá trị lâu dài đối với một hiện vật mà cả gia đình luôn trân trọng, ông Đức đã quyết định hiến tặng tác phẩm này cho Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đây cũng là ý nguyện của gia đình họa sĩ Văn Giáo khi đa phần tác phẩm của ông sử dụng bột màu, sơn dầu, dễ bị thời tiết làm hư hỏng, nếu được bảo quản đúng cách, tác phẩm sẽ được trưng bày để người dân và khách tham quan hiểu hơn cuộc đời của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Họa sĩ Văn Giáo (1916 - 1996) thuộc thế hệ đầu của nền hội họa cách mạng Việt Nam. Là người có điều kiện được tiếp xúc, nói chuyện với Bác nên các tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh của ông được các nhà chuyên môn đánh giá rất có hồn và chạm đến trái tim của đông đảo người dân Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong mỹ thuật cách mạng nước nhà. Bằng phương pháp trực họa giàu cảm xúc và lòng đam mê không mệt mỏi dành cho hội họa, ông đã đi khắp nơi để ghi lại những khoảnh khắc có giá trị về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Họa sĩ Nguyễn Văn Đức, con trai họa sĩ Văn Giáo, cho biết, những ghi chép mà họa sĩ để lại rất ít, song về tác phẩm Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập thì cả gia đình biết rất rõ qua lời kể của ông. “Cha tôi là người nghiêm túc và cẩn thận trong công việc. Với tác phẩm nào, ông cũng nghiên cứu, phác họa bằng các chất liệu, kích thước khác nhau. Bức tranh Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập được ông thực hiện với 3 bức. Bức đầu tiên phác thảo năm 1971 bằng màu nước, kích thước 25x32cm. Bức thứ hai bằng bột màu thực hiện năm 1973 được tặng cho Văn phòng Trung ương Đảng. Bức thứ ba hoàn thành năm 1974 bằng chất liệu sơn dầu, kích thước 81x110cm. Bức tranh đặc tả hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đang viết Tuyên ngôn độc lập tại tầng 2 ngôi nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội, với vầng trán rộng, đôi mắt suy tư, phong thái giản dị nhưng thanh cao, toát lên thần thái của một bậc vĩ nhân trước vận mệnh lịch sử của dân tộc”.

Cũng theo họa sĩ Nguyễn Văn Đức, do không trực tiếp vẽ Bác tại thời điểm Người viết Tuyên ngôn độc lập ngày 28 - 30.8.1945 nên họa sĩ Văn Giáo phải tự tìm tư liệu về lịch sử đương thời, trò chuyện với nhà tư sản Trịnh Văn Bô - chủ nhân địa chỉ đỏ 48 Hàng Ngang; gặp gỡ thư ký của Bác Hồ, trao đổi với các đồng chí được Bác gọi đến góp ý kiến cho bản dự thảo Tuyên ngôn độc lập. Họa sĩ Văn Giáo đã bắt được tinh thần và ý nghĩa của sự kiện trọng đại, liên quan đến vận mệnh cả dân tộc ấy. Đó là bước chuẩn bị cho thời khắc 14 giờ ngày 2.9.1945, trong cuộc mít tinh tại vườn hoa Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào thủ đô, trên diễn đàn cao và trang nghiêm, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Họa sĩ Nguyễn Văn Đức nhớ mãi lần họa sĩ Văn Giáo nói trước gia đình về màu sắc và các chi tiết lựa chọn khi vẽ bức tranh Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập. “Cha tôi để ý nhất đến tư tưởng và phong thái của Hồ Chí Minh khi ngồi viết, 2 chi tiết mà ông phải mất nhiều thời gian để phác họa. Đó là gương mặt với ánh mắt suy tư, nghiêm nghị; cánh tay viết tập trung và dứt khoát. Ngoài ra, trang phục nâu giản dị của Bác cũng là một điểm nhấn để họa sĩ chọn màu nền cho bức tranh. Đó là màu trắng tinh khiết mà ông ví như không gian của ánh sáng cách mạng…”.

Xem tác phẩm của họa sĩ Văn Giáo, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, PGS.NGND. Lê Anh Vân, đánh giá, tranh có lối diễn tả khái quát, màu sắc nhã nhặn, cân nhắc từng đường nét, hình khối, tâm trạng. “Họa sĩ Văn Giáo có bút pháp giản dị, nhìn vào dáng ngồi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy được sự mộc mạc nhưng trang nghiêm, sang trọng của một lãnh tụ ở một trong những giai đoạn lịch sử đặc biệt của cách mạng Việt Nam. Tranh thể hiện rõ bút pháp của Văn Giáo. Ngoài giá trị về lịch sử, nghệ thuật, tác phẩm hội họa này rất có giá trị trên thị trường tranh trong nước”.

Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung
Văn hóa - Thể thao

Ngự trà hoàng cung

Hòa chung không khí cả nước hướng về ngày Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cũng như chương trình Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025: “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới” chủ đề Festival Huế 2025: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Thương hiệu Đôi Dép phục dựng nghi thức và tái hiện hoạt cảnh nhà vua mở tiệc trà chiêu đãi quần thần. 

Soi mình trên dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Soi mình trên dải non sông

50 năm sau ngày thống nhất đất nước (1975), văn học Việt Nam đã trải qua những bước chuyển mình sâu sắc; từ áng văn thơ gắn liền với lịch sử chiến tranh đến những tác phẩm mang đậm hơi thở Đổi mới, văn học phản chiếu cả hiện thực lẫn khát vọng của một dân tộc trên hành trình hội nhập, vươn mình.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.