Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại tỉnh Hưng Yên

Trong chương trình công tác tại tỉnh Hưng Yên, sáng 7.7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ khánh thành dự án Xây dựng tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; Lễ khởi công dự án đường Tân Phúc - Võng Phan và thăm Khu Công nghiệp Thăng Long II ở thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Lễ khánh thành dự án đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Cùng dự có: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Đỗ Tiến Sỹ; Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và tỉnh Hưng Yên.

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu cắt băng thông xe dự án đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

* Tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình qua tỉnh Hưng Yên có chiều dài 23,83km; tổng mức đầu tư cả 2 giai đoạn là hơn 1.779 tỷ đồng. Tuyến đường có điểm đầu nối với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng tại xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ và điểm cuối tại xã Phương Chiểu, thành phố Hưng Yên sẽ nối với đoạn qua tỉnh Hà Nam để nối với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình tại Liêm Tuyền.

Tuyến đường có mặt cắt thông thường từ 21,5 - 22,5 mét, vận tốc xe 80km/h, được xây dựng nhằm nâng cao khả năng khai thác của hai tuyến cao tốc, đồng thời giảm áp lực giao thông qua Thủ đô Hà Nội.

Cùng với tuyến chính, Hưng Yên đang triển khai xây dựng đường bên, phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân; đồng thời thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuyến đường bên được thiết kế đường cấp II đồng bằng, tốc độ 80 km/giờ, tổng mức đầu tư 1.414 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 9.2024.

Dự án Tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và đường bên do Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường (Ninh Bình) trúng thầu thi công.

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khánh thành dự án đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng khi tuyến đường được khánh thành, đi vào khai thác; nhấn mạnh Hưng Yên có vị trí đặc biệt với nhiều địa danh gần Hà Nội. Trước đây do thiếu kết nối giao thông nên tuy gần, song Hưng Yên vẫn “xa” Hà Nội. Nhiều năm trước Thủ tướng đã từng góp ý Hưng Yên phải phát triển hệ thống giao thông kết nối với Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong vùng cùng cả nước, quốc tế để từ đó phát triển giàu mạnh lên.

Theo Thủ tướng, việc xây dựng tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình không chỉ thực hiện hiệu quả 1 trong 3 đột phá chiến lược mà Đảng, Nhà nước đã xác định, mà thể hiện sự đổi mới tư duy, tầm nhìn chiến lược của Hưng Yên. Tuyến đường có vai trò kết nối, rút ngắn khoảng cách giữa Hưng Yên với Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước; tạo không gian phát triển mới với các khu công nghiệp, dịch vụ, công nghiệp mới; giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp, góp phần phát triển nhanh, bền vững.

Cảm ơn Nhân dân đã nhường đất cho dự án và hoan nghênh, biểu dương các lực lượng thi công đã rút ngắn tiến độ 8 tháng so với dự kiến, Thủ tướng chỉ rõ, kết quả này một phần do Hưng Yên đã giải phóng mặt bằng nhanh; nhà thầu tổ chức thi công “3 ca, 4 kíp”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “vượt nắng, thắng mưa”.

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà các đơn vị thi công dự án đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Cho rằng, khánh thành tuyến đường mới là bước một, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Hưng Yên và các bộ, ngành, đơn vị tổ chức khai thác tuyến đường an toàn, hiệu quả; thường xuyên duy tu, bảo dưỡng duy trì hoạt động tốt của tuyến đường; hoàn thiện các nút giao, khai thác không gian phát triển mới do tuyến đường tạo ra; thu hút nhà đầu tư mới, đồng thời nghiên cứu nâng cấp tuyến đường lên thành đường bộ cao tốc, hoàn thành vào cuối năm 2025, góp phần phục vụ vận tải, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên và cả vùng.

* Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng dự lễ khởi công và tặng quà lực lượng thi công Tuyến đường Tân Phúc - Võng Phan có tổng chiều dài 29,2km, mức đầu tư 2.986,8 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương.

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu khởi công dự án đường Tân Phúc - Võng Phan. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Tuyến đường đi qua 14 xã thuộc 3 huyện Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ, được xem là "trục xương sống" thứ 3 của tỉnh này sau tuyến Quốc lộ 39 và đường nối 2 cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình. Thời gian thi công là 720 ngày.

Đường Tân Phúc – Võng Phan sẽ cắt qua đường nối Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội trên địa phận tỉnh Thái Bình với Quốc lộ 38B và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, giao cắt với Quốc lộ 38, với tuyến tránh Quốc lộ 38B và nối vào đường tỉnh 378.

Để triển khai dự án, Hưng Yên phải giải phóng mặt bằng với tổng diện tích 175ha. Hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng đã đạt hơn 89%, đảm bảo đủ điều kiện cho các đơn vị sau khi thi công có thể triển khai tiếp tục công việc phục vụ dự án.

Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, xây dựng tuyến đường Tân Phúc – Võng Phan là lựa chọn chiến lược của Hưng Yên, góp phần phá thế độc đạo cho 3 huyện nghèo nhất của tỉnh là Ân Thi, Tiên Lữ và Phù Cừ. Khi tuyến đường đi vào khai thác sẽ kết nối kinh tế các huyện này với các huyện trong tỉnh, vùng và cả nước; tạo không gian phát triển mới. Các huyện Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ dù đi sau sẽ về trước để cùng Hưng Yên, các tỉnh trong khu vực và cả nước phát triển nhanh, bền vững.

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khởi công dự án đường Tân Phúc - Võng Phan. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Hưng Yên, Ban Quản lý dự án, các nhà thầu thi công tiếp tục phối hợp tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng diện tích còn lại, trong đó khuyến khích di dân tái định cư tại chỗ, đảm bảo người dân có cuộc sống mới tốt hơn, ít nhất bằng ở nơi ở cũ, năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời xây dựng các hạ tầng liên quan đồng bộ, quy hoạch dân cư, khu vực sản xuất phù hợp, đảm bảo cảnh quan, môi trường dọc tuyến đường; tổ chức thi công tuyến đường “3 ca, 4 kíp”, “vượt nắng, thắng mưa”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật công trình; đảm bảo an toàn lao động, phòng chống tham nhũng tiêu cực…

Thủ tướng mong muốn, Nhân dân, doanh nghiệp chung tay cùng Đảng bộ, chính quyền các cấp của Hưng Yên tiếp tục giữ khí thế đổi mới, tạo đột phá trong phát triển hạ tầng chiến lược, với phương châm công trình sau tốt hơn công trình trước, phát triển quý sau cao hơn quý trước, năm sau cao hơn năm trước, vì sự phát triển của Hưng Yên và vì chính sự phát triển của doanh nghiệp, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.

* Sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu công nghiệp Thăng Long – được cho là khu công nghiệp lớn và hiện đại nhất của Hưng Yên hiện nay, được đầu tư bởi liên doanh có sự tham gia của Tập đoàn Sumitomo - Nhật Bản. Khu công nghiệp Thăng Long II có tổng diện tích hiện nay là hơn 525ha, tổng vốn đầu tư hơn 206 triệu USD.

Chú thích ảnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm dây chuyền sản xuất bản mạch của Công ty TNHH Mektec Manufacturing chuyên sản xuất bản mạch. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đến năm 2023, diện tích cho thuê của Khu công nghiệp Thăng Long II đạt gần 300ha; đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 70%. Với lợi thế thu hút các dự án đầu tư có vốn đầu tư Nhật Bản, hiện nay tại khu công nghiệp có hơn 100 dự án đầu tư đang hoạt động với tổng số vốn đã đăng ký là hơn 3,2 tỷ USD, phần lớn là các dự án có nhà đầu tư Nhật Bản.

Thăm Nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Mektec Manufacturing Corporation Việt Nam tại Khu công nghiệp Thăng Long II, Thủ tướng hoan nghênh, đánh giá cao tỉnh Hưng Yên và nhà đầu tư phát triển Khu công nghiệp theo hướng đa ngành, trong đó tập trung thu hút các ngành công nghệ cao như điện tử, cơ khí chính xác, phụ tùng ô tô, công nghiệp nhẹ, khí công nghiệp, dược phẩm, chế phẩm sinh học, kính quang học và các ngành công nghệ cao khác.

Kiểm tra nhà ăn và căng tin phục vụ công nhân của Nhà máy, Thủ tướng Chính phủ mong muốn công ty tiếp tục chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân; suất ăn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ, đồng thời có chính sách hỗ trợ giá, phục vụ công nhân để họ tái tạo sức lao động, yêu mến, gắn bó với đơn vị.

Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại

Tối 23.11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, TP. Bắc Ninh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia - Ảnh Doãn Tấn/TTXVN
Sự kiện nổi bật

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gặp Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia

Ngày 23.11, tại Đại sứ quán Việt Nam ở Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) tại Đại sứ quán Việt Nam nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA, qua đó hỗ trợ cũng như góp phần tháo gỡ những khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh tại Campuchia.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hóa chất

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) chiều nay, 23.11, có ý kiến đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển. Điều này sẽ góp phần làm rõ trách nhiệm pháp lý, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan và tăng cường an toàn trong vận chuyển hóa chất.

Biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 23.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường, khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thể chế hóa, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đồng thời, tạo môi trường và khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát với doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23.11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 - 23.11.2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Làm rõ định nghĩa về tài sản số
Thời sự Quốc hội

Làm rõ định nghĩa về tài sản số

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sáng nay, 23.11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đề nghị dự thảo Luật định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số và bổ sung quy định về quyền thừa kế tài sản số.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh

Sáng 23.11, thảo luận Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng các quy định tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh.

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp

Sáng nay, 23.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền thì phải gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp.