Khai mạc Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Khánh Hòa Khóa VII

Tổng sản phẩm trên địa bàn xếp thứ 2 cả nước

6 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023 và đạt nhiều kết quả tích cực trên từng lĩnh vực. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều duy trì mức tăng trưởng so với cùng kỳ. Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 12,7%, xếp thứ 2 cả nước; cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản trị và hành chính công cấp tỉnh có chuyển biến tích cực…

Đó là những kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm được UBND tỉnh báo cáo tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Khánh Hòa Khóa VII sáng nay, 12.7.

Kỳ họp được tổ chức dưới điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Mạnh Dũng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Xuân Trang.

Tổng sản phẩm trên địa bàn xếp thứ 2 cả nước -0
Chủ tọa điều hành kỳ họp

GRDPước tăng 12,7%, xếp thứ 2 cả nước

Báo cáo công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 tại kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hữu Hoàng cho biết: 6 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023 và đạt nhiều kết quả tích cực trên từng lĩnh vực.

Tổng sản phẩm trên địa bàn xếp thứ 2 cả nước -0
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Mạnh Dũng phát biểu khai mạc kỳ họp

Theo đó, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều duy trì mức tăng trưởng so với cùng kỳ như: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 12,7%, xếp thứ 2 cả nước; chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 46%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 62.585,4 tỷ đồng, tăng 15,2%; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 1.051,8 triệu USD, tăng 17%; doanh thu du lịch ước đạt 27.000 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần, với hơn 2,4 triệu lượt khách quốc tế, tăng 3,3 lần.

Phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 14, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Mạnh Dũng cho biết: Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Khánh Hòa sẽ xem xem xét, quyết định 18 báo cáo và 44 nghị quyết. Khối lượng công việc tại kỳ họp tương đối lớn, thời gian bố trí dành cho kỳ họp không dài, đòi hỏi các đại biểu tập trung nghiên cứu, tích cực tham gia ý kiến thảo luận để làm cơ sở cho việc quyết định đúng đắn nhất các nội dung thuộc thẩm quyền, góp phần cho thành công của kỳ họp. Tiếp tục tạo đà phát triển bền vững cho kinh tế- xã hội của tỉnh

Thu ngân sách nhà nước ước đạt 9.370,8 tỷ đồng, bằng 56,2% dự toán và tăng 23% cùng kỳ năm trước; trong đó thu nội địa là 7.600,8 tỷ đồng, đạt 52,1% dự toán và tăng 15,9% cùng kỳ năm trước; tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 32.899,2 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước.

Công tác lập quy hoạch tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. UBND tỉnh đã hoàn thành công tác lập và được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang đến năm 2040; có 4/19 quy hoạch phân khu tại Khu kinh tế Vân Phong đã được UBND tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền, các quy hoạch phân khu còn lại đang được chỉ đạo đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ theo kế hoạch đề ra.

Tổng sản phẩm trên địa bàn xếp thứ 2 cả nước -0
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hữu Hoàng báo cáo tại kỳ họp

Các đơn vị, địa phương đang tiếp tục khẩn trương lập quy hoạch vùng huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh, điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Cam Ranh, Diên Khánh, Ninh Hòa và ưu tiên lập các quy hoạch phân khu ở những khu vực gắn với các dự án trọng điểm, động lực phát triển của tỉnh.

Công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản trị và hành chính công cấp tỉnh có chuyển biến tích cực. Năm 2023, Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố cả nước, tăng 11 bậc so với năm 2022; Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh xếp thứ 8/61 tỉnh, thành phố, tăng 8 bậc so với năm 2022. Ngoài ra, UBND tỉnh đã tổ chức thành công Diễn đàn chính sách địa phương với các chuyên đề: “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực” và chuyên đề “Phát triển du lịch xanh và bền vững”.

Các chương trình văn hóa đặc sắc đã được tổ chức phục vụ người dân và du khách như: Chuỗi hoạt động chào mừng 100 năm xây dựng và phát triển thành phố Nha Trang và 15 năm Nha Trang được công nhận đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hòa; Liên hoan quốc tế nhạc Jazz lần thứ I - Nha Trang 2024; Liên hoan Du lịch biển Nha Trang năm 2024; Chương trình “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam”; Lễ hội Tháp Bà Ponagar, Lễ hội Cầu ngư, Lễ hội Am Chúa...

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Hữu Hoàng cũng thẳng thắn nhìn nhận: Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm chủ yếu do vướng công tác mắc giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư, nhất là đối với các dự án quan trọng quốc gia làm ảnh hưởng đến kết quả giải ngân chung của toàn tỉnh. Tiến độ triển khai các Chương trình MTQG còn chậm, nhất là các dự án hỗ trợ sản xuất, xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất. Công tác xác định giá đất để đền bù, giải phóng mặt bằng, thu tiền sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn.

Thu hút đầu tư tại khu kinh tế Vân Phong còn một số hạn chế, nhất là thu hút các dự án trọng điểm theo Nghị quyết số 55/2023/QH15 của Quốc hội do tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch phân khu tại khu kinh tế Vân Phong còn chậm so với kế hoạch đề ra.

Để duy trì đà tăng trưởng, phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024, UBND tỉnh đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tập trung thực hiện.

Chủ động, đồng hành, trách nhiệm

Báo cáo công tác 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Thường trực HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Xuân Trang cho biết: Thường trực HĐND tỉnh đã chủ động triển khai chương trình, kế hoạch nhiệm vụ công tác năm; kịp thời giải quyết các nội dung phát sinh hoặc những công việc đột xuất thuộc thẩm quyền. Thường trực HĐND tỉnh đã thực hiện hiệu quả việc điều hòa, phân công, phối hợp các Ban của HĐND tỉnh trong thẩm tra, giám sát chuyên đề; hoạt động giám sát được triển khai với nhiều hình thức.

Công tác chuẩn bị kỳ họp với tinh thần chủ động, linh hoạt, đồng hành, trách nhiệm, hiệu quả. Các nghị quyết được HĐND tỉnh ban hành đã thể chế hóa các quy định của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính ngân sách, đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia, góp phần tạo sự chủ động linh hoạt, khơi thông và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, tạo bước đột phá, góp phần hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề án an sinh, xã hội ở địa phương…

Tổng sản phẩm trên địa bàn xếp thứ 2 cả nước -0
Toàn cảnh kỳ họp

6 tháng cuối năm, Thường trực HĐND tỉnh Khánh Hoà sẽ tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm trên các mặt công tác, trọng tâm là tổ chức tốt các kỳ họp thường lệ, kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh; các Phiên họp của Thường trực HĐND tỉnh hàng tháng; tổ chức TXCT trước kỳ họp thường lệ vào cuối năm; giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Khóa VII; chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cao, giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; thực hiện tốt công tác giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND tỉnh; phối hợp và giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ, công việc phát sinh giữa 2 kỳ họp của HĐND tỉnh…

Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ
Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 19, diễn ra sáng 19.11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công
Chuyển động

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công

Sáng 19.11, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô.

Đoàn giám sát khảo sát khu vực nhà ăn của Cơ sở Cai nghiện ma tuý số 1
Chuyển động

Sớm thẩm định định mức, đơn giá dịch vụ cho cơ sở cai nghiện ma túy

Gửi kiến nghị đến Đoàn giám sát HĐND tỉnh Lào Cai về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh mong muốn, UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành chức năng sớm thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ sở cai nghiện ma túy. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp 2 cơ sở cai nghiện ma túy để bảo đảm điều kiện quản lý và tổ chức điều trị, cai nghiện.

Quang cảnh kỳ họp chuyên đề lần thứ 19 HĐND tỉnh Tuyên Quang
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Chiều ngày 14.11, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà chủ tọa kỳ họp.

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024
Hội đồng nhân dân

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Khóa X đã tổ chức Kỳ họp đột xuất lần thứ Mười để xem xét, giải quyết kịp thời những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt, là nội dung điều chỉnh vốn đầu tư công để bảo đảm chỉ tiêu giải ngân đề ra trong năm.