Ủy ban Đối ngoại họp phiên toàn thể lần thứ 9

Sáng 5.8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Đối ngoại đã tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ 9, thẩm tra Tờ trình của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà chủ trì phiên họp.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà phát biểu
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà phát biểu

Tham dự có: Thường trực và các Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại; Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, đại diện các cơ quan: Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam...

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà nhấn mạnh, kể từ khi thực hiện Hiến pháp 2013, Ủy ban Đối ngoại đã tiến hành thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về việc phê chuẩn bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét; từng bước đưa công tác này đi vào nề nếp, nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm tra đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn phát biểu
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn phát biểu

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại cũng nêu rõ, thời gian qua, Ủy ban Đối ngoại đã có nhiều đổi mới công tác thẩm tra đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài, góp phần xây dựng nền ngoại giao Việt Nam chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại.

Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe Tờ trình của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài; nghe các nhân sự được tiến cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam ở nước ngoài trình bày Kế hoạch công tác nhiệm kỳ.

Các đại biểu cũng thảo luận, cho ý kiến về hồ sơ trình phê chuẩn bổ nhiệm Đại sứ, tiêu chuẩn bổ nhiệm Đại sứ, định hướng công tác và chương trình hành động của các nhân sự tiến cử Đại sứ.

Toàn cảnh phiên họp
Toàn cảnh phiên họp

Kết thúc phiên họp, Ủy ban Đối ngoại đã nhất trí trình UBTVQH xem xét đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài tại phiên họp tháng 8.

Chính trị

Cân nhắc giảm thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu xuống còn 2 năm
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc giảm thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu xuống còn 2 năm

Việc quy định thời hạn hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu chào bán riêng lẻ, trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ tối thiểu 3 năm là dài đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, điều này có thể ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường. Do vậy, cần xem xét rút ngắn xuống còn 2 năm.

Trao quyết định cho Tân Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang
Sự kiện nổi bật

Bà Hà Thị Nga giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang

​​​​​Chiều 29.10, tại Hội trường Tỉnh ủy Tuyên Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã thay mặt Bộ Chính trị chủ trì Hội nghị công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương

Chiều 29.10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác tuyên giáo từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và các phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đặc biệt là từ nay đến Đại hội XIV của Đảng.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nguồn Nhân lực UAE Abdulrahman Abdulmannan Al-Awar
Sự kiện nổi bật

Việt Nam - UAE đẩy mạnh hợp tác về nguồn nhân lực

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Nguồn Nhân lực UAE Abdulrahman Abdulmannan Al-Awar đã có buổi làm việc song phương nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai Bộ.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình, bước đi phù hợp với quản lý thuế trên sàn thương mại điện tử

Chiều 29.10, thảo luận về dự án Luật tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc quy định các sàn thương mại điện tử kê khai thuế thay các cá nhân trên sàn này khiến các sàn thương mại điện tử tốn nhiều thời gian, chi phí và nhân công thực hiện. Do đó, cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để đưa ra giải pháp và lộ trình bước đi phù hợp khi quản lý thuế trên sàn thương mại điện tử.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Phân cấp, phân quyền gắn liền với trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra, giám sát

Chiều 29.10, thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, sửa đổi Luật phải theo hướng phân cấp, phân quyền gắn liền với trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra và giám sát.

Thảo luận tổ 15 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tăng phân cấp, phân quyền cần gắn với trách nhiệm và năng lực thực hiện

Thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) chiều 29.10, nhiều ĐBQH nêu rõ, việc tăng cường phân cấp, phân quyền cần gắn với trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cũng như năng lực quyết định nguồn lực thực hiện của các cấp trong chủ trương đầu tư.

Làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”

Đóng góp ý kiến với dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại phiên thảo luận Tổ chiều 29.10, ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) đề nghị làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao 1 UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”. Bởi, nội dung này có thể hiểu rằng HĐND tỉnh A thông qua chủ trương giao UBND tỉnh B là cơ quan chủ quản thực hiện dự án. Như vậy là chưa phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. 

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể về chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần quy định cụ thể về chi ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn chi đầu tư công, chi thường xuyên) cho hoạt động đầu tư công, vì sử dụng nguồn chi thường xuyên cho nhiệm vụ này có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ khác từ nguồn chi này của cơ quan, đơn vị.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tập trung sửa đổi những vấn đề thực sự vướng mắc, cấp thiết

Cho ý kiến về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) chiều nay, 29.10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, việc sửa đổi cần gắn với đổi mới công tác giám sát của cơ quan dân cử ở Trung ương và địa phương, giám sát ngay từ khi quyết định chủ trương đầu tư; bảo đảm thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Bổ sung báo cáo đánh giá tác động, làm rõ chính sách nào đặc thù, vượt trội

Tham gia thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang, Nghệ An và Quảng Ngãi), các đại biểu cho rằng, dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) mới được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Với thời gian gấp, phạm vi sửa đổi lớn, Chính phủ mới chỉ lấy ý kiến các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, chưa lấy ý kiến HĐND là đối tượng chịu tác động lớn của dự án Luật, thì việc trình Quốc hội thông qua theo quy trình tại một kỳ họp là rất gấp.