Loài trà này được đặt tên là Trà hoa vàng Văn Lang (Camellia vanlangensis V.D. Luong & V.T. Pham). Tên “Văn Lang” không chỉ có ý nghĩa là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam mà còn là tên của trường Đại học Văn Lang, nơi làm việc của TS. Phạm Văn Thế, tác giả đầu mối của bài báo khoa học công bố cho thế giới biết tên loài trà mới này của Việt Nam.
Trà hoa vàng Văn Lang được tìm thấy trong rừng lá rộng thường xanh nguyên sinh xen lẫn với tre nứa ở độ cao khoảng 800 m ở huyện Lang Chánh và Như Xuân của tỉnh Thanh Hóa. Chúng thường mọc dọc theo thung lũng suối hoặc nơi râm mát trên sườn núi có nhiều đá lộ thiên.
Những cây trà hoa vàng này cao tới 8 m và mang những bông hoa lớn màu vàng
Đặc điểm khá nổi bật là những cánh hoa to, màu vàng dài đến 4 cm. Những lá đài của loài hoa này khá dài, phần đầu cuộn lại nhọn và cứng. Quả của chúng có đường kính đến 5 cm, mang 5 hạt.
Chi tiết về lá, hoa, quả của loài trà Văn Lang như sau:
A. Cành có nụ hoa; B. Chồi sinh dưỡng; C. Bề mặt lá trục (trái) và trục (phải); D. Cuống lá; E. Gốc lá; F. Một phần mặt lá phía dưới có lông tơ thưa thớt; G. mép phiến lá; H. Nụ hoa (nhìn từ trên xuống); I. Nụ hoa (nhìn nghiêng); J. Cành hoa; K. Hoa (nhìn từ trên xuống); L. Hoa (nhìn nghiêng); M. Môi trường sống. Thanh tỷ lệ: A, C = 5 cm; B, D, G = 0,5 cm; E, H, I, K, L = 1 cm; F = 1 mmxem); M. Môi trường sống. Thanh tỷ lệ: A, C = 5 cm; B, D, G = 0,5 cm; E, H, I, K, L = 1 cm; F = 1 mm.
TS. Phạm Văn Thế cho biết, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra loài này từ năm 2021. Phải mất một thời gian dài phân tích các đặc điểm, tham khảo nhiều tài liệu, cũng như thu thập thêm mẫu vật quả, nhóm mới quyết định công bố loài trà mới cho khoa học.
Theo TS. Phạm Văn Thế, hiện tại, trà hoa vàng Văn Lang được tìm thấy ở hai quần thể của tỉnh Thanh Hóa. Một trong số đó là huyện Lang Chánh, nơi thu thập mẫu vật chuẩn. Khu vực khác được người dân địa phương ghi lại bằng video làm bằng chứng thuộc huyện Như Xuân.
Môi trường sống của chúng hiện không nằm trong khu vực được bảo vệ và bị chia cắt nghiêm trọng do hoạt động nông nghiệp, khai thác gỗ lậu và thu hái lâm sản ngoài gỗ. Đặc biệt, chúng đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những người sưu tầm trà. Dựa trên các tiêu chí đánh giá tình trạng bảo tồn của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature –IUCN) năm 2019, loài trà hoa vàng này được xếp vào thứ hạng Cực kỳ nguy cấp (Endangered -CR), hạng mục B1ab(i-iv) + B2ab(i-iv).
Công bố này đã đưa tổng số các loài trà ở Việt Nam lên đến gần 100, trong đó có đến gần 80 loài đặc hữu. Chúng là những nguồn gen vô cùng quý, hiếm, có tiềm năng dược liệu rất cao. Vì vậy, việc bảo vệ chúng cũng như việc nhân giống, phát triển các loài trà ở Việt Nam là cực kỳ quan trọng.