Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 16.10, tại TP. Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án cao tốc đạt trên 99%

Qua 5 lần đi kiểm tra và làm việc trực tiếp với các bộ, ngành địa phương, các nhà thầu và đơn vị thi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nhiều lần họp và chỉ đạo giải quyết các vướng mắc. Hội nghị lần này được tổ chức để tiếp tục đánh giá tình hình triển khai các công việc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đảm bảo tiến độ thi công các công trình

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó Thủ tướng: Trần Hồng Hà, Hồ Đức Phớc chủ trì Hội nghị

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó Thủ tướng: Trần Hồng Hà, Hồ Đức Phớc chủ trì Hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, ĐBSCL có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, song có những điểm nghẽn, hạn chế, đặc biệt là về hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông. Những hạn chế về hạ tầng giao thông làm hạn chế việc tái cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại khu vực này.

Thủ tướng nhấn mạnh, thực hiện yêu cầu của Hội nghị Trung ương 10 và chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt, Chính phủ đang đề xuất sửa đổi các luật theo hướng "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", xóa bỏ cơ chế xin - cho, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó có việc triển khai các dự án hạ tầng giao thông lớn. Ngoài các dự án đường bộ, Thủ tướng cũng yêu cầu Hội nghị tiếp tục bàn các nhiệm vụ, giải pháp triển khai các dự án các sân bay, bến cảng… cho vùng ĐBSCL.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay, khu vực ĐBSCL đang triển khai 9 dự án giao thông quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông Vận tải với tổng vốn đầu tư khoảng 106.000 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị

Trong đó, 8/9 dự án đang tổ chức thi công. Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (vốn ODA Hàn Quốc) do Bộ Giao thông Vận tải làm cơ quan chủ quản đang hoàn thiện thủ tục và dự kiến khởi công đầu năm 2025.

Trong tổng số 8 dự án đang triển khai, 6 dự án có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025, gồm 4 dự án đường bộ cao tốc với tổng chiều dài 207 km thuộc kế hoạch thi đua hoàn thành 3.000 km và 2 dự án cầu, đường bộ.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm, công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án cao tốc đang triển khai đạt trên 99%, cơ bản đáp ứng tiến độ thi công. Để đảm bảo hoàn thành các dự án, các chủ đầu tư đã xây dựng kế hoạch chi tiết và quyết liệt chỉ đạo nhà thầu triển khai thực hiện, tuy nhiên, chỉ có dự án thành phần 1 thuộc Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đáp ứng tiến độ, các dự án thành phần còn lại đều chậm so với kế hoạch từ 4% đến 15%. Nguyên nhân chủ yếu do công suất khai thác, cung ứng nguồn vật liệu cát đắp cho các dự án chưa đáp ứng yêu cầu. Tiến độ giải ngân vốn năm 2024 của các dự án cơ bản đáp ứng yêu cầu (đạt từ 75%-98%), riêng dự án thành phần 3 và dự án thành phần 4 thuộc Dự án Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng còn thấp hơn so với mặt bằng chung.

Đến năm 2025, cả nước có 3.000km đường cao tốc được đưa vào sử dụng

Để có thể hoàn thành các dự án theo kế hoạch đề ra, vấn đề cốt lõi nhất hiện nay là phải đảm bảo nguồn vật liệu (cát đắp, cấp phối đá dăm). Tuy nhiên, hiện nay do công suất khai thác còn hạn chế nên chưa đáp ứng yêu cầu. Một trong những khó khăn, vướng mắc lớn nhất trong quá trình thực hiện các tuyến cao tốc hiện nay là việc triển khai thủ tục cấp phép khai thác mỏ chưa đáp ứng được tiến độ thi công các dự án. Nhiều mỏ tại tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng khi khảo sát, đánh giá chất lượng, trữ lượng không đáp ứng yêu cầu, phải tìm kiếm các mỏ khác thay thế ảnh hưởng đến tiến độ cấp mỏ.

Quang cảnh Hội nghị

Quang cảnh Hội nghị

Để đảm bảo tiến độ triển khai, hoàn thành các dự án, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị các địa phương còn vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng chỉ đạo các sở, ban, ngành, các cấp chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, di dời hệ thống điện cao thế để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án trong tháng 10.2024. Các cơ quan chủ quản quyết liệt chỉ đạo các chủ đầu tư, các nhà thầu: chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vật liệu cát để bù lại phần công suất đang thiếu hụt, đáp ứng tiến độ triển khai các dự án.

Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị các chủ đầu tư quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu tăng cường nhân lực, thiết bị, bổ sung các mũi thi công, bố trí đủ tài chính, tổ chức thi công 3 ca 4 kíp để bù lại tiến độ; tăng cường công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường; đẩy nhanh các thủ tục nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành; kiên quyết xử lý các nhà thầu chậm tiến độ; hoàn thành công tác giải ngân các dự án theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Báo cáo với Thủ tướng, đại diện lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL cho biết, vướng mắc lớn nhất vẫn là việc chậm, thiếu nguyên vật liệu. Các tỉnh chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đang quyết liệt hoàn thành để giao mặt bằng cho các đơn vị thi công. Việc cấp phép khai thác mỏ được các tỉnh ráo riết thực hiện các thủ tục, tuy nhiên các mỏ theo cơ chế đặc thù còn một số vướng mắc. Theo quy định Luật Đất đai 2024, phải có thủ tục thuê mặt đất, nước và phải có chủ trương đầu tư, có dự án, tuy nhiên khai thác mỏ theo cơ chế đặc thù không phải là kinh doanh nên không lập dự án được. Ở một số mỏ, lượng cát không đáp ứng cho công tác thi công, đồng thời trong quá trình khai thác, tỉnh nhận được phản ánh của người dân về các cảnh báo sạt lở, thậm chí có mỏ đã khai thác vượt công suất phải chờ đến năm 2025

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng đánh giá cao các ý kiến tâm huyết của các đại biểu đến từ các địa phương, bộ ngành, các chủ đầu tư, qua đó thống nhất được nhiều nội dung. Thủ tướng biểu dương tinh thần của cán bộ công nhân trên công trường, ghi nhận đánh giá cao các địa phương, các bộ, ngành, các doanh nghiệp, nhà thầu, các công ty tư vấn thiết kế góp phần làm thay đổi bộ mặt ĐBSCL và chia sẻ với người dân đã nhường đất, nhường mặt bằng, tích cực phục vụ công tác triển khai dự án.

Thủ tướng nhấn mạnh, qua 3 năm triển khai các dự án và từ cuộc họp lần trước đến nay, đã ghi nhận được 6 thành tựu quan trọng, đó là: biến không thể thành có thể, từ có ý tưởng mà có công trình đã hoàn thành; từ không có tiền đến có đủ tiền; từ cánh đồng lúa bát ngát đến cao tốc hiện đại để phát triển ĐBSCL; sự phát triển, lớn mạnh, trưởng thành của các nhà thầu, các đơn vị thi công và việc bố trí được nguồn vật liệu cho các công trình.

Thủ tướng chúc mừng các địa phương vùng ĐBSCL đã từng bước hình thành đồng bộ kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc đã và đang triển khai tạo ra không gian phát triển mới, tăng giá trị gia tăng của đất đai, người dân đi lại thuận tiện, giảm chi phí logistics, chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.

Với sự quyết liệt của trung ương và địa phương, ĐBSCL từ vùng trũng cao tốc nay đã có nhiều công trình to lớn từ đòi hỏi của trái tim, của Nhân dân. Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ đã phân cấp phân quyền tối đa cho các địa phương, địa phương bàn, địa phương quyết và chịu trách nhiệm và địa phương hưởng thụ. Trên tinh thần bàn làm không bàn lùi, không để kéo dài vì kéo dài là lãng phí, quyết tâm đến năm 2025 đồng bằng sẽ có 550km đường cao tốc đưa vào khai thác, cả nước phải hoàn thành 3.000km đường cao tốc, đến năm 2030 ĐBSCL có có 1.200km cao tốc hoàn thành.

Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, chưa chủ động trong việc triển khai cấp phép, giao mỏ vật liệu xây dựng thông thường, một số cơ quan quản lý địa phương chưa nghiên cứu sâu các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các quy định pháp luật, hiểu chưa hết, chưa đúng dẫn đến chưa chủ động thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân. Bộ Giao thông Vận tải, Văn phòng chính phủ ghi nhận để ra kết luận và tổ chức thực hiện.

Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Santo Domingo

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana, sáng 21.11, theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam dự lễ khánh thành tôn tạo và đặt vòng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Santo Dominigo.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình - Ảnh: Lâm Hiển
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Đầu giờ chiều nay, 21.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21 - 24.11.2024 theo lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP Chung Eui-yong.

Đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam-Dominicana sang giai đoạn phát triển mới
Sự kiện nổi bật

Đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam-Dominicana sang giai đoạn phát triển mới

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, chiều 20.11, theo giờ địa phương, tại Trụ sở Quốc hội Cộng hòa Dominicana, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc hội kiến lần lượt với Chủ tịch Thượng viện Ricardo de los Santos Polanco và Chủ tịch Hạ viện Alfredo Pacheco.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Thu Hà
Sự kiện nổi bật

Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới, đóng góp thực chất, hiệu quả vào các vấn đề chung của khu vực

Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung Eui-yong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21 - 24.11.2024. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại LÊ THU HÀ đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm đồng thời chia sẻ về đóng góp của Việt Nam cho nội dung của Hội nghị.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Armenia đầu tiên thăm chính thức Việt Nam - Ảnh: Lâm Hiển
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Armenia đầu tiên thăm chính thức Việt Nam

Chiều nay, 19.11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan thăm chính thức Việt Nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Armenia tới Việt Nam sau hơn 30 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. 

Họp báo "Giới thiệu Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024"
Sự kiện nổi bật

Họp báo "Giới thiệu Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024"

Sáng 19.11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Họp báo "Giới thiệu Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024", nhằm cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước về mục đích, ý nghĩa, chủ trương của Bộ Quốc phòng về việc tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.