Cân nhắc phương án làm cầu cạn đối với đường cao tốc

Phương án thi công cầu cạn (kết cấu bê tông) được coi là một giải pháp ưu việt, bảo đảm phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, giá thành rẻ, thi công nhanh, không chia cắt cảnh quan, sinh kế và xã hội… trong một số trường hợp xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam. Phó Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam, TS. Trần Bá Việt đã có trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân xung quanh vấn đề này.

Phù hợp yêu cầu thực tiễn

-Thưa ông, ở một số trường hợp xây dựng đường cao tốc, đường ô tô… thì phương án thi công cầu cạn (kết cấu bê tông) được coi là giải pháp với nhiều ưu điểm. Ông có thể khái quát những tính ưu việt của giải pháp thiết kế cầu cạn thích ứng so với những phương án thi công khác?

Kết cấu bê tông giải pháp tối ưu để thi công đường cao tốc ở Việt Nam -0
Phó Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam, TS. Trần Bá Việt

- Cầu cạn (kết cấu bê tông cốt thép và các loại bê tông cường độ cao, bê tông tính năng siêu cao, bản bê tông cốt thép rỗng trên cọc bê tông cường độ cao ứng suất trước (PHC), cọc bê tông dự ứng lực kiểu mới được sản xuất bằng các tổ hợp thép một cách hợp lý và điều chỉnh công thức bê tông (PRC) có rất nhiều ưu điểm như: không phải sử dụng cát san lấp lên đến hàng chục triệu m3; thi công nhanh, ít phụ thuộc thời tiết và không phải chờ lún nền trên 12 tháng;giảm nhiều hệ thống đường gom và hầm chui dân sinh; hệ thống cao tốc trên cầu cạn có tính tin cậy, ổn định trong khai thác sử dụng, tuổi thọ trên 100 năm, giảm chi phí bảo trì, bù lún hàng năm; giảm lãi vay tài chính; đáp ứng tiến độ thi công, xây dựng nhanh, phát huy hiệu quả của cả hệ thống cao tốc cùng với sự phát triển của hạ tầng giao thông cả nước.

Bên cạnh đó, giải pháp thi công cầu cạn hầu như không bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự sụt lún chậm; tiết kiệm tài nguyên đất là loại tài nguyên đặc biệt không tái tạo, dọc hai bên tuyến cao tốc. Giải pháp này cũng cho phép thoát lũ và phân bổ phù sa mùa lũ như sự tồn tại vốn có của các vùng, miền. Giảm nguy cơ sạt lở bờ sông, đường dọc sông, giúp phát triển bền vững. Giải pháp cầu cạn cũng giúp giảm việc chia cắt môi trường xã hội, làng xóm, giảm chia cắt cộng đồng.

Nếu dùng các giải pháp tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, cho cầu cạn như dầm bê tông hiệu năng cao (HPC) nhịp lớn, dầm bê tông siêu tính năng (UHPC) nhịp lớn, dầm bản rỗng trên cọc thì tổng mức đầu tư sẽ rẻ hơn hoặc tương đương tổng mức đầu tư đường cát đắp cao trong vùng tầng đất yếu dày.

- Với địa hình, khí hậu, điều kiện thực tiễn tại Việt Nam thì phương án thi công kết cấu bê tông cho cầu cạn (đường cao tốc) có khả thi không? Nếu áp dụng phương án này sẽ mang lại lợi ích cụ thể gì, thưa ông?

- Tôi cho rằng, phương án thi công kết cấu bê tông cho cầu cạn hoàn toàn khả thi, vì hiện nay chúng ta đã làm chủ thiết kế, chế tạo cấu kiện, vật liệu thi công xây lắp và bảo trì khai thác. Năng lực các doanh nghiệp trong nước cũng hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu.

Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu, nguồn lực con người và thiết bị máy móc, kiểm định chế tạo các loại cấu kiện bê tông theo thiết kế, thi công xây lắp hiện nay của nước ta cũng bảo đảm chủ động, đáp ứng các yêu cầu. Các công ty đang thi công đường cao tốc hoàn toàn đủ điều kiện tiếp tục thi công với việc đặt hàng các sản phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn theo thiết kế được lựa chọn.

Lợi ích cụ thể mà giải pháp thi công cầu cạn kết cấu bê tông mang lại là chất lượng tốt hơn, thi công nhanh, giá thành rẻ, số lượng thi công lớn, bền vững.

Phương án tối ưu cho vùng đất cát đắp cao, đất yếu

- Khi các vật liệu như cát, sỏi trở nên khan hiếm, giá thành cao, thì phương án này có là tối ưu?

- Thực tế, hiện nay, nhiều công trình đang thi công thiếu cát san nền với khối lượng lớn, từ 50 - 120 triệu m3 (cát sông), nhưng chúng ta không thiếu cát và đá đổ bê tông. Chúng ta cần khoảng 3 triệu m3 bê tông các loại cho 2.000km đường cao tốc ở đồng bằng sông Cửu Long, tương ứng 1,2 triệu tấn xi măng, 1 triệu tấn tro bay, xỉ hoạt tính lò cao và silicafume, 4.500 tấn phụ gia hoá học, 0,5 triệu tấn thép và cáp.

Đối với bê tông siêu tính năng (UHPC) hiện đang sử dụng cát vùng Cam Ranh, Quảng Bình để san nền các khu du lịch và đô thị, đã có sẵn hàng chục triệu m3. Nguồn chất kết dính cũng rất sẵn vì sản lượng xi măng của chúng ta đạt 100 triệu tấn/năm, hiện đang xuất khẩu 25 - 35 triệu tấn/năm, cốt thép và cáp thép dự ứng lực trước của chúng ta hiện nay cũng đạt khoảng 20 triệu tấn năm, đang dư để xuất khẩu.

Các vật liệu khác như tro bay, xỉ hoạt tính lò cao, Silicafume đều là vật liệu phụ phẩm của công nghiệp nhiệt điện và luyện thép và chúng ta cũng đang có sẵn khoảng 15 triệu tấn/năm. Hiện, mới chỉ dùng khoảng 30% so với chất kết dính và cho phép giảm phát thải CO2 trong 1m3 bê tông. Các phụ gia hoá học đều được các công ty trong nước chủ động cung cấp… Đây cũng là phương án thi công với giá thành rẻ. Vì vậy, phương án này là tối ưu cho các vùng đất cát đắp cao, đất yếu hoặc các nút vượt ở giao lộ, cầu qua khu đô thị, cầu dẫn vượt sông lớn, cầu vượt kênh rạch vừa và nhỏ (sông rộng không quá 200m). Riêng phương án dầm bản rỗng trên cọc có thể dùng cho vùng cát đắp thấp, cọc không quá sâu, vùng ruộng - rừng.

- Để áp dụng hiệu quả nhất phương án này tại Việt Nam, theo ông cần lưu ý gì?

- Để áp dụng phương án này một cách hiệu quả, cần chủ trương đầu tư của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải cho phép áp dụng, thậm chí có thể áp dụng cả đối với các dự án đã phê duyệt và đang thi công. Từ đó, yêu cầu các đơn vị tư vấn, thẩm tra, thẩm định về kinh phí xây dựng, lập các thiết kế, lập dự toán tổng mức đầu tư so sánh với phương án cát đắp cao để có cơ sở khoa học đánh giá về hiệu quả của giải pháp này.

Đây là giải pháp bền vững trong xây dựng và bền vững cho môi trường, phù hợp với thực tế thi công. Tuy nhiên, để quyết định chính xác và hợp lý phương án hoặc tổ hợp các phương án hợp lý cho mỗi dự án cần phải khảo sát, tính toán cụ thể, rõ ràng. Ví dụ như đối với hệ thống cao tốc đồng bằng sông Cửu Long, khi áp dụng phương án xây dựng cầu cạn kết cấu bê tông sẽ tiết kiệm được lượng cát san nền và chúng ta có thể dành cát san nền cho các tuyến có chiều cao đắp thấp dưới 2,5m, tầng đất yếu, không dày. Đây cũng được coi là phương án tối ưu bảo đảm chất lượng, bền vững, góp phần phát huy nguồn nội lực và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

- Xin cảm ơn ông!

Công nghệ

8 yêu cầu đối với hạ tầng số Việt Nam
Công nghệ

8 yêu cầu đối với hạ tầng số Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có quyết định ban hành khung phát triển hạ tầng số Việt Nam. Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ rõ các thành phần, yêu cầu phát triển hạ tầng số Việt Nam. Khung phát triển hạ tầng số cũng phản ánh sự tiến hoá, mở rộng từ hạ tầng viễn thông truyền thống đến các hạ tầng mới theo cách tiếp cận riêng của Việt Nam.

Cân nhắc lựa chọn công nghệ xử lý rác thải rắn
Khoa học - Công nghệ

Cân nhắc lựa chọn công nghệ xử lý rác thải rắn

Xử lý rác thải rắn đòi hỏi phải đầu tư công nghệ song cần cân nhắc lựa chọn phù hợp, không thể bê nguyên công nghệ đắt tiền của nước phát triển về áp dụng ngay tại Việt Nam. Đây là đề xuất tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Blockchain - “chìa khóa” chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ tương lai
Công nghệ

Blockchain - “chìa khóa” chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ tương lai

Trong làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0, Blockchain được xem là "chìa khóa" cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ tương lai. Kể từ khi công nghệ Blockchain ra đời, đã tạo ra một “cơn sóng” về công nghệ lên tất cả các ngành, nghề từ truyền thống lâu đời đến các ứng dụng công nghệ mới nhất… Hiện, rất nhiều quốc gia đã, đang nghiên cứu hoặc có mục tiêu chiến lược lấy công nghệ này làm nền tảng phát triển quốc gia và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng.

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bão lũ trên VCB Digibank
Doanh nghiệp

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bão lũ trên VCB Digibank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank, giúp người dân khắp mọi miền Tổ quốc có thể nhanh chóng lựa chọn tổ chức/đơn vị/quỹ tại các cấp Trung ương và địa phương để chuyển tiền ủng hộ đồng bào.

Viettel tặng điện thoại 4G miễn phí cho khách hàng
Công nghệ

Viettel tặng điện thoại 4G miễn phí cho khách hàng

Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết, từ ngày 1.9.2024 sẽ hỗ trợ chuyển đổi lên 4G miễn phí cho khách hàng sử dụng máy 2G. Theo đó, Viettel Telecom sẽ dành tặng máy điện thoại phím bấm 4G (Feature Phone) cho khách hàng không có điều kiện nâng cấp máy điện thoại 2G lên 4G.

Dừng cung cấp mạng di động GSM (2G) từ 16.9
Công nghệ

Dừng cung cấp mạng di động GSM (2G) từ 16.9

Đây là một trong những nội dung được quy định trong Thông tư 04/2024/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy hoạch băng tần 880-915 MHz và 925-960 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT của Việt Nam.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa tương xứng với lợi thế
Công nghệ

Phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa tương xứng với lợi thế

Nhận định về công nghiệp hỗ trợ, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, ở vị trí trung tâm châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có nhiều lợi thế trong quá trình tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Mặc dù vậy, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa tương xứng với lợi thế. 

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng
Công nghệ

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng

Sáng ngày 23.8, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị công bố triển khai Quyết định số 1495-QĐNS/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc điều động, chỉ định đồng chí Trần Hồng Thái, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phan Thăng An dự và trao Quyết định.