Lấy ý kiến dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND (sửa đổi)
Đại Biểu Nhân Dân Video

Lấy ý kiến dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND (sửa đổi)

Ngày 20.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy ban Công tác đại biểu tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND (sửa đổi), với sự tham dự của đại diện Thường trực HĐND, UBND các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

ĐBQH Văn Thị Bạch Tuyết (TP. Hồ Chí Minh): Cần đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ cơ sở y tế công lập
Đại biểu với cử tri

ĐBQH Văn Thị Bạch Tuyết (TP. Hồ Chí Minh): Cần đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ cơ sở y tế công lập

Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết cho rằng, việc đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ của các cơ sở khám, chữa bệnh, các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực y tế công lập sẽ giúp tăng cường đầu tư trang thiết bị y tế và nhân lực cho cơ sở y tế cấp cơ sở và y tế dự phòng, góp phần tăng cường năng lực khám, chữa bệnh và năng lực làm công tác dự phòng của các cơ sở này. Đại biểu đề nghị trong thời gian tới, cần quan tâm đến việc đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ cơ sở y tế công lập.

ĐBQH Phạm Thị Kiều (Đắk Nông): Cần chỉ ra cụ thể những bất cập trong chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế
Đại biểu với cử tri

ĐBQH Phạm Thị Kiều (Đắk Nông): Cần chỉ ra cụ thể những bất cập trong chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế

Quan tâm đến việc đảm bảo tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ với nhân viên y tế nói chung, nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng, đại biểu đề nghị trong dự thảo Nghị quyết giám sát cần ghi nhận những nỗ lực, kết quả đã làm được và chỉ ra cụ thể những bất cập trong chế độ đãi ngộ với nhân viên y tế...

Trần Văn Tuấn (Bắc Giang): Cần quan tâm đầu tư cho hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng
Đại biểu với cử tri

Trần Văn Tuấn (Bắc Giang): Cần quan tâm đầu tư cho hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng

Cơ bản nhất trí với báo cáo của Đoàn giám sát, đại biểu Trần Văn Tuấn nêu rõ, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng chống dịch Covid-19 thời gian qua còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém của y tế cơ sở, ý tế dự phòng. Nguyên nhân chính là do y tế dự phòng, y tế cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, đầu tư chưa tương xứng, cơ sở vật chất của nhiều đơn vị, nhất là các trạm y tế xã còn thiếu thốn, cơ chế tài chính còn nhiều vướng mắc, chậm được khắc phục, chất lượng đội ngũ nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng ở địa phuơng còn nhiều hạn chế, chế độ đãi ngộ, tiền lương còn thấp, chưa phù hợp. Đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm hơn việc củng cố, hoàn thiện đầu tư tương xứng cho hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng. 

ĐBQH Nguyễn Văn Huy (Thái Bình): Còn nhiều bất cập, vướng mắc, khó khăn trong hoạt động y tế cơ sở
Đại biểu với cử tri

ĐBQH Nguyễn Văn Huy (Thái Bình): Còn nhiều bất cập, vướng mắc, khó khăn trong hoạt động y tế cơ sở

Đại biểu Nguyễn Văn Huy cho biết, đến năm 2022, cả nước có trên 80% trạm y tế xã thực hiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; 100% đơn vị cấp huyện có trung tâm y tế và 99,6% xã, phường, thị trấn có trạm y tế. Y tế cơ sở, y tế dự phòng ngày càng có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân và góp phần quan trọng vào thành công của công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, qua Báo cáo của Đoàn Giám sát cũng cho thấy còn nhiều bất cập, vướng mắc, khó khăn trong hoạt động y tế cơ sở.

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định): Nên xem xét, sớm công bố hết Covid-19
Đại biểu với cử tri

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định): Nên xem xét, sớm công bố hết Covid-19

Góp ý hoàn thiện báo cáo về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đề xuất, nên xem xét công bố hết Covid-19. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Bộ Y tế chuẩn bị hồ sơ chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch tại Việt Nam. Đến nay, từ kinh nghiệm thực tiễn trải qua các đợt chống dịch, Việt Nam có thể yên tâm công bố hết Covid-19 bởi đã hội tụ đủ các yếu tố cần thiết.

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa): Cần tăng cường giám sát trách nhiệm người đứng đầu trong giải quyết kiến nghị của cử tri
Đại biểu với cử tri

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa): Cần tăng cường giám sát trách nhiệm người đứng đầu trong giải quyết kiến nghị của cử tri

Thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV, đại biểu Mai Văn Hải đánh giá cao việc Quốc hội đưa nội dung này ra thảo luận trước Quốc hội, thể hiện tinh thần trách nhiệm của Quốc hội đối với việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Đại biểu đề nghị, cần tăng cường giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri, việc này phải làm thường xuyên và phải được giám sát mở rộng. Đặc biệt, cần phải giám sát trách nhiệm người đứng đầu trong việc giải quyết các kiến nghị của cử tri; giám sát việc phối kết hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong vấn đề giải quyết các kiến nghị của cử tri. 

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An): Quy định cụ thể hơn về phương thức giải quyết tranh chấp
Đại biểu với cử tri

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An): Quy định cụ thể hơn về phương thức giải quyết tranh chấp

Cho ý kiến về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh cho biết, phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh được quy định tại Điều 54 của dự thảo luật. Tuy nhiên, khoản 1, Điều 54 dự thảo luật cũng chưa khắc phục được bất cập, vì vậy đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu sửa đổi Khoản 1, Điều 54 cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng hơn. 

ĐBQH Trần Thị Thu Phước (Kon Tum): Quy định rõ ràng trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá
Đại biểu với cử tri

ĐBQH Trần Thị Thu Phước (Kon Tum): Quy định rõ ràng trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá

Thảo luận về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Thu Phước cho rằng, dự thảo luật cần quy định cụ thể tiêu chí đánh giá xem hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh có lừa dối người tiêu dùng hay không, dựa trên khả năng nhận thức, nhận dạng của người tiêu dùng thông thường. 

ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình): Không mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nước
Đại biểu với cử tri

ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình): Không mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nước

Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), đại biểu Phan Đức Hiếu đề nghị, không mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nước. Theo Đại biểu, nếu mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nước thì đồng nghĩa với việc mở rộng thêm 4 nhóm đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu, đây là phạm vi rất rộng.

ĐBQH Lê Thị Song An (Long An): Cần làm rõ một số hành vi bị cấm trong Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi)
Đại biểu với cử tri

ĐBQH Lê Thị Song An (Long An): Cần làm rõ một số hành vi bị cấm trong Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi)

Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), đại biểu Lê Thị Song An đề nghị, cần làm rõ hơn các hành vi bị cấm như “thông thầu, dàn xếp, thỏa thuận”, “cố ý không cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu”. 

Những vấn đề được chọn để chất vấn đều là vấn đề nóng đang đặt ra hiện nay
Đại biểu với cử tri

Những vấn đề được chọn để chất vấn đều là vấn đề nóng đang đặt ra hiện nay

Đánh giá cao sự chuẩn bị cho Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của hai Bộ trưởng với những vấn đề nóng đang đặt ra hiện nay, đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) mong muốn, trong thời gian tới các vấn đề được nêu ra, các Bộ trưởng tiếp tục có các giải pháp căn cơ, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cuộc sống bình yên cho người dân.   

Cụ thể, không né tránh, đi thẳng vào vấn đề nóng đang nổi lên trong xã hội
Đại biểu với cử tri

Cụ thể, không né tránh, đi thẳng vào vấn đề nóng đang nổi lên trong xã hội

Chia sẻ bên hành lang Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đại biểu Hoàng Anh Công cho rằng, các Bộ trưởng đã trả lời cụ thể, không né tránh, đi thẳng vào vấn đề nóng đang nổi lên trong xã hội.

ĐBQH Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre): Quy định nội dung quản lý nhà nước tương thích với phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật
Đại biểu với cử tri

ĐBQH Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre): Quy định nội dung quản lý nhà nước tương thích với phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật

Đối với vấn đề quản lý nhà nước về dầu khí, đại biểu cho rằng đây là nội dung quan trọng cần được quy định chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng để có cơ sở xác định trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương. Đại biểu đề nghị thiết kế lại nội dung này theo hướng quy định nội dung quản lý nhà nước tương thích với phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật, trong đó đổi tên Chương mười là Quản lý nhà nước về điều tra cơ bản với dầu khí, hoạt động dầu khí.

ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên): Bảo đảm tính khả thi, rõ ràng và thống nhất
Đại biểu với cử tri

ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên): Bảo đảm tính khả thi, rõ ràng và thống nhất

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Lâm Thành, đề nghị cần xem xét, quy định rõ trong dự thảo Luật nguyên tắc áp dụng Luật dầu khí theo hướng hạn chế tối đa việc dẫn chiếu các quy định pháp luật tại luật khác để bảo đảm tính khả thi, rõ ràng và thống nhất trong quá trình thực hiện.

ĐBQH Nguyễn Văn An (Thái Bình): Quy định thiếu cụ thể sẽ khó thực hiện
Đại biểu với cử tri

ĐBQH Nguyễn Văn An (Thái Bình): Quy định thiếu cụ thể sẽ khó thực hiện

Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn An cho biết, đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong các hoạt động dầu khí, quy định tại dự thảo Luật còn chưa thật cụ thể, dẫn đến khó để đảm bảo triển khai trong thực tiễn, chưa gắn được trách nhiệm nếu xảy ra sự cố về môi trường.

ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa): Làm rõ quy định về hợp tác đầu tư hoạt động dầu khí Việt Nam tại nước ngoài
Đại biểu với cử tri

ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa): Làm rõ quy định về hợp tác đầu tư hoạt động dầu khí Việt Nam tại nước ngoài

Cho rằng, hoạt động dầu khí của Tập đoàn dầu khí Việt Nam không chỉ bó hẹp trong lãnh thổ Việt Nam mà còn có nhiều dự án hợp tác về dầu khí các quốc gia khác trên thế giới. Do đó, theo đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh, trong dự thảo Luật cần mở rộng phạm vi điều chỉnh và bổ sung một chương riêng để làm rõ quy định về hợp tác đầu tư hoạt động dầu khí Việt Nam tại nước ngoài.

EMagazine

Video

Ảnh

Infographic