Thực hiện Mệnh lệnh 01 của Giám đốc Công an TP. Hà Nội : “mọi biện pháp được áp dụng để đảm bảo chỉ tiêu khi về đích”

Đây là chỉ đạo của Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc CATP tại Hội nghị giao ban đánh giá tiến độ thực hiện Mệnh lệnh 01 của Giám đốc CATP về tập trung chỉ đạo các biện pháp, giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu cấp CCCD, kích hoạt định danh điện tử cho toàn bộ công dân trên địa bàn thành phố diễn ra vào chiều ngày 23.6.2023.

Thực hiện Mệnh lệnh 01 của Giám đốc CATP từ ngày 10.5.2023 đến ngày 21.6.2023, toàn Thành phố đã thu nhận 104.012/134.329 hồ sơ cấp CCCD gắn chíp lần đầu, đạt tỷ lệ 77,4% (trong đó, đã thu nhận 82.729 hồ sơ cấp CCCD gắn chíp lần đầu đối với các trường hợp thường trú, tạm trú trên địa bàn; 21.283 trường hợp không thường trú, tạm trú trên địa bàn). 

Trong tuần, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội tiếp nhận tổng số 1.055 trường hợp đề nghị xóa trùng; 15 trường hợp điều chỉnh thông tin chủ hộ; 8 trường hợp lỗi đồng bộ; 196 trường hợp không tạo được biến động dân cư trên hệ thống. Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã hỗ trợ 986 trường hợp. Còn lại một số trường hợp vướng mắc đang được Cục tiếp tục xử lý. 

Thực hiện Mệnh lệnh 01 của Giám đốc Công an TP. Hà Nội : “mọi biện pháp được áp dụng để đảm bảo chỉ tiêu khi về đích” -0
Trung tá Nguyễn Thành Lâm, Trưởng Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, báo cáo tiến độ thực hiện Mệnh lệnh 01.

Về công tác thu nhận tài khoản định danh điện tử: Từ ngày 25.2.2022 đến ngày 22.6.2023, theo số liệu Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội thông báo toàn Thành phố Hà Nội đã thu nhận tài khoản định danh mức 1 và mức 2 là 4.889.842 trường hợp (đạt 78,6%); đã kích hoạt tài khoản định danh mức 1 và mức 2 là 3.661.436 trường hợp (đạt 58,9%).

Từ ngày 30.5.2022 đến ngày 21.6.2023, toàn Thành phố đã cập nhật 511.810 thẻ CCCD lên cổng thông tin của CATP, đã trả 507.443 thẻ CCCD cho công dân, còn tồn 4.367 thẻ CCCD chưa trả cho công dân.
Về công tác làm sạch dữ liệu toàn thành phố đã thực hiện rà soát cập nhật, bổ sung 950/1.779 trường hợp, đạt 53.4% trong đó không có CMND 9 số: 890 trường hợp, có CMND 9 số và đã cập nhật trên phân hệ chỉnh sửa thông tin dân cư: 49 trường hợp, có CMND 9 số và đã cập nhật trên phân hệ DC01 mở rộng: 11 trường hợp.

Trong tuần, đơn vị có chuyển biến tốt nhất là Đông Anh 175.386 trường hợp; Chương Mỹ kích hoạt 137.364 trường hợp; Thanh Oai kích hoạt 88.468 trường hợp. Đơn vị có chuyển biến chậm nhất là Phúc Thọ 94.616 trường hợp (tăng 8.487 trường hợp), Mỹ Đức 102.703 trường hợp (tăng 10.747 trường hợp).

Thực hiện Mệnh lệnh 01 của Giám đốc Công an TP. Hà Nội : “mọi biện pháp được áp dụng để đảm bảo chỉ tiêu khi về đích” -0
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc CATP, phát biểu chỉ đạo.

Công tác tuyên truyền được triển khai đồng bộ trên các phương tiện truyền thông, trong đó, tập trung vào các hội, nhóm trên mạng xã hội Facebook, Zalo của các quận, huyện, thị xã. Đoàn Thanh niên CATP phối hợp với Đoàn Thanh niên của 30 quận, huyện, thị xã đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn quản trị viên của Đoàn cấp huyện, Đoàn thanh niên cấp huyện, Đoàn cấp xã, Chi đoàn Công an cấp xã tổ chức duy trì vận hành, tương tác hằng ngày trên hệ thống 579 nhóm cộng đồng dân cư cấp xã trên mạng xã hội Facebook với 1.103.643 thành viên.

Có thể nói, Mệnh lệnh 01 của Giám đốc CATP đã tạo làn sóng thi đua mạnh mẽ trong toàn lực lượng. Quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, thử thách, song, lực lượng Cảnh sát khu vực, Công an xã, thị trấn đã vượt lên trên tất cả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 

Tại hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc CATP, đã yêu cầu Chỉ huy Công an một số đơn vị báo cáo về công tác kích hoạt định danh điện tử, hủy xác thực định danh điện tử, nhằm nắm bắt các khó khăn, vướng mắc cả chủ quan và khách quan. Trên cơ sở đó, CATP giao Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phối hợp, đề ra các biện pháp tháo gỡ, làm sao để đạt bằng được các chỉ tiêu quản lý cư trú với các địa bàn đã “về đích”, đến ngày 30/6/2023 sẽ hoàn thành chỉ tiêu.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc CATP, nhấn mạnh, đây là một mệnh lệnh mà toàn bộ lực lượng đã vận hành vào cuộc để thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra. Đạt được kết quả trên cho thấy sự quyết tâm cao, đồng lòng, nỗ lực của tất cả CBCS.

Để đảm bảo đúng tiến độ, đồng chí Phó Giám đốc yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị cần tiếp tục rà soát và củng cố hồ sơ, tài liệu chặt chẽ đối với các trường hợp công dân không thể thu nhận, khó thu nhận hồ sơ cấp CCCD gắn chip để phục vụ công tác phúc tra. Khẩn trương tập trung thực hiện triệt để nghiệp vụ cư trú, tạo biến động, cập nhật phần mềm Quản lý đối tượng đối với các trường hợp đã thu thập được đầy đủ tài liệu chứng minh. 

Công an cấp huyện, cấp xã phải thường xuyên đối sánh, rà soát số nhân khẩu tạm trú thực tế trên địa bàn với số nhân khẩu tạm trú đã cập nhật trên hệ thống dữ liệu dân cư để thực hiện biện pháp quản lý cư trú theo đúng Luật Cư trú. Chấn chỉnh tình trạng giải quyết đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú chậm, muộn trả kết quả của Công an cấp xã. 

Đối với các trường hợp vướng mắc, các đơn vị khẩn trương gửi báo cáo về CATP để được hướng dẫn giải quyết hoặc để tập hợp báo cáo Cục Cảnh sát QLHC về TTXH cho hướng giải quyết.

Các đơn vị đã hoàn thành chỉ tiêu cấp CCCD gắn chíp, tập trung cấp định danh điện tử và hướng dẫn công dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử để sớm hoàn thành chỉ tiêu. Đồng thời, chủ động theo dõi, rà soát giải quyết triệt để đối với các chỉ tiêu mới phát sinh, không để tồn đọng chỉ tiêu cấp CCCD gắn chíp và làm sạch dữ liệu dân cư.

Về mặt giải pháp, các đơn vị nên có những sáng tạo để giải quyết khó khăn vướng mắc về kinh phí, con người, khai thác huy động đối đa đoàn thanh niên, học sinh nhà trường, để hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra.

“Đối với chỉ tiêu làm sạch, các đơn vị thường xuyên rà soát, xử lý ngay những trường hợp mới phát sinh, những trường hợp còn tồn không thể thực hiện, phải tổng hợp báo cáo ngay về Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH để tập hợp báo cáo, tháo gỡ, nhất là những trường hợp vướng mắc do yếu tố kỹ thuật gây ra” - Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky nhấn mạnh.

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).