Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về Đề án một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại đồng bằng sông Cửu Long

Chiều 15.10, tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến 2030”. 

Đây là Đề án có ý nghĩa quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm gia tăng giá trị ngành hàng lúa gạo Việt Nam, nâng cao thu nhập và đời sống cho người nông dân, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Tham dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành và lãnh đạo 12 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.

Cam kết thực hiện bằng hiệu quả đong đếm được

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và biểu dương Bộ Nông nghiệp và Phát triển, các bộ, ngành và 12 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã có nhiều cố gắng trong triển khai Đề án. Thủ tướng khẳng định, ĐBSCL có nhiều lợi thế, tiềm năng về con người, truyền thống lịch sử văn hóa, đất đai, khí hậu, điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là ngành lúa gạo, thủy hải sản.

thu-tuong-chinh-phu-pham-minh-chinh-tai-hoi-nghi-2-5144.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu dự hội nghị

Thủ tướng nhấn mạnh: Khi nói đến các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn thì không thể không nói đến ĐBSCL. Đồng thời, ĐBSCL rất có cơ hội để phát triển, góp phần giữ gìn an ninh lương thực trên thế giới.

Thủ tướng nêu rõ, lúa gạo là ngành hàng có lợi thế của nước ta; sản xuất lúa gạo không chỉ có vai trò thiết yếu đối với bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định xã hội, mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng chục triệu hộ nông dân Việt Nam, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Chính vì thế, đây là Đề án hết sức ý nghĩa với người nông dân vùng ĐBSCL, với ngành hàng lúa gạo và với nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu an toàn trước thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, đưa mức phát thải ròng về "0" theo đúng cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Thủ tướng đề nghị các các bộ, ngành, địa phương phân công rõ trách nhiệm với phương châm "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ sản phẩm, rõ kết quả", đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá, tinh thần là "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm", đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, cân đong đo đếm được.

540.000 nông hộ tham gia Đề án

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, Bộ đã cùng 12 tỉnh, thành (trừ Bến Tre) rà soát vùng thực hiện Đề án, bảo đảm phù hợp với quy hoạch của tỉnh và vùng ĐBSCL; rà soát toàn bộ hiện trạng hạ tầng sản xuất vùng dự án, nhất là hạ tầng thủy lợi nhằm đáp ứng yêu cầu tưới tiêu chủ động, hạ tầng hỗ trợ vận chuyển, cơ giới hóa đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Bộ đã cùng các địa phương và Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế tổ chức triển khai 7 mô hình thí điểm trên địa bàn 5 tỉnh thành gồm: Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.

img-4147-2915.jpeg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị

Hiện 4/7 mô hình thí điểm vụ Hè - Thu năm 2024 đã báo cáo kết quả đạt rất tích cực, cụ thể: giảm chi phí 20-30% (giảm trên 50% lượng giống, giảm trên 30% lượng phân bón đạm, giảm 2-3 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm khoảng 30-40% lượng nước tưới); tăng năng suất 10% (năng suất trong mô hình đạt 6,3-6,6 tấn/ha so với đối chứng đạt 5,7-6 tấn/ha); tăng thu nhập cho nông dân thêm 20-25% (lợi nhuận tăng thêm từ 4-7,6 triệu đồng/ha so với đối chứng), giảm trung bình 5-6 tấn CO2 tương đương trên 1ha và tất cả sản lượng lúa thu hoạch đều được các doanh nghiệp đăng ký bao tiêu với giá mua cao hơn 200-300 đồng/kg thóc. Kết quả đạt được các mô hình thí điểm đã tạo khích lệ lớn cho các hộ nông dân và hợp tác xã tin tưởng và tiếp tục tích cực tham gia Đề án.

Bộ hiện đã thống nhất chủ trương với các địa phương tiếp tục nhân rộng các mô hình canh tác bền vững, giảm phát thải trên toàn bộ 12 tỉnh và áp dụng ngay trong vụ Thu - Đông 2024 và Đông - Xuân 2024 - 2025. Bộ cũng đã phối hợp với các địa phương rà soát hiện trạng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất lúa tham gia Đề án; tổng hợp nhu cầu đề xuất của các tỉnh và tìm kiếm nguồn lực để triển khai thực hiện nhiệm vụ đầu tư nâng cấp hạ tầng sản xuất tại 33 vùng sản xuất tập trung ở 12 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, bao gồm 88 huyện, 542 xã với diện tích khoảng hơn 800.000 ha và khoảng 540.000 hộ tham gia Đề án.

quang-canh-hoi-nghi-2991.jpg
Quang cảnh hội nghị

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL đã gửi đến Thủ tướng nhiều kiến nghị tâm huyết để thực hiện hiệu quả Đề án, như đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm triển khai các chính sách tín dụng phù hợp để doanh nghiệp triển khai liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác, với nông dân tạo thuận lợi trong áp dụng quy trình kỹ thuật (cơ giới hóa đồng bộ) trong sản xuất.

Điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ các đối tượng tham gia Đề án, các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp; các chính sách khác cho các hộ nông dân trồng lúa.

Hoàn thiện quy trình thực hiện chi trả tín chỉ carbon dựa vào kết quả cho vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp. Xây dựng quy trình canh tác, chương trình tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, hợp tác xã, nông dân.

5 định hướng và 11 giải pháp trọng tâm

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 5 vấn đề có tính định hướng và 11 giải pháp cụ thể để thực hiện Đề án, trong đó, Thủ tướng lưu ý, cần "thổi hồn" vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, bằng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

"Chúng ta phải yêu quý cây lúa như yêu sinh mạng của mình, yêu quý như những gì yêu quý nhất trong cuộc đời". Khẳng định điều này, Thủ tướng đề nghị cần huy động và đa dạng hóa nguồn lực, bao gồm nguồn lực trung ương, nguồn lực địa phương, nguồn vốn vay, nguồn lực xã hội hóa và sử dụng nguồn lực khoa học hiệu quả, xóa bỏ cơ chế xin - cho, bao cấp, xóa bỏ thủ tục rườm rà để nguồn lực đến tận địa phương, tận cơ sở, đến tận người dân. Phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trước hết phát huy tính tự lực, tự cường, huy động sức mạnh từ Nhân dân với cơ chế, chính sách phù hợp.

11 giải pháp trọng tâm Thủ tướng đề nghị thực hiện trong thời gian tới, gồm: Quy hoạch vùng nguyên liệu phải ổn định, lâu dài với nguyên tắc chất lượng cao phát thải thấp. Ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, phân khúc cao cho người tiêu dùng. Tạo cơ chế, chính sách ưu đãi thể chế phải ưu tiên.

Đồng thời, huy động nguồn vốn cho các đối tượng được hỗ trợ trong đề án. Lập quỹ phát triển tín chỉ carbon. Phát triển thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, kết nối thị trường thế giới. Xây dựng dự án cụ thể chống biến đổi khí hậu, chống sạt lở, bảo vệ diện tích canh tác cây lúa. Làm sao phát thải thấp, giảm khí metan, bán tín chỉ carbon.

Cùng với đó là phát triển các doanh nghiệp kết nối doanh nghiệp với địa phương và người trồng, phát triển nhiều sản phẩm lúa gạo. Tập hợp nông dân bằng nhiều hình thức khác nhau, tham gia hợp tác xã, liên minh hợp tác xã, phát huy tính tự lực, tự cường của người nông dân. Kêu gọi các tổ chức quốc tế tham gia Đề án. Các bộ, ngành, địa phương phải liên kết với nhau, liên kết với doanh nghiệp và các nhà khoa học, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà nước với tư nhân để phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện Đề án.

Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Quảng Trị
Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Quảng Trị

Chiều 15.10, trong chuyến công tác tại tỉnh Quảng Trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương đã tới đặt vòng hoa, dâng hương tại Khu di tích đặc biệt Thành cổ Quảng Trị; Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn; dâng hương, dâng hoa viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia đường 9 và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn.

Lan tỏa nội dung và phát huy giá trị Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước
Chính trị

Lan tỏa nội dung và phát huy giá trị Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước

Lời Toà soạn:Chiều nay, 15.10, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt Tủ sách điện tử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đại tướng Lương Cường dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Lễ ra mắt. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nông dân Việt Nam tự tin, tự lực, tự cường, góp phần đưa đất nước vào kỷ nguyên mới
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nông dân Việt Nam tự tin, tự lực, tự cường, góp phần đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Phát biểu tại lễ tôn vinh nông dân xuất sắc, hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, giai cấp nông dân Việt Nam tiếp tục tự tin, tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Sáng 14.10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức khai giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba).

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Trong chương trình Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm chính thức Việt Nam, chiều 13.10, tại Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.

CHỐNG LÃNG PHÍ
Sự kiện nổi bật

CHỐNG LÃNG PHÍ

Lời Toà soạn: Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với tiêu đề "Chống lãng phí".

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả

Ngày 12.10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì sự kiện Chào mừng ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 nhằm điểm lại thành tựu, ghi nhận kết quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng, người dân, doanh nghiệp.