Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 9

Ngày 8.5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Ủy ban Xã hội đã họp phiên toàn thể lần thứ 9 thẩm tra các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Năm tới. 

Cùng dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 9 -3
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, tại Phiên họp này, Ủy ban Xã hội sẽ thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2022; tham gia thẩm tra Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022 và kết quả thực hiện những tháng đầu năm 2023; cho ý kiến về kết quả giám sát chuyên đề của Quốc hội “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid -19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.

Ủy ban cũng cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 và dự kiến đến hết năm 2023; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế. 

Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 9 -0
Quang cảnh phiên họp

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đề nghị các đại biểu cho ý kiến bằng văn bản đối với các dự thảo báo cáo tham gia thẩm tra đối với các đề xuất xây dựng dự án Luật dự kiến đưa vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024 thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách, tham gia thẩm tra đối với một số dự án Luật trình tại Kỳ họp thứ Năm như dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Tại phiên họp, báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2022, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cho biết, có 9/20 chỉ tiêu đã đạt so với mục tiêu của Chiến lược đến năm 2025 và tiếp tục duy trì, thực hiện tốt hơn. Có 7/20 chỉ tiêu có kết quả tiến bộ hơn so với năm 2021 và phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025. Tỉ lệ các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ đạt 60% vào năm 2025 và 75% vào năm 2030. Tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương trên tổng số lao động nữ có việc làm đạt 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030.

Tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm là 28,45%, giảm 0,18% so với năm 2021 là 28,63%, (chỉ tiêu đề ra dưới 30% vào năm 2025). Chỉ tiêu tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt 28,2% (từ năm 2021), đạt mục tiêu của Chiến lược đến năm 2025 là ít nhất 27%.

Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 9 -1
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà phát biểu

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng cho biết, tỷ lệ người bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện và được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản là 97,07%, vượt chỉ tiêu đề ra là 80% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030. Duy trì và đạt 100% tỷ lệ số nạn nhân bị mua bán trở về được phát hiện có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.

Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội Nguyễn Thanh Cầm, năm 2022, mặc dù vừa trải qua diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch Covid-19 và phải thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế nhưng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030.

Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 9 -2
Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội Nguyễn Thanh Cầm phát biểu

So với năm 2021, kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đã có những tiến triển. Chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2022 tăng 4 bậc so với năm 2021 (từ vị trí thứ 87/146 quốc gia lên vị trí thứ 83/146 quốc gia), trong đó các chỉ số về trao quyền cho phụ nữ, lĩnh vực sức khỏe và giáo dục có những bước tiến bộ rõ rệt. Khoảng cách giới trong các lĩnh vực nhìn chung tiếp tục được rút ngắn và được quốc tế ghi nhận.

Tuy nhiên, đại biểu đặc biệt lưu ý những tác động của dịch bệnh Covid - 19 tới phụ nữ và các đối tượng yếu thế trong xã hội, nhất là những tác động về thể chất, tinh thần, làm gia tăng khoảng cách bình đẳng giới, ảnh hưởng đến việc thực hiện Chiến lược. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới còn mỏng; công chức chuyên trách công tác bình đẳng giới cơ bản là phụ nữ (chiếm 71,6%) và thường xuyên luân chuyển, biến động hàng năm; kỹ năng, kiến thức về bình đẳng giới còn hạn chế.

Tại Phiên họp, các đại biểu cũng phản ánh tình trạng nhận thức và sự quan tâm của một số cán bộ lãnh đạo về bình đẳng giới còn hạn chế; định kiến giới, bạo lực, xâm hại, mua bán phụ nữ và trẻ em gái vẫn diễn biến phức tạp, tăng về số lượng... tiếp tục là những thách thức, khó khăn trong công tác bình đẳng giới thời gian tới. Việc thu thập các chỉ tiêu thống kê phát triển giới vẫn còn hạn chế nên chưa đánh giá được mức độ thực hiện Chiến lược đến năm 2025, chưa thực hiện được nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược là xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê về giới của quốc gia.

Các đại biểu cũng đề nghị sớm có giải pháp thiết thực bảo đảm tỷ lệ cán bộ nữ trong cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương, cán bộ làm công tác bình đẳng giới chuyên trách. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới; hằng năm có kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện tại một số bộ, ngành, địa phương, tập trung vào các bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện tốt chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Quan tâm bố trí kinh phí cho hoạt động bình đẳng giới và các nội dung về bình đẳng giới trong các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Chính trị

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Thời sự Quốc hội

Tạo thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh

Sáng 30.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Cân nhắc giảm thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu xuống còn 2 năm
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc giảm thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu xuống còn 2 năm

Việc quy định thời hạn hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu chào bán riêng lẻ, trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ tối thiểu 3 năm là dài đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, điều này có thể ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường. Do vậy, cần xem xét rút ngắn xuống còn 2 năm.

Trao quyết định cho Tân Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang
Sự kiện nổi bật

Bà Hà Thị Nga giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang

​​​​​Chiều 29.10, tại Hội trường Tỉnh ủy Tuyên Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã thay mặt Bộ Chính trị chủ trì Hội nghị công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương

Chiều 29.10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác tuyên giáo từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và các phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đặc biệt là từ nay đến Đại hội XIV của Đảng.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nguồn Nhân lực UAE Abdulrahman Abdulmannan Al-Awar
Sự kiện nổi bật

Việt Nam - UAE đẩy mạnh hợp tác về nguồn nhân lực

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Nguồn Nhân lực UAE Abdulrahman Abdulmannan Al-Awar đã có buổi làm việc song phương nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai Bộ.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình, bước đi phù hợp với quản lý thuế trên sàn thương mại điện tử

Chiều 29.10, thảo luận về dự án Luật tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc quy định các sàn thương mại điện tử kê khai thuế thay các cá nhân trên sàn này khiến các sàn thương mại điện tử tốn nhiều thời gian, chi phí và nhân công thực hiện. Do đó, cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để đưa ra giải pháp và lộ trình bước đi phù hợp khi quản lý thuế trên sàn thương mại điện tử.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Phân cấp, phân quyền gắn liền với trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra, giám sát

Chiều 29.10, thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, sửa đổi Luật phải theo hướng phân cấp, phân quyền gắn liền với trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra và giám sát.

Thảo luận tổ 15 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tăng phân cấp, phân quyền cần gắn với trách nhiệm và năng lực thực hiện

Thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) chiều 29.10, nhiều ĐBQH nêu rõ, việc tăng cường phân cấp, phân quyền cần gắn với trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cũng như năng lực quyết định nguồn lực thực hiện của các cấp trong chủ trương đầu tư.

Làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”

Đóng góp ý kiến với dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại phiên thảo luận Tổ chiều 29.10, ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) đề nghị làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao 1 UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”. Bởi, nội dung này có thể hiểu rằng HĐND tỉnh A thông qua chủ trương giao UBND tỉnh B là cơ quan chủ quản thực hiện dự án. Như vậy là chưa phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. 

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể về chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần quy định cụ thể về chi ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn chi đầu tư công, chi thường xuyên) cho hoạt động đầu tư công, vì sử dụng nguồn chi thường xuyên cho nhiệm vụ này có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ khác từ nguồn chi này của cơ quan, đơn vị.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tập trung sửa đổi những vấn đề thực sự vướng mắc, cấp thiết

Cho ý kiến về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) chiều nay, 29.10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, việc sửa đổi cần gắn với đổi mới công tác giám sát của cơ quan dân cử ở Trung ương và địa phương, giám sát ngay từ khi quyết định chủ trương đầu tư; bảo đảm thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí.