Xẩm Hà Nội xưa và nay

Theo chân những nhà tiểu thương về đất kinh kỳ, xẩm đã nhanh chóng thích nghi và dần trở thành một loại hình văn hóa dân gian đặc sắc ở Hà Nội...

Trên lưu vực châu thổ sông Hồng - cái nôi văn hóa của người Việt cổ - tồn tại khá nhiều loại hình diễn xướng dân gian như hát trống quân, cò lả, hát ví, hát xoan ghẹo..., nhưng phổ biến và có sức lan truyền mạnh mẽ nhất có lẽ vẫn là hát xẩm, với môi trường diễn xướng rộng rãi và đối tượng khán giả đa dạng.

04-Xam-28610-300A1.jpg

Thông thường, một nhóm xẩm chính là một gia đình xẩm, có bố, mẹ và các con. Trong đó, bố hoặc mẹ, hoặc cả bố và mẹ bị khiếm thị, các con sáng mắt đi theo, vừa để đỡ đần bố mẹ, vừa học nghề. Tuy hoàn cảnh khốn khó nhưng những nghệ nhân hát xẩm luôn có lòng tự trọng cao. Họ không than thân trách phận mà trái lại luôn lạc quan. Họ tôn trọng nghề nghiệp của mình và coi đó là một công việc cao quý: Cái nghiệp cầm ca có ích cho đời/ Tay đàn miệng hát giúp đời mua vui… (Trích bài xẩm Đáng mặt anh hào - thơ Tản Đà).

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là thời gian thịnh đạt nhất của hát xẩm. Không còn đơn thuần là loại hình giải trí lúc nông nhàn, xẩm đã phát triển thành một nghề kiếm sống của người nghèo nơi thành thị và được truyền dạy từ thế hệ này qua thế hệ khác. Là sản phẩm nghệ thuật của người dân lao động, tính chất âm nhạc cũng như lời ca mộc mạc, chân thành, nhưng xẩm vẫn chứa đựng những nội dung, tư tưởng sâu sắc. Lời ca trong hát xẩm không chỉ phong phú về mặt thể loại: từ ca dao, tục ngữ, truyện thơ dân gian, đến những bài thơ của các tác giả nổi tiếng như Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Nguyễn Bính, Phan Bội Châu… mà còn đa dạng về mặt nội dung. Ca từ của xẩm thường hàm chứa những triết lý, lời răn dạy đạo lý. Thời phong kiến, xẩm đã cất lên tiếng nói bênh vực người lao động, chống lại chế độ phong kiến hà khắc ức hiếp dân lành. Còn những năm tháng sau chiến tranh, các làn điệu xẩm được các nhạc sỹ, cán bộ văn hóa sử dụng như một công cụ để tuyên truyền chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

04-Xam-28610-300A2.jpg

Theo chân những nhà tiểu thương về đất kinh kỳ, xẩm đã nhanh chóng thích nghi, và dần trở thành một loại hình văn hóa dân gian đặc sắc ở Hà Nội. Để phục vụ được những đối tượng khán giả luôn tất bật, xẩm Hà Nội đã thay đổi về cấu trúc cũng như tiết tấu: nhanh và gọn hơn. Biên chế dàn nhạc xẩm Hà Nội cũng được gia tăng và mở rộng, rôm rả hơn để sánh cùng âm thanh náo nhiệt của đường phố. Xẩm Hà Nội thể hiện sự đặc biệt ở lời ca. Người Hà Nội am hiểu và có trình độ trong việc thưởng thức văn học. Họ yêu thích thơ ca, vì thế các gánh hát xẩm đã khéo léo lồng vào điệu hát xẩm những bài thơ của các thi sỹ trứ danh. Những Anh khóa, Cô hàng nước (của Á nam Trần Tuấn Khải), Giăng sáng vườn chè, Em đi tỉnh về (Nguyễn Bính) được đông đảo quần chúng ưa thích, đặc biệt là các chị, các cô.

04-Xam-28610-300A3.jpg

Còn vẹn nguyên ký ức về những chuyến tàu điện chạy trên đường phố Hà Nội, cùng với tiếng leng keng là tiếng hát, tiếng đàn da diết như trút lòng của vợ chồng nhà xẩm. “Xẩm tàu điện” xuất hiện và đã khẳng định chỗ đứng như mội loại hình âm nhạc dân gian độc đáo của Hà Nội. Xẩm tàu điện đã tái hiện những địa danh, những làng nghề, nếp sinh hoạt và cả những gì đặc thù nhất trong đời sống xã hội của đất kinh kỳ ngàn năm tuổi, như: Hà Nội như động tiên sa/ Sáu giờ tắt hết đèn xa đèn gần/ Vui nhất có chợ Đồng Xuân/ Mùa nào thức ấy xa gần xem mua...

Sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt, tiếp đó là những khó khăn thời bao cấp đã khiến xẩm Hà Nội nói riêng và hát xẩm nói chung có lúc tưởng mai một, thậm chí đứng trước bờ vực của sự lãng quên và thất truyền. Cho đến gần đây, khi xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ thì nhu cầu lưu giữ những giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc được đặt ra như một yêu cầu bức thiết. Nhận thức được vấn đề đó, với phương tiện, điều kiện hiện đại, cùng đội ngũ những người làm nghề tâm huyết, có chuyên môn, công việc sưu tầm, bảo tồn và làm sống lại những giá trị văn hóa nghệ thuật xưa đạt được một số thành tựu. Từ năm 2005, sau nhiều năm gián đoạn, công chúng Thủ đô lại được nghe lại những giai điệu xẩm xưa cũ tại chính môi trường diễn xướng của nó: tuyến phố Hàng Ngang – Hàng Đào và cổng chợ Đồng Xuân. Nhóm các nhà nghiên cứu trong đó đi đầu là Gs Phạm Minh Khang, nhạc sỹ Thao Giang cùng các nghệ sỹ của Trung tâm Phát triển âm nhạc Việt Nam đã dày công tìm kiếm, sưu tầm, nghiên cứu tư liệu, tham khảo các nghệ nhân, với mong muốn làm sống lại loại hình nghệ thuật này. Cùng với những biến chuyển của xã hội, không còn là một nhóm người nhỏ lẻ đứng hát nơi góc phố, xẩm ngày nay được trình diễn trên sân khấu trang trọng, với đội ngũ nghệ sỹ trình diễn được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. 

04-Xam-28610-300A4.jpg

Những loại hình văn hóa dân gian như hát xẩm không đơn thuần mang ý nghĩa về mặt văn hóa, mà lớn lao hơn, đó chính là sự thể hiện rõ nét của đời sống, là biểu hiện của tư tưởng, của tâm hồn cha ông ta. Đó chính là một phần của nguồn cội. Trong thời đại ngày nay, khi cuộc sống diễn ra quá nhanh cùng xu hướng toàn cầu hóa, việc có một nguồn cội vững chắc chính là điểm tựa để chúng ta nuôi dưỡng và hiện thực hóa khát khao vươn tới những tầm cao mới.

Văn hóa

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.

Để lá cờ Tổ quốc không ngừng bay ở vĩ tuyến 17
Văn hóa

Để cờ Tổ quốc tung bay ở vĩ tuyến 17

Trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh chống Mỹ, hình ảnh lá cờ Tổ quốc ở vĩ tuyến 17 là niềm tin, hy vọng của Nhân dân về một ngày đất nước thống nhất. Và để bảo vệ lá cờ không ngừng bay giữa mưa bom, bão đạn, nhiều chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình.

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.