Nâng cao chất lượng, phát triển bền vững:

An toàn thực phẩm phải làm hàng ngày, hàng giờ

Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan tại Hội nghị “Bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam” tổ chức ngày 18.10 tại TP. Hồ Chí Minh. 

Giám sát đường đi của thực phẩm

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nguyễn Như Tiệp cho biết, trong khi thế giới đang đối mặt với thiên tai cực đoan, dịch bệnh thì Việt Nam vẫn bảo đảm lương thực, thực phẩm cho người dân và còn dư một lượng lớn để xuất khẩu. Tình hình an toàn thực phẩm nội địa từng bước được cải thiện. Tỷ lệ vi phạm an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm giảm nhưng vẫn ở mức cao so với các quốc gia phát triển. Nguyên nhân do quy mô sản xuất nhỏ, chất lượng không ổn định, thiếu minh bạch… Bên cạnh đó, chính sách pháp lý chưa đầy đủ và chưa phù hợp với thực tiễn; hệ thống giám sát, thanh tra, kiểm tra chưa hiệu quả, chặt chẽ.

Theo ông Tiệp, để tăng cường chất lượng thực phẩm cần giải quyết các tồn tại nêu trên, bên cạnh việc tổ chức liên kết sản xuất với tiêu thụ, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm. Trong đó, xác định khâu trọng yếu của chuỗi là các trang trại, hợp tác xã đến các chợ đầu mối và nhà bán lẻ lớn. Cần phải chuẩn hóa những khâu trọng yếu này và minh bạch chia sẻ thông tin giữa các bên để cùng nhau giám sát đường đi của thực phẩm.

Nhiều hiệp hội ngành hàng và các chuyên gia cho rằng, an toàn thực phẩm nội địa vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp và chưa được quản lý tốt. Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch Nguyễn Thị Hồng Minh cho biết, đang có sự bất hợp lý khi kêu gọi nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng thị trường đôi khi không chấp nhận sản phẩm VietGAP, nghĩa là tiêu chuẩn chưa gắn với thị trường. Bà Minh nêu lên thực trạng nhiều người có những hành vi gian dối, hàng kém chất lượng nhưng "đội lốt" nhãn mác VietGAP đưa vào siêu thị, đánh lừa người tiêu dùng và gây thiệt hại ngược lại cho những nông dân làm VietGAP chân chính.

Theo bà Minh, trong vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm, bảo đảm minh bạch nguồn gốc thực phẩm hiện nay, cần đề cao vai trò của tất cả các đơn vị, thành phần trong xã hội. Trách nhiệm của thương lái cũng cần nâng cao vì đây là bộ phận rất quan trọng trong chuỗi cung ứng nông sản. "Người tiêu dùng là chốt chặn cuối cùng và quan trọng. Các tổ chức xã hội như Hội Bảo vệ người tiêu dùng cũng phải hỗ trợ cung cấp kiến thức nhận diện an toàn thực phẩm và các mối nguy từ thực phẩm cho người dân", Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch nhấn mạnh.

An toàn thực phẩm phải làm hàng ngày, hàng giờ -0
Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu việc bảo đảm an toàn thực phẩm cần tránh tư duy hô khẩu hiệu

Không đợi đến "tháng hành động" mới vào cuộc

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị, việc bảo đảm an toàn thực phẩm cần tránh tư duy khẩu hiệu, trách nhiệm với an toàn thực phẩm là vấn đề từng ngày, từng giờ. Quản lý an toàn thực phẩm không phải đợi đến "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" mới vào cuộc.

Bên cạnh đó, cần cân bằng giữa tính răn đe của pháp lý và sự mềm dẻo của cái tình đối với các hành vi sai phạm với an toàn thực phẩm. Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đôi khi thay vì xử phạt, loại trừ cá nhân nào đó có sai phạm; cách mà doanh nghiệp, nhà bán lẻ thuyết phục họ sửa sai có khi hiệu quả mang lại còn cao hơn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, an toàn thực phẩm là trách nhiệm chung của toàn xã hội và của từng người. Nếu dồn hết gánh nặng pháp lý cho cơ quan nhà nước thì trách nhiệm của xã hội ở đâu, của doanh nghiệp ở đâu, nhất là với nông dân, thành phần chính trong nền nông nghiệp vẫn còn manh mún của Việt Nam. Tất cả phải cùng chung tay giúp xã hội thay đổi, giúp nông dân thay đổi cách sản xuất. Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị cộng đồng doanh nghiệp không nên nghĩ đơn giản ở việc mua và bán, mà hướng đến việc tạo ra giá trị xung quanh nông sản. Doanh nghiệp nhìn nông dân là bà con sẽ khác với nhìn như đối tác làm ăn qua thương vụ.

Về quản lý nhà nước, Bộ trưởng cho biết, Bộ sẽ hoàn thiện dần những quy định, đã đến lúc chuyển từ khuyến khích sang bắt buộc, bắt buộc ở trong diện rộng chưa được thì bắt buộc trong diện hẹp, từ hệ thống phân phối lớn, từ tập đoàn lớn, dần trở thành một ngành sản xuất kinh doanh có điều kiện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cam kết sẽ luôn đồng hành với phương châm "tư duy mở, hành động nhanh, kết quả thật", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

______
(Chương trình phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản)

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).