TP. Đà Nẵng: Cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại theo mô hình đô thị thông minh

Những năm qua, TP Đà Nẵng được đánh giá cao về tốc độ tăng trưởng trên mọi mặt, năm nay đứng Top 3 cả nước về tăng tổng sản phẩm xã hội. Bên cạnh đó, các vấn đề về tăng trưởng kinh tế, công tác quy hoạch chậm triển khai, dự án treo, thiếu vật tư y tế … Đây là những nhận định được nêu ra trong Kỳ họp thứ 10 của HĐND TP. Đà Nẵng. 

Nhiều công trình trọng điểm động lực về giao thông chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ

Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, Trưởng Ban Đô thị HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Thành Tiến cho biết, qua hoạt động giám sát và tiếp nhận kiến nghị của cử tri, Ban Đô thị nhận thấy công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đô thị năm 2022 còn một số hạn chế.

Cụ thể, công tác triển khai lập quy hoạch phân khu, quy hoạch các khu chức năng chưa kịp thời so với yêu cầu phát triển của thành phố, làm ảnh hưởng cho việc lập dự án và kêu gọi đầu tư; tình trạng quy hoạch chậm triển khai, dự án treo trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều; công tác thanh tra, kiểm tra xử lý chậm đưa đất vào sử dụng còn chậm, kéo dài làm hạn chế quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân trong vùng dự án, gây bức xúc cho cử tri, nhân dân.

Đà Nẵng: Cần tháo gỡ những tồn tại để phát triển kinh tế xanh -0
TP. Đà Nẵng có nhiều đổi thay thu hút các nhà đầu tư góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương.

Qua kiểm tra 210 dự án, khu đất; trong đó, xác định 88 dự án, khu đất thuộc trường hợp phải gia hạn tiến độ sử dụng đất 24 tháng theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND thành phố ban hành các quyết định gia hạn theo quy định; 61 dự án đã đưa đất vào sử dụng; 61 dự án đang tiếp tục kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ xử lý.

Nhiều dự án chậm triển khai (đã quá 3 năm), nhưng công tác tham mưu rà soát, điều chỉnh, hủy bỏ chưa kịp thời, để dự án kéo dài, gây khó khăn và hạn chế quyền, lợi ích của người dân. Nhiều công trình trọng điểm động lực về giao thông chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ; năng lực tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công chưa đáp ứng; Công tác quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản chưa chặt chẽ, tình trạng khiếu kiện tập trung đông người liên quan các dự án bất động sản còn phức tạp...

Cũng trên lĩnh vực kinh tế, đại biểu Nguyễn Thanh Phúc cho rằng: Chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế xanh, kinh tế số và kinh tế tuần hoàn đang là xu thế chung. Vì thế, UBND thành phố cần nghiên cứu, xây dựng các chỉ tiêu, cụ thể hóa vào trong phương hướng, nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới.

Các đại biểu HĐND thành phố Đà Nẵng đề nghị UBND thành phố tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện Đề án theo chỉ đạo của Chính phủ, làm việc với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế để nghiên cứu và tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn của các trung tâm tài chính trên thế giới; đánh giá khả năng thu hút đầu tư khi xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng.

Đồng thời, thành phố cần tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiện đại theo mô hình đô thị thông minh, đột phá là hạ tầng giao thông kết nối trong nước, quốc tế và hạ tầng chuyển đổi số, phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao. Khai thác hiệu quả Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cảng biển Tiên Sa, xây dựng Cảng biển Liên Chiểu và các hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, tạo sự năng động về kinh tế gắn với mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc gia, quốc tế.

Đề cập đến chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết 149 của HĐND thành phố Đà Nẵng có hiệu lực từ ngày 1.8.2018, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND TP Đà Nẵng Phan Thị Tuyết Nhung nêu thực tế, mỗi năm thành phố bố trí 50 tỷ đồng nhưng đến nay chưa một doanh nghiệp nào tiếp cận được nguồn vốn này. Hiện, UBND thành phố trình tại kỳ họp lần này theo hướng sửa đổi Nghị quyết, thời gian hỗ trợ lãi suất là không quá 5 năm, mức hỗ trợ lãi suất không quá 3% mỗi năm. Số tiền hỗ trợ lãi suất không quá 2 tỷ đồng mỗi dự án, dự kiến bố trí 100 tỷ đồng mỗi năm cho việc hỗ trợ lãi suất.

Về vấn đề này, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết, khẳng định, Nghị quyết 149 của HĐND thành phố là Nghị quyết rất riêng của thành phố đã 4 năm triển khai nhưng chưa phát huy hiệu quả. Do đó, cần làm rõ nguyên nhân, vì số tiền ưu đãi quá ít hay thủ tục quá khó, chưa thực sự hấp dẫn, trong khi doanh nghiệp rất khó khăn nhưng vẫn chưa được tiếp cận nguồn vốn này.

"Nghị quyết sửa đổi sắp tới sẽ mở rộng đối tượng cho vay lên đến 38 ngành nghề lĩnh vực, lãi suất ưu đãi cũng cao hơn, nhất là doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thừa hưởng chính sách đặc thù từ Nghị quyết này để có nguồn lực, thực sự có sự hỗ trợ để có sự phục hồi và phát triển trong giai đoạn sắp tới" - Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết nói. 

Đà Nẵng: Cần tháo gỡ những tồn tại để phát triển kinh tế xanh -0
Những vấn đề “nóng” được các đại biểu đề cập, đóng góp nhiều ý kiến tại Kỳ họp thứ 10, khóa X, HĐND TP Đà Nẵng 

Tình trạng thiếu hụt vật tư y tế tại các bệnh viện công lập vẫn diễn ra

Theo thống kê năm 2022, Đà Nẵng tiếp nhận 102 gói thầu mua sắm bổ sung vật tư y tế với trên 4.500 mặt hàng, trị giá gần 900 tỷ đồng, nhưng vẫn ghi nhận tình trạng thiếu vật tư y tế.

Theo Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Trần Thanh Thủy: Bên cạnh gói vật tư y tế tập trung đã được thành phố triển khai với 76% mặt hàng trúng thầu/ 500 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh trong giai đoạn 2021 – 2023. Tình trạng thiếu này tập trung chủ yếu là thiếu vật tư y tế đặc thù ở các bệnh viện như Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Mắt; thiếu ở các vật tư y tế thông thường…

“Dù thực hiện nhiều nỗ lực, nhưng khó khăn trong công tác mua sắm đấu thầu chưa được tháo gỡ triệt để, căn cơ. Phải có những văn bản quy định về mặt pháp luật để tháo gỡ. Nếu chưa có những văn bản này, những khó khăn này còn tiếp tục gặp trong năm 2023”-  Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế nói. 

Đề cập đến chính sách đối với người dân bị thu hồi đất, đại biểu Lê Phú Nguyện cho rằng, Đà Nẵng đã có chính sách nghề và chuyển đổi nghề nhưng không phải tất cả nông dân của thành phố khi đô thị hóa thì trở thành cư dân đô thị ngay. 

“Người dân ủng hộ chủ trương thành phố để giải tỏa đền bù, để phát triển từ nguồn lực đất đai thì chúng ta phải quan tâm lại đối tượng này. Khi không còn đất, không còn vườn thì họ phải làm lao động phổ thông nên rất khó khăn để lo cho con cái, có được nhà ở. Tôi đề nghị bổ sung thêm đối tượng này được hưởng chính sách vì họ đã có những ủng hộ, đóng góp lớn cho sự phát triển thành phố, hỗ trợ cho họ đảm bảo chỗ ở. Rất mong lãnh đạo thành phố quan tâm đến ý kiến này của cử tri Sơn Trà”- ông Nguyện nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ Kỳ họp, HĐND thành phố Đà Nẵng đã nghe thảo luận và bỏ phiếu thống nhất thông qua các tờ trình: Tờ trình số 78/TTr-UBND ngày 6.5.2022 về việc cam kết bố trí đủ vốn ngân sách địa phương tham gia thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14B (đoạn qua địa phận Đà Nẵng); Tờ trình số 54/TTr-UBND ngày 29.4.2022 của UBND thành phố về việc đề nghị xem xét, quyết định phân khu xây dựng Khu liên hợp thể dục, thể thao Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, tỉ lệ 1/2.000.

Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ
Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 19, diễn ra sáng 19.11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công
Chuyển động

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công

Sáng 19.11, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô.

Đoàn giám sát khảo sát khu vực nhà ăn của Cơ sở Cai nghiện ma tuý số 1
Chuyển động

Sớm thẩm định định mức, đơn giá dịch vụ cho cơ sở cai nghiện ma túy

Gửi kiến nghị đến Đoàn giám sát HĐND tỉnh Lào Cai về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh mong muốn, UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành chức năng sớm thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ sở cai nghiện ma túy. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp 2 cơ sở cai nghiện ma túy để bảo đảm điều kiện quản lý và tổ chức điều trị, cai nghiện.

Quang cảnh kỳ họp chuyên đề lần thứ 19 HĐND tỉnh Tuyên Quang
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Chiều ngày 14.11, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà chủ tọa kỳ họp.

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024
Hội đồng nhân dân

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Khóa X đã tổ chức Kỳ họp đột xuất lần thứ Mười để xem xét, giải quyết kịp thời những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt, là nội dung điều chỉnh vốn đầu tư công để bảo đảm chỉ tiêu giải ngân đề ra trong năm.