Bà Phạm Thị Hân tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình

Ngày 2.8, tại TP. Đồng Hới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Đại hội MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029; bà Phạm Thị Hân tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

Đại hội đã dành 1 phút mặc niệm tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Tham dự Đại hội có: Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình Vũ Đại Thắng; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Hải Châu và 291 đại biểu đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tỉnh Quảng Bình.

Bà Phạm Thị Hân tái đắc cử Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình -0
Quang cảnh Đại hội. Ảnh: Khánh Trinh

Nhiệm kỳ qua, Mặt trận các cấp đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 3.000 nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ gia đình bị ảnh hưởng do thiên tai, sự cố nghiêm trọng về nhà ở với số tiền hơn 92 tỷ đồng. Mặt trận các cấp thực hiện cuộc vận động, huy động xã hội hóa trên 501 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới. Trong 5 năm qua, các cấp Mặt trận đã vận động ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" trên 90 tỷ đồng và các chương trình an sinh xã hội trên 18 tỷ đồng. Từ nguồn vận động đã tập trung chăm lo cho người nghèo, cộng đồng nghèo, góp phần cùng với Đảng và chính quyền các cấp chăm lo tốt chính sách an sinh xã hội của tỉnh.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh, Mặt trận các cấp trong tỉnh Quảng Bình đã làm tốt vai trò nòng cốt, đổi mới phương thức tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân, phát huy vai trò của các tổ chức thành viên, cá nhân tiêu biểu trong các giai tầng xã hội củng cố, tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội thông qua việc tổ chức trên 8.000 cuộc tuyên truyền, sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng trong quần chúng Nhân dân với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả.

Bà Phạm Thị Hân tái đắc cử Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình -0
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại Đại hội. Ảnh: Khánh Trinh
Bà Phạm Thị Hân tái đắc cử Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình -0
Đại diện Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trao tặng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình bức tranh Bác Hồ - Bác Tôn tặng. Ảnh: Khánh Trinh

"Công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua với nhiều hình thức phong phú với nhiều cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, kết quả có trên 900 mô hình điểm được xây dựng và duy trì; huy động trên 501 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới. Đến nay toàn tỉnh có 63 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu...", Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho biết.

Phát biểu tại Đại hội, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng đánh giá Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, về địa bàn dân cư; đa dạng hóa các hình thức tập hợp, mở rộng khối đại đoàn kết, phát huy dân chủ, tích cực vận động Nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo cơ sở vững chắc cho sự ổn định về chính trị, về an ninh, trật tự, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đóng góp tích cực vào những thành tựu chung của tỉnh.

"Mặt trận các cấp đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ngành và các tổ chức thành viên trong triển khai thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua với nhiều mô hình mới, cách làm hay, được Nhân dân đồng thuận, khơi dậy được mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo và tinh thần tự quản của Nhân dân", Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình cho biết.

Bà Phạm Thị Hân tái đắc cử Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình -0
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng phát biểu tại Đại hội. Ảnh: Khánh Trinh
Bà Phạm Thị Hân tái đắc cử Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình -0
Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng tặng bức trướng cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Khánh Trinh

Tại Đại hội, các đại biểu đã thông qua các báo cáo kiểm điểm của Ủy ban và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Khóa XIII, nhiệm kỳ 2019 - 2024; Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV và dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ X; Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia bổ sung, sửa đổi Điều lệ MTTQ Việt Nam Khóa IX. Đại hội đã nghe ý kiến tham luận của các đại biểu.

Tiếp đó, Đại hội đã thông qua Đề án nhân sự Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029; hiệp thương cử 91 người tham gia Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình Khóa XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đại hội cũng đã hiệp thương thống nhất bầu bà Phạm Thị Hân làm Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Bà Phạm Thị Hân tái đắc cử Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình -0
Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình khóa XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029 ra mắt nhận nhiệm vụ trước Đại hội. Ảnh: Khánh Trinh
Bà Phạm Thị Hân tái đắc cử Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình -0
Bà Phạm Thị Hân làm Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Ảnh: Khánh Trinh

Về thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024 - 2029, MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình tập trung 3 khâu đột phá: nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội; tăng cường huy động nguồn lực thực hiện hiệu quả phong trào “xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn; Hướng về địa bàn Khu dân cư, tập trung xây dựng khu dân cư "Tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc" gắn với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Một trong những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong nhiệm kỳ mới là hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa 2.500 nhà "Đại đoàn kết" để cùng với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức thành viên phấn đấu đến cuối năm 2025 xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Quảng Bình.

Bà Phạm Thị Hân sinh năm 1973, quê quán xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình); Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân; Trình độ chuyên môn: Đại học ngành Lịch sử; Học vị: Thạc sĩ Kinh tế Chính trị.

Bà Phạm Thị Hân từng giữ các chức vụ: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Quảng Bình; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Quảng Bình. Năm 2019, bà Phạm Thị Hân được bầu làm Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh khóa XIII nhiệm kỳ 2019 - 2024.

Chính trị

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đề nghị hết sức cân nhắc việc tự động chuyển đổi Khu công nghệ thông tin tập trung thành Khu công nghệ số. “Chúng ta không nên phát triển đại trà Khu công nghệ số, thay vào đó, Chính phủ nên chọn một vài khu và đầu tư tập trung thì mới thúc đẩy được”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia – Việt Nam Men Sam An Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia – Việt Nam

Sáng nay, 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức và tham dự hai hội nghị quốc tế tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghị sĩ hữu nghị Campuchia - Việt Nam Samdech Men Sam An.

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Cộng hòa Dominicana
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Cộng hòa Dominicana

Rạng sáng 23.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức
Theo dòng sự kiện

Đối thoại lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức

Chiều 22.11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cánh tả Đức do ông Maximilian Schirmer, Phó Chủ tịch Đảng làm Trưởng Đoàn, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam và tham dự Đối thoại lần thứ năm giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cánh tả Đức.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.