Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Chiều 24.2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.

Dự buổi làm việc có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo một số các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương; các chuyên gia, nhà kinh tế tại các viện nghiên cứu.

z6348929532836-b83c1d4e2fda5ef6dfae8b0ce56fb261.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận của các nhà khoa học, nhà kinh tế và đại diện của các bộ, ngành, phát biểu kết luận Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm cơ bản nhất trí với 10 giải pháp chiến lược mà Ban Chính sách, chiến lược Trung ương nêu; đánh giá cao ý kiến góp ý thẳng thắn, tâm huyết, hữu ích của các chuyên gia kinh tế, đại diện các bộ, ngành, giúp Đảng, Chính phủ đưa ra những quyết sách để đạt mục tiêu phát triển bền vững với mức 8% trở lên cho năm 2025 và hai con số cho những năm tiếp theo.

Tổng Bí thư gợi mở một số nội dung cụ thể để Ban Chính sách, chiến lược Trung ương và các bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế tiếp tục nghiên cứu; trong đó nhấn mạnh việc thúc đẩy phát triển kinh tế cả từ phía cung và phía cầu, đẩy mạnh tháo gỡ rào cản, nút thắt, “điểm nghẽn” để kinh tế phát triển, đặc biệt quan tâm kinh tế tư nhân.

11.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, để kinh tế - xã hội phát triển, điều quan nhất là làm sao huy động được mọi người dân tham gia lao động tạo ra của cải vật chất. Người người, nhà nhà đều hăng say làm việc, mọi thành phần kinh tế đều tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội thì tất yếu tăng trưởng kinh tế sẽ vượt lên. Do đó, chính sách, cơ chế thế nào để mọi thành phần kinh tế đều hưởng ứng tham gia là điều đặc biệt quan trọng.

Thúc đẩy cải cách từ phía cung, Tổng Bí thư cho rằng, cần tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, yêu cầu đưa môi trường đầu tư kinh doanh phấn đấu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; ít nhất 30% chi phí kinh doanh, đặc biệt là hải quan, chi phí tuân thủ quy định, chi phí không chính thức, bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết; phấn đấu trong vòng 2 - 3 năm môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong Top 3 của ASEAN.

Tổng Bí thư gợi mở cần mạnh dạn áp dụng khung pháp lý chuyên biệt. Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều điểm chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế số, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế, đặc biệt là công nghệ tài chính, trí tuệ nhân tạo (AI), kinh tế nền tảng, thương mại điện tử và đặc khu kinh tế; đề xuất khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát đối với các ngành công nghệ mới; đề xuất khung pháp lý riêng cho đặc khu kinh tế và công nghệ: cơ chế thuế đặc biệt ưu đãi; cơ chế đặc thù trong giải quyết các tranh chấp thương mại trong đặc khu.

z6348929532892-6aa640b9b5058384fa2731f01773a831.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Chính sách đất đai và bất động sản cần tăng tốc giao dịch bất động sản, thu hút vốn vào thị trường. Thúc đẩy đô thị trở thành động lực tăng trưởng của quốc gia với các giải pháp như: Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng cao và đồng bộ cho đô thị; xây dựng hệ thống bản đồ số quốc gia về quy hoạch và giá đất; thành lập "Quỹ nhà ở quốc gia" để phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Áp dụng chính sách tài chính mở cho các mô hình trung tâm tài chính quốc tế; tạo mô hình “Cảng miễn thuế” để đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics lớn; áp dụng "Cổng một cửa đầu tư quốc gia" nhằm hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng vào Việt Nam; thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; xử lý triệt để ô nhiễm không khí ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh…

Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần thực hiện chính sách thu hút nhân tài và chính sách đặc biệt đối với cán bộ, công chức đạt thành tích trong công việc và có cơ chế đưa ra khỏi bộ máy những người không đủ năng lực, phẩm chất. Cụ thể hóa hơn nữa chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó có cơ chế phân cấp, phân quyền. Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương. Bên cạnh đó, cần chú ý chính sách ứng phó với già hóa dân số.

vna-potal-tong-bi-thu-to-lam-chu-tri-buoi-lam-viec-voi-ban-chinh-sach-chien-luoc-trung-uong-stand-3.jpg
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang phát biểu. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế về phía cầu, Tổng Bí thư lưu ý, gia tăng đầu tư: Tăng đầu tư của Chính phủ cho hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược và nền tảng của quốc gia, cả về phương diện số lượng, chất lượng và tính đồng bộ; thúc đẩy đầu tư tư nhân thông qua việc kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch, an toàn, chi phí thấp, dễ tiếp cận vốn tín dụng. Thúc đẩy tiêu dùng nội địa, chỉ khi thúc đẩy được tiêu dùng nội địa mới giúp tăng trưởng GDP bền vững; gia tăng xuất khẩu ròng. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản chế biến, vốn có tỷ lệ giá trị gia tăng cao và do vậy đóng góp đắc lực cho tăng GDP, Tổng Bí thư cho rằng cần: Phát triển kinh tế nông nghiệp thay vì sản xuất nông nghiệp thuần túy; công nghiệp hóa nông nghiệp; điều chỉnh chính sách hạn điền để tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất; khuyến khích thí điểm các hình thức hợp tác mới trong nông nghiệp.

Về một số biện pháp cụ thể thúc đẩy tăng trưởng từ phía cầu, Tổng Bí thư chỉ rõ, cần thực hiện chính sách tài khóa mở rộng; chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng...

Liên quan đến quản lý đồng tiền kỹ thuật số, Tổng Bí thư nhấn mạnh, không để chậm chân, không để mất cơ hội, không tạo khoảng cách hoặc khu biệt với các hình thái tài chính mới cũng như những phương thức giao dịch hiện đại.

Chính trị

Công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với Ban Thường vụ các Tỉnh ủy, Thành ủy phía Nam
Chính trị

Công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với Ban Thường vụ các Tỉnh ủy, Thành ủy phía Nam

Chiều 24.2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, Trưởng Đoàn kiểm tra số 1915 của Bộ Chính trị đã chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố Quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thầy thuốc phải có kiến thức đầy đủ, đức hạnh vẹn tròn, hành vi mẫu mực

Chiều 24.2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 – 27.2.2025); thăm, chúc mừng, động viên đội ngũ y bác sĩ, thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Quân y và Bệnh viện Quân y 103. Cùng đi có: Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan.

Công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với các Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
Chính trị

Công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với các Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

Chiều 24.2, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Đoàn kiểm tra số 1917 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với các Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương
Chính trị

Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương

Ngày 24.2, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp thứ nhất năm 2025 để công bố Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo và Quy định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; cho ý kiến về kết quả công tác cải cách tư pháp thời gian qua, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2025, Chương trình công tác năm 2025 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo; đồng thời cho ý kiến về một số nội dung về rà soát, đánh giá pháp luật liên quan đến hình phạt tử hình và thi hành án tử hình.

Tạp chí Cộng sản ra mắt ấn phẩm đặc biệt “Khơi thông điểm nghẽn thể chế để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới”
Chính trị

Tạp chí Cộng sản ra mắt ấn phẩm đặc biệt “Khơi thông điểm nghẽn thể chế để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới”

Sáng 24.2, tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản đã tổ chức lễ ra mắt ấn phẩm đặc biệt “Khơi thông điểm nghẽn thể chế để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới” với sự chủ trì của Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Lê Hải Bình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiểm tra phải nêu bật kết quả, cũng như chỉ ra hạn chế và giải pháp khắc phục
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiểm tra phải nêu bật kết quả, cũng như chỉ ra hạn chế và giải pháp khắc phục

Chiều 23.2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng đoàn kiểm tra số 1908 đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phải tiên phong xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phải tiên phong xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu

Sáng 23.2, dự lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (27.1.1995 – 27.1.2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một biểu trưng của sự nỗ lực vượt bậc, đổi mới toàn diện và phát triển không ngừng của nền giáo dục đại học Việt Nam với nhiều thành tích xuất sắc, rất đáng tự hào.

Điện mừng nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh của Nhà vua Nhật Bản Naruhito
Chính trị

Điện mừng nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh của Nhà vua Nhật Bản Naruhito

Nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh của Nhà vua Nhật Bản Naruhito, ngày 23.2.2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện chúc mừng tới Nhà vua Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng tới Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện chúc mừng tới Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Nukaga Fukushiro và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu.

Điện mừng Quốc khánh lần thứ 41 của Brunei Darussalam
Chính trị

Điện mừng Quốc khánh lần thứ 41 của Brunei Darussalam

Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 41 của Brunei Darussalam (23.2.1984 – 23.2.2025), ngày 23.2, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng đến Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện chúc mừng đến Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Pehin Dato Abdul Rahman Taib.

Công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang
Chính trị

Công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang

Chiều 22.2, tại Hậu Giang, Đoàn kiểm tra số 1914 của Bộ Chính trị do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng làm trưởng đoàn đã công bố Quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang.

Cuộc họp Thủ tướng ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia
Chính trị

Cuộc họp Thủ tướng ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia

Chiều 22.2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhằm quán triệt các nội dung thỏa thuận tại Kết luận của Cuộc gặp giữa ba Người đứng đầu ba Đảng trước đó cùng ngày.

Tăng cường đoàn kết, gia tăng hiệu quả hợp tác, kết nối Việt Nam - Lào - Campuchia
Chính trị

Tăng cường đoàn kết, gia tăng hiệu quả hợp tác, kết nối Việt Nam - Lào - Campuchia

Ngày 22.2, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có Cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Hun Sen và Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Thiếu Sơn - một trí thức yêu nước, cách mạng - Ảnh tư liệu
Theo dòng sự kiện

Thiếu Sơn - một trí thức yêu nước, cách mạng

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thiếu Sơn là nhà văn, nhà báo lão thành, nhiều lần bị thực dân và tay sai bắt cầm tù, nhưng luôn luôn giữ vững tấm lòng son sắt với Tổ quốc và nhân dân. Cuộc đời ông là cuộc đời của một chiến sĩ, một trí thức yêu nước, cách mạng. Ông đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí đấu tranh cho độc lập dân tộc, cho hòa bình, thống nhất đất nước.